Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của nền kinh tế và phục vụ sinh hoạt của người dân, hàng năm, Tổng công ty Phát điện 1 sản xuất ra một sản lượng lớn điện từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Cụ thể, sản lượng điện mà EVNGENCO1 sản xuất trong 03 năm gần đây như sau:
Hình 5: Sản lượng điện sản xuất của EVNGENCO1 năm 2018-2020
Nguồn: Báo cáo thường niên EVNGENCO1 năm 2020-2021.
Năm 2020, tổng sản lượng điện mà EVNGENCO1 sản xuất được là 36.838 triệu kWh, chiếm tỷ trọng 26,5% sản lượng điện sản xuất của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid- 19, Tổng Công ty phát điện 1 là đơn vị duy nhất đã hoàn thành kế hoạch sản lượng điện 6 tháng mùa khô, đạt 20.494 triệu kWh, bằng 100,4% kế hoạch EVN giao và bằng 105% so với cùng kỳ năm 2019.
Các tổ máy nhiệt điện vận hành an toàn, tin cậy với độ khả dụng cao, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đời sống nhân dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 EVNGENCO1 - 4
- Các Chế Tài Áp Dụng Khi Vi Phạm Hợp Đồng
- Thực Trạng Những Vấn Đề Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Và Thực Tiễn Thực Hiện Tại Tổng Công Ty Phát Điện 1
- Ví Dụ Về Lịch Giao Hàng Trong Hợp Đồng Than Nhập Khẩu
- Bảng Thống Kê Nhiệt Trị Của Các Lớp Than Của Một Số Tàu Than Năm 2020 Tại Ctnđ Duyên Hải
- Chưa Chú Trọng Đến Nghĩa Vụ “Thiện Chí” Khi Thực Hiện Hợp Đồng
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu than tại EVNGENCO1
2.3.1. Chiến lược mua than nhập khẩu của EVNGENCO1
Với tỷ trọng nhiệt điện đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nguồn điện, hàng năm, EVNGENCO1 phải nhập khẩu một lượng than lớn để phục vụ hoạt động sản xuất của các nhà máy nhiệt điện, bên cạnh nguồn than nội địa hiện đang ngày càng thiếu hụt.
Với mục tiêu đảm bảo ổn định nguồn cung và chất lượng than trong dài hạn (có dự phòng), Tổng công ty Phát điện 1 xây dựng chiến lược mua than nhập khẩu giai đoạn 2021-2025 hướng đến những trọng tâm chính như sau:
+ Định hướng mua 70% khối lượng than theo các hợp đồng trung/dài hạn và 30% khối lượng than theo các hợp đồng ngắn hạn;
+ Về nguồn than: Nhập khẩu từ tối thiểu 02 quốc gia trên thế giới để giảm thiểu rủi ro gián đoạn cấp than; Nghiên cứu giải pháp mua than nhập khẩu từ các thị trường khác ngoài Indonesia để đa dạng nguồn cấp, tránh lệ thuộc vào một quốc gia duy nhất;
+ Về hình thức nhập khẩu than: Nhập khẩu theo hình thức CIF [Cảng dỡ hàng]; Nghiên cứu, triển khai mua than thí điểm theo hình thức CFR [Điểm chuyển tải] để tiến tới hình thức nhập khẩu than theo hình thức FOB;
+ Về công tác lựa chọn nhà thầu: i) Đối với các gói thầu ngắn hạn: Thực hiện đấu thầu cạnh tranh có lựa chọn danh sách ngắn; ii) Đối với các gói thầu trung hạn/dài hạn: Thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phù hợp với quy mô mua sắm.
+ Về chính sách giá: Áp dụng đa dạng và linh hoạt phương thức giá và chỉ số giá (ICI/NewC/...)6 nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả Bên mua và Bên bán trên cơ sở đảm bảo được tính minh bạch, tính pháp lý khi áp dụng.
6 NewC là chỉ số giá than giao tại cảng Newcastle ở Australia do tổ chức Globalcoal công bố định kỳ trên trang https://www.globalcoal.com/[truy cập ngày 3/1/2022]
ICI là chỉ số giá than của Indonesia do tổ chức Argus công bố định kỳ trên trang https://direct.argusmedia.com/ [truy cập ngày 3/1/2022]
2.3.2. Quy trình mua than nhập khẩu tại EVNGENCO1
Công tác nhập khẩu than tại Tổng công ty phát điện 1 được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu và Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 126/QĐ-EVN ngày 26/7/2017.
Cụ thể, EVNGENCO1 đã ban hành Quy trình mua than nhập khẩu chi tiết tại Quyết định số 2624/QĐ-EVNGENCO1 ngày 07/09/2018, bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Lập kế hoạch mua than nhập khẩu:
EVNGENCO1 tổ chức lập kế hoạch mua than nhập khẩu trung hạn, dài hạn cho các NMNĐ và trình người có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch mua than trung hạn, dài hạn, hàng năm, căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ than nhập khẩu của các NMNĐ, EVNGENCO1 sẽ lập kế hoạch mua than ngắn hạn để tổ chức mua than nhập khẩu cho các nhà máy.
+ Bước 2: Lập dự toán mua than nhập khẩu:
Trên cơ sở kế hoạch mua than nhập khẩu dài hạn/trung hạn/ngắn hạn được duyệt, EVNGENCO1 tổ chức lập và trình phê duyệt dự toán chi phí mua than nhập khẩu để làm căn cứ xác định chi phí mua sắm.
+ Bước 3: Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
Căn cứ vào kế hoạch mua than nhập khẩu và dự toán chi phí mua than nhập khẩu đã được duyệt, EVNGENCO1 tổ chức lập Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) đáp ứng các yêu cầu chung về mua than nhập khẩu và trình người có thẩm quyền phê duyệt. Quy trình chi tiết xây dựng KHLCNT mua than như Phụ lục 1 đính kèm.
+ Bước 4: Tổ chức lựa chọn nhà thầu mua than nhập khẩu:
i) Đối với các gói thầu mua than ngắn hạn7: EVNGENCO1 áp dụng hình thức Đấu thầu cạnh trạnh có lựa chọn danh sách ngắn; Quy trình sơ tuyển lựa chọn Danh sách ngắn các nhà thầu chi tiết như Phụ lục 2 đính kèm.
7 Mua than ngắn hạn: là mua than nhập khẩu theo các hợp đồng ngắn hạn (thời gian thực hiện hợp đồng không quá 12 tháng và khối lượng mua sắm ≤ 1.000.000 tấn).
Sau khi đã lựa chọn được danh sách ngắn các nhà thầu cấp than nhập khẩu, khi có nhu cầu mua sắm, EVNGENCO1 sẽ tổ chức chào giá trên cơ sở danh sách ngắn đã được phê duyệt và ký kết hợp đồng. Quy trình chào giá và ký kết hợp đồng chi tiết như Phụ lục 3 đính kèm.
ii) Đối với gói thầu mua than trung hạn8/dài hạn9: EVNGENCO1 áp dụng hình thức Đấu thầu rộng rãi quốc tế. Quy trình mua than nhập khẩu theo hình thức Đấu thầu rộng rãi quốc tế được áp dụng theo Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam và theo quy định của Luật Đấu thầu cùng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2.3.3. Tình hình nhập khẩu than của EVNGENCO1 đến nay
Từ năm 2016 đến nay, Tổng Công ty đã ký kết và thực hiện 23 hợp đồng mua than nhập khẩu, tổng khối lượng than nhập khẩu đã tiếp nhận khoảng 17 triệu tấn than. Khối lượng than nhập khẩu có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2016-2020 và hiện tại duy trì ổn định ở mức 6,5 triệu tấn/năm, đảm bảo đủ cho nhu cầu vận hành của các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải (TTĐL Duyên Hải).
Do thông số kỹ thuật của than sử dụng cho các NMNĐ của EVNGENCO1 đặc biệt phù hợp với than của Indonesia nên phần lớn khối lượng than nhập khẩu được cấp cho EVNGENCO1 từ năm 2016 đến nay có nguồn gốc từ Indonesia (chiếm 98,5%). Nguồn than từ Indonesia có lợi thế về khoảng cách vận chuyển tới Việt Nam ngắn, tuyến đường vận chuyển tương đối ổn định (thời gian vận chuyển trung bình từ Indonesia về Việt Nam là khoảng 4,5 – 5 ngày).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng than nhập khẩu, thường xuyên xảy ra các tranh chấp giữa bên mua và bên bán, dẫn đến hậu quả là nhiều hợp đồng vẫn chưa hoàn thành công tác quyết toán, một số hợp đồng phải đưa ra Trọng tài để giải quyết tranh chấp.
8 Mua than trung hạn: là mua than nhập khẩu theo các hợp đồng trung hạn (thời gian thực hiện hợp đồng từ trên 12 tháng đến 36 tháng và khối lượng mua sắm từ 500.000 tấn/năm đến 1.500.000 tấn/năm).
9 Mua than dài hạn: là mua than nhập khẩu theo các hợp đồng dài hạn (thời gian thực hiện hợp đồng từ trên 36 tháng đến 60 tháng và khối lượng mua sắm từ 500.000 tấn/năm đến 1.500.000 tấn/năm).
EVNGENCO1 mua than nhập khẩu để phục vụ vận hành các NMNĐ của EVNGENCO1 tại Trung tâm điện lực Duyên Hải. Do đặc điểm cảng dỡ than tại TTĐL Duyên Hải (cảng Duyên Hải) có độ sâu không thể tiếp nhận tàu lớn từ 30 nghìn tấn trở lên, nên than nhập khẩu sẽ được bên bán vận chuyển trên các tàu mẹ từ cảng xếp hàng ở nước ngoài đến cảng chuyển tải ở miền Nam Việt Nam, sau đó được dỡ sang các tàu con (sau đây gọi là tàu chuyển tải) để vận chuyển tiếp đến cảng Duyên Hải và giao cho bên mua. Các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng chủ yếu phát sinh trong khâu chuyển tải.
2.3. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1
Hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, được ký kết bởi Bên Mua là người đại diện hợp pháp của EVNGENCO1 và Bên Bán là các đối tác có trụ sở kinh doanh tại các nước như Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Thuỵ Sỹ, HongKong,… Hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 được thiết kế bởi một đơn vị Tư vấn luật do EVNGENCO1 thuê, dựa trên hợp đồng mẫu Scota của tổ chức GlobalCoal10 nên tương đối hoàn chỉnh về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hợp đồng than nhập khẩu tại EVNGENCO1, vẫn có nhiều tranh chấp thường xuyên xảy ra xoay quanh một số vấn đề cơ bản gắn với tình hình thực tiễn của các nhà máy điện, khiến cho quá trình quyết toán hợp đồng bị kéo dài. Nhiều tranh chấp đã và đang được đưa ra xét xử bởi Trọng tài do các bên không đạt được sự thống nhất về phương án giải quyết. Một số vấn đề pháp lý nổi bật trong hợp đồng than của EVNGENCO1 như sau:
2.3.1. Đối tượng của hợp đồng
Như đã đề cập ở phần trên, pháp luật của các nước có những quy định khác nhau về hàng hóa được phép giao dịch, mua bán. Do vậy, đối với hợp đồng nhập khẩu than, cần đảm bảo rằng mặt hàng than được pháp luật của Việt Nam cho phép nhập khẩu và pháp luật của nước xuất khẩu cho phép xuất khẩu. Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu của Việt Nam được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật
10 GlobalCoal là một tổ chức quốc tế chuyên cung cấp nền tảng giao dịch than trực tuyến, các thông tin về thị trường than cũng như dự báo giá than. Tuy cập tại website: https://www.globalcoal.com/about/about.cfm[truy cập ngày 3/1/2022].
quản lý ngoại thương. Theo đó, mặt hàng than không thuộc đối tượng hàng hóa bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, EVNGENCO1 cần phải tìm hiểu pháp luật của nước xuất khẩu than để xem mặt hàng than có thuộc đối tượng hàng hóa đang bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu hay không. Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu than nhiều nhất từ Indonesia do đặc tính của than Indonesia rất phù hợp với các dự án nhiệt điện than mới của Việt Nam ở miền Trung và miền Nam11. Mặt hàng than không thuộc đối tượng hàng hóa cấm xuất khẩu tại Indonesia, tuy nhiên, Chính phủ nước này có quy định về nghĩa vụ cấp than nội địa, nghĩa là các doanh nghiệp kinh doanh than tại Indonesia chỉ được phép xuất khẩu than sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ cấp than cho thị trường nội địa ở một tỷ lệ nhất định, chẳng hạn 20%. Các doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ cấp than nội địa sẽ không được phép xuất khẩu than ra thị trường nước ngoài. Điển hình là vừa qua, Bộ Tài Nguyên và Khoáng sản Indonesia đã công bố danh sách 34 doanh nghiệp kinh doanh, khai thác than bị cấm xuất khẩu do vi phạm quy định về tỷ lệ bán than nội địa khi không hoàn thành nghĩa vụ cung cấp than theo hợp đồng cho một số công ty nhà nước trong 7 tháng đầu năm 202112. Do đó, trong quá trình thực hiện, EVNGENCO1 cần đặc biệt lưu ý để không ký kết hợp đồng với 34 doanh nghiệp này cho đến khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ.
2.3.2. Vấn đề về thẩm quyền ký kết hợp đồng
Thực tế, trong quá trình ký kết hợp đồng than nhập khẩu, đôi khi EVNGENCO1 gặp khó khăn trong việc xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng của Bên Bán. Chẳng hạn trường hợp người ký hợp đồng là người đại diện có tên trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Bên Bán, khi đó, theo luật Việt Nam thì người này sẽ là người đại diện hợp pháp để ký kết các hợp đồng của công ty. Tuy nhiên, cách xác định này lại không đúng trong một số trường hợp giấy chứng nhận doanh nghiệp của Bên Bán ghi tên của nhiều người đại diện… Khi đó, tuỳ thuộc vào quy định nội bộ hoặc Điều lệ của bên bán mà thẩm quyền ký kết hợp đồng có thể là một cá nhân, hoặc có thể là đồng thời hai hay nhiều cá nhân có tên trên giấy đăng ký
11 Tạp chí năng lượng Việt Nam, Chiến lược quốc gia về nhập khẩu than cho điện của Việt Nam, https://nangluongvietnam.vn/chien-luoc-quoc-gia-ve-nhap-khau-than-cho-dien-cua-viet-nam-24430.html, đăng ngày 18/5/2020 [truy cập ngày 3/1/2022]
12 Bộ Công thương Việt Nam, 34 doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than của Indonesia bị cấm xuất khẩu, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thong-bao/34-doanh-nghiep-khai-thac-kinh-doanh-than-cua-indonesia-bi-cam- xuat-khau.html, đăng ngày 15/8/2021 [truy cập ngày 3/1/2022].
kinh doanh của doanh nghiệp, tức là chữ ký của một cá nhân là chưa đủ hiệu lực mà phải có đồng thời hai hoặc nhiều chữ ký của một số cá nhân có tên trên giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì mới đủ hiệu lực theo quy định trong điều lệ hoặc quy định nội bộ của công ty.
2.3.3. Vấn đề về Luật áp dụng
Điều 31 Hợp đồng than nhập khẩu của EVNGENCO1 quy định Luật áp dụng như sau: “31. Gorvening Law: This Agreement, and any non-contractual obligations arising out of, or in connection with, this Agreement, will be governed by, and construed in accordance with, the laws of S.R. Vietnam”.
Tạm dịch: “31. Luật áp dụng: Hợp đồng này và mọi nghĩa vụ ngoài hợp đồng phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ chịu sự điều chỉnh và được hiểu theo luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Do đó, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ các hợp đồng sẽ căn cứ theo luật của Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Ngoài ra, hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 cũng sẽ bị điều chỉnh bởi các Công ước/ Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên, và các quy tắc thương mại quốc tế/ tập quán quốc tế được quy định trong hợp đồng. Cụ thể:
- CISG: Như đã phân tích ở trên, theo Điều 1.1(a) CISG thì Công ước CISG sẽ áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau và các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước. Đối với các hợp đồng mua than nhập khẩu của EVNGENCO1, bên bán thường là các nhà thầu đến từ Singapore, Hàn Quốc và Indonesia… Các quốc gia này đều là thành viên của CISG (trừ Indonesia). Do đó, trong hầu hết các trường hợp, hợp đồng than nhập khẩu của EVNGENCO1 đều thuộc đối tượng điều chỉnh của CISG. Kể cả khi bên bán có trụ sở tại Indonesia là quốc gia chưa phải là thành viên của CISG thì CISG vẫn điều chỉnh hợp đồng than của EVNGENCO1 như đã phân tích ở Chương 2, do hai bên đã thoả thuận áp dụng Luật Việt Nam trong hợp đồng mà Việt Nam lại là thành viên của CISG.
- Các điều khoản thương mại quốc tế 2010 (Incoterms 2010): Theo Điều 4.1. “Giao hàng” trong hợp đồng than nhập khẩu của EVNGENCO1, các bên thỏa thuận
áp dụng điều kiện CIF tại cảng dỡ hàng (Cảng Duyên Hải) theo Incoterms 2010: “4.1. Delivery: Coal will be delivered by the Supplier to the Purchaser in Cargoes CIF Discharge Port in accordance with Incoterms 2010 unless otherwise specified in this Agreement.” Do đó, hợp đồng than nhập khẩu của EVNGENCO1 cũng sẽ được điều chỉnh bởi Incoterms 2010.
Vấn đề về điều khoản luật áp dụng trong hợp đồng than nhập khẩu của EVNGENCO1 là không có nội dung nào nói rằng CISG sẽ không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng (điều khoản loại trừ CISG). Do đó, khi xảy ra tranh chấp, không thể loại trừ khả năng các cơ quan xét xử sẽ xem xét tới quyền và nghĩa vụ của các bên theo Công ước CISG. Vì vậy, nếu EVNGENCO1 không muốn hợp đồng hợp đồng than của mình bị xét xử theo CISG trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì cần phải quy định rõ rại Điều 31 của hợp đồng rằng CISG sẽ không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng.
2.3.4. Vấn đề về lịch giao hàng
Đối với hợp đồng nhập khẩu than, việc giao hàng phụ thuộc vào tốc độ bốc dỡ than tại cảng xếp và quá trình vận chuyển bằng đường biển cũng có nhiều rủi ro. Vì vậy, các bên thường quy định một thời hạn giao hàng, thường được gọi là “Arrival Window”, là khoảng thời gian mà tàu phải có mặt tại cảng dỡ để sẵn sàng dỡ hàng, khoảng thời gian này có thể là 05 đến 10 ngày tuỳ thuộc vào kích cỡ tàu và thoả thuận của các bên. Nếu tàu về cảng dỡ trong thời hạn “Arrival Window” đó thì được coi là đáp ứng về thời hạn giao hàng. Thông thường, thời hạn giao hàng trong hợp đồng than nhập khẩu có thể được điều chỉnh phù hợp với thực tế tuỳ theo thoả thuận của hai bên. Tuy nhiên, quy định “mở” như vậy cũng sẽ dễ dẫn đến tranh chấp khi các bên không thống nhất được lịch giao hàng điều chỉnh.
Theo các Hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1, nghĩa vụ giao hàng theo lịch được thỏa thuận tại Điều 7.5 Delivery Schedule (Lịch giao hàng) và Điều 12 Scheduling and Shipping (Lập lịch và vận chuyển) như sau:
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng theo đúng lịch như được nêu cụ thể tại Phụ lục 12 – Lịch giao hàng. Trong đó, bao gồm: