Một Số Quy Định Chuyên Ngành Điều Chỉnh Hoạt Động M&a

2.3.2.6. Một số quy định chuyên ngành điều chỉnh hoạt động M&A

Để đảm bảo bình ổn nền kinh tế, ngoài những quy định chung áp dụng cho các doanh nghiệp tham gia M&A, pháp luật có những quy định riêng cho một số ngành nghề đặc thù cần sự điều tiết đặc biệt của nhà nước. Đó là trong lĩnh vực kinh doanh tín dụng ngân hàng, ngoài những quy định về tỷ lệ các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ khi các tổ chức tín dụng tiến hành các thương vụ M&A(chia, tách, sáp nhập, giải thể) phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước. Đối với công ty chứng khoán khi tiến hành M&A phải có sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nước. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khi tiến hành M&A cần phải có ý kiến chấp thuận của Bộ tài chính.

Quy định về M&A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam

Đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước(NHNN) đã xây dựng và tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại(NHTM) nhằm thay thế cho Quy chế 241 về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam, được ban hành kèm theo Quyết định 241/1998 vào tháng 7-1998. Bởi quy chế này chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng cổ phần, đã có nhiều bất cập và hoàn toàn không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động ngân hàng trong và ngoài nước hiện nay.

Bảng 4: M&A trong giao dich ngân hàng


STT

Ngân hàng nước ngoài đầu

Ngân hàng trong nước

Tỷ lệ

1

HSBC

Techcombank

20%

2

Standard Chartered

ACB

15%

3

OCBC

VPBank

15%

4

ANZ

Sacombank

10%

5

Deutsche Bank

Habubank

20%

6

BNP Paribas

Orient Commercial Bank

(Phương Đông)

10%

7

UOB

Sounthern Bank(Phương

Nam)

10%

8

May Bank

ABBank( An Bình)

15%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam - 10


Tại Việt Nam, những cuộc M&A ngân hàng diễn ra vào các năm 1998, 1999, 2001, 2003 với việc nhiều NHTM cổ phần nông thôn với quy mô vốn nhỏ sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở hành lang pháp lý là Quyết định 241. Từ năm 2005 trở lại đây, hoạt động M&A các ngân hàng trong nước đã ít đi, tuy nhiên với tư cách là một hình thức M&A, hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để trở thành cổ đông chiến lược đã diễn ra mạnh mẽ, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO với hàng loạt các cam kết về mở rộng thị trường tài chính, ngân hàng. Đối với hoạt động, đầu tư, mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2007/NĐ- CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 07/2007 hướng dẫn. Chỉ

trong một thời gian ngắn, hàng loạt các nhà đầu tư chiến lược đã mua và nâng tỷ lệ sở hữu tại các NHTM Việt Nam, như chỉ ra ở trên[3].

So với Quyết định 241 trước đây, dự thảo lần này có kế thừa trên cơ sở tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản về sáp nhập, hợp nhất khác, theo đó dự thảo đưa ra hai khái niệm sáp nhập, hợp nhất, đồng thời bỏ khái niệm mua lại tổ chức tín dụng theo quy định tại Quyết định 241. Điều này góp phần đảm bảo hoạt động M&A ngân hàng không chỉ tuân thủ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà còn bám sát và tuân thủ Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh.

Một trong những nội dung khá mới lần này là việc dự thảo đưa ra phạm vi, đối tượng các tổ chức tín dụng được M&A khá rộng, không còn bó hẹp chỉ đối với các tổ chức tín dụng cổ phần như Quyết định 241. Dự thảo đã đưa vào quy định đối tượng điều chỉnh bao gồm 4 đối tượng mới tổ chức tín dụng nhà nước, hợp tác, liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.

Về hình thức M&A, đê bảo đảm quyền tự chủ phát triển kinh doanh của ngân hàng và đồng thời phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống, dự thảo đã đư ra hai hình thức M&A là tự nguyện và chỉ định. Đối với hính thức M&A chỉ định, hoạt động của các tổ chức tín dụng có tính nhạy cảm cao và lây lan rất nhanh, một tổ chức tín dụng đổ vỡ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống. Do vậy một tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng nói riêng và đến an ninh kinh tế - xã hội nói chung mà không tự nguyện thực hiện sáp nhập, hợp nhất thì cần phải thực hiện theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước[3]. Trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước khi thực hiện. dự thảo quy định nếu một tổ chức tín dụng không đảm bảo được mức vốn pháp định theo quy định hiện hành, hoặc hoạt động yếu kém, hoặc bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc

biệt không thực hiện đươc theo hình thức tự nguyện sáp nhập hoặc hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc NHNN. Đối với hình thức tự nguyện, đây là quyền của chủ sở hữu tổ chức tín dụng phù hợp với ý chí, chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển của họ.

Một trong những quy định mới quan trọng trong dự thảo cũng được nhiều nhà quản trị, quản lý ngân hàng quan tâm là những quy định tại Điều 6 của dự thảo[3]. Để phòng ngừa cũng được nhiều nhà quản trị, quản lý ngân hàng quan tâm để phòng ngừa, hạn chế giao dịch bất hợp pháp do thông tin nội gián do những cá nhân, tổ chức có tham gia quản trị, điều hành ngân hàng. Điều 6 dự thảo quy định khá chặt chẽ theo đó trong thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất không được phép mua vào hoặc bán các phần vốn góp tại các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập và hợp nhất.

Tại các Điều 9, 10, 13, 15 của dự thảo đều có yêu cầu: “ Lấy ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan”. Do vậy, cần phải có them một điều quy định rõ trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, ngành hữu quan, đặc biệt là sự phối hợp toàn diện giữa các cơ quan trong mạng an toàn tài chính quốc gia gồm NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi. Nếu như vậy thì Thông tư này nên được nâng tầm lên thành Thông tư liên bộ hữu quan.

Thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp bắt đầu từ ngày tổ chức tín dụng trình NHNN chấp thuận nguyên tắc việc M&A và kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày bố cáo về việc M&A. Nếu kế hoạch sắp xếp bị từ chối, thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp là bất khả kháng, tổ chức tín dụng phải báo cáo Thống đốc NHNN xem xét quyết định trước khi thực hiện.

Nhìn chung ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm đối với nên kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng nên các hoạt động M&A diễn ra trong lĩnh vực này thu hút sự quan tâm của cả chính phủ cũng như cộng đồng tài chính đầu tư. Chính phủ Mỹ và châu Âu đã phải ra tay cứu nhiều ngân hàng tránh đổ vỡ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một số quốc gia khác đã sử dụng rất hiệu quả hai công cụ là Ngân hàng Bắc cầu(Bridge Bank) và Công ty Quản lý tài sản quốc gia(NAMC). Chỉ khi thực hiện M&A bằng 2 công cụ này thì hoạt động M&A của ngành ngân hàng mới thực sự phù hợp với kinh tế thị trường theo các chuẩn mực quốc tế. Nếu không có sự hiện diện của 2 công cụ này, hoạt động M&A ngân hàng chỉ có thể dừng lại theo cách làm cũ, thời gian kéo dài, hiệu quả thấp và đặc biết là có thể sẽ phải sử dụng nhiều tiền từ Ngân sách Nhà nước. Do vậy cần đề cập tới hai công cụ này trong thông tư.

Nhìn chung dự thảo thông tư đã đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của thực tiễn hoạt động ngân hàng và sẽ là hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian sắp tới.

Quy định về M&A đối với doanh nghiệp nhà nước

Sự phát triển vượt bậc và xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới khiến hình thức kinh doanh do nhà nước là chủ sở hữu không phát huy được sức mạnh đồng thòi không tạo được sự linh hoạt và năng động trong cách quản lý và điều hành. Để phù hợp với xu thế chung, hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa, hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động này cũng khá đầy đủ và chi tiết với đấy đủ các quy định về chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp.

Như vậy, nhìn chung pháp luật Việt Nam đã có những quy định cơ bản nhất điều chỉnh hoạt động M&A, tuy nhiên hoạt động này còn khá mới mẻ, nhiều biến động và ngày càng xuất hiện những tình huống mới cần có những

quy định pháp luật điều chỉnh một cách chi tiết và đồng bộ hoạt động này. Một số ví dụ gần đây như trường hợp hai công ty Sông Đà 6.04( mã S64) và Sông Đà 6.06(SSS) sáp nhập với công ty mẹ là Sông Đà 6 hoặc trường hợp công ty con PDVI sáp nhập vào công ty mẹ là PDV. Đây là những doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán và hiện tại pháp luật vẫn “bỏ ngỏ” nhiều hướng dẫn cụ thể.

Một ví dụ khác đó là hoạt động M&A đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo khoản 4, điều 56, Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đầu tư theo hình thức mua lại chỉ áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể “ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư(GCNĐT) theo quy định tại Nghị định này, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo thủ tục đăng ký kinh doanh(ĐKKD). Mỗi doanh nghiệp chỉ có một Giấy chứng nhận ĐKKD nhưng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có thể có nhiều Giấy phép đầu tư tương ứng với từng dự án. Nhà đầu tư mua lại Doanh nghiệp sẽ phải gắn với thủ tục ĐKKD chứ không mua bán dự án”, vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện việc đầu tư này như thế nào trên thực tế? Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại số cổ phần/phần vốn góp nhỏ hơn 49%, họ sẽ nhận được Giấy chứng nhận đầu tư cho phần đầu tư của họ, nhưng không thể gọi “ đồng thời là Giấy đăng ký kinh doanh” vì họ không tạo ra một doanh nghiệp mới.

Tại thời điểm giữa năm 2009, Bộ kế hoạch và Đầu tư vẫn đang trong quá trình soạn thảo một Nghị định về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Nghị định này sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài mua lại doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp trong nước mua lại cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị định sẽ thống nhất

một số quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hướng dẫn cụ thể về thủ tục.

Nhu cầu bán doanh nghiệp trên thực tế đang tăng rất mạnh ở nước ta theo chiều hướng doanh nghiệp nước ngoài mua lại doanh nghiệp trong nước. Và bắt đầu xuất hiện nhu cầu mua cổ phần doanh nghiệp nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước. Trong tương lại M&A cũng có thể sẽ là phương thức chủ yếu thu hút đầu tư nước ngoài, giúp nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện cũng như nâng cao chất lượng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đồng thông qua hình thức này sẽ cơ cấu lại hệ thống các doanh nghiệp trong nước theo chiều hướng ngày càng phát triển hơn.

Các thủ tục pháp lý khi thực hiện M&A

Các thủ tục pháp lý liên quan đến đăng ký kinh doanh

Thủ tục chia/tách doanh nghiệp được quy định tại Điều 150 và 151 Luật doanh nghiệp, theo đí Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty, Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua quyết định chia/tách công ty. Quyết định chia/tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tiên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia; tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần , trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định. Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị , Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Hồ sơ tiến hành chia/tách doanh nghiệp bao gồm:

Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo loại hình của các công ty được chia;

Quyết định bằng văn bản về việc chia/tách công ty của Công ty bị chia; của Hội đồng thành viên Công ty đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và của Đạo hội đồng cổ đông với Công ty cổ phần;

Biên bản hộp về việc chia/tách công ty: của Hội đồng thành viên Công ty đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty cổ phần;

Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) Giấy chứng nhận ĐKKD của Công ty.

Thủ tục tiến hành hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp theo các Điều 152 và 153 của Luật Doanh nghiệp quy định các công ty bị hợp nhất hoặc sáp nhập chuẩn bị hợp đồng hợp nhất/sáp nhập. Hợp đồng hợp nhất/sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bọ hợp nhất/sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất/sáp nhập; thủ tục và điều kiện hợp nhất/sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất/sáp nhập. Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của các công ty bị hợp nhất/sáp nhập thông qua hợp đồng, điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất/sáp nhập và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hợp đồng hợp nhất/sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.

Hồ sơ tiến hành hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp: Trường hợp hợp nhất một số công ty cùng loại thành một công ty mới, ngoài giấy tờ đăng ký công ty mới, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có hợp đồng hợp nhất/sáp nhập công

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí