Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------


NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN


TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU - HÒA BÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 4 BẢN: BẢN LÁC, BẢN POM COỌNG, BẢN VĂN, BẢN NHÓT)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)


Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa - xã hội của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình và các giải pháp phát triển Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------


NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN


TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU - HÒA BÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 4 BẢN: BẢN LÁC, BẢN POM COỌNG, BẢN VĂN, BẢN NHÓT)


CHUYÊN NGÀNH : DU LỊCH HỌC MÃ SỐ :


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH TRUNG KIÊN


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VĂN HOÁ-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU - HOÀ BÌNH 9

1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hoà Bình và huyện Mai Châu 9

1.1.1.Tỉnh Hoà Bình 9

1.1.2. Huyện Mai Châu 11

1.2. Sơ lược lịch sử, văn hoá-xã hội của người Thái ở Mai Châu 14

1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành người Thái Việt Nam và người Thái

ở Mai Châu - Hoà Bình 14

1.2.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển văn hoá-xã hội của người Thái ở Mai Châu 19

1.2.3. Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế của người Thái ở Mai Châu 20

Chương 2. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ-XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU- HOÀ BÌNH 22

2.1. Văn hoá-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai Châu 22

2.1.1. Nhà cửa 22

2.1.2. Trang phục 24

2.1.3. Ẩm thực 27

2.1.4. Văn hóa ứng xử của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình 30

2.1.5. Phong tục 33

2.1.6. Lễ hội 36

2.1.7. Văn học, nghệ thuật 39

2.2. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu- Hoà Bình 42

2.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Hoà Bình 42

2.2.2. Sự hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình 44

2.2.3. Hoạt động kinh doanh du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình 46

2.3. Tác động của du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hoà Bình 52

2.3.1. Tác động đến xây dựng, trang trí nhà cửa 53

2.3.2. Tác động đến trang phục 69

2.3.3. Tác động đến ẩm thực 84

2.3.4. Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội 90

2.3.5. Tác động đến văn hóa-nghệ thuật 94

2.3.6. Tác động đến cơ cấu kinh tế, phân công lao động 101

2.3.7. Tác động đến ngôn ngữ 104

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA-XÃ HỘI

TỐT ĐẸP TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI THÁI Ở MAI CHÂU-HÒA BÌNH 108

3.1. Hiện trạng, tiềm năng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu - Hòa Bình 108

3.2. Phương hướng phát triển du lịch của người Thái ở Mai Châu

- Hòa Bình 110

3.3. Mục tiêu của các giải pháp phát triển du lịch bền vững nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống của người Thái ở Mai

Châu-Hòa Bình 112

3.4. Các giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiện đại nhằm bảo

tồn bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống 114

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ 129


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Trong các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta, các vùng dân tộc đã có rất nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hóa-xã hội. Một trong các yếu tố quyết định đến sự tiến bộ của kinh tế, văn hóa-xã hội ở các vùng miền núi là sự thay đổi cơ cấu trong phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển có thể bắt nguồn từ sự thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển du lịch.v.v., trong đó du lịch là một trong lợi thế mà các vùng cao đã và đang khai thác triệt để. Ngành du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều địa phương trên miền núi: Sa Pa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), thị xã Điện Biên (Điện Biên), Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), Tháp Chàm (Ninh Thuận), Buôn Đôn, Lắc (Đắc Lắc), Bà Đen (Tây Ninh).v.v.

Du lịch phát triển, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có đời sống văn hóa-xã hội. Đời sống văn hóa-xã hội được cải thiện, nhưng các văn hóa ngoại lai cũng sẽ tác động đến các bản, làng các vùng dân tộc. Ngôn ngữ, quan hệ con người với con người trong gia đình, trong từng bản, con người với con người giữa các bản cũng có sự thay đổi. Sự thay đổi đó còn ảnh hưởng đến các sản phẩm của các làng nghề truyền thống, các lễ hội, các điệu múa, trang phục, văn hóa, nghệ thuật .v.v.

Sự tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội ở các địa phương là không tránh khỏi, nhưng một trong yếu tố sống còn để phát triển du lịch là phải giữ gìn được giá trị văn hóa-xã hội truyền thống tốt đẹp, các bản sắc, sắc thái văn hóa riêng. Chính vì vậy, để phát triển du lịch bền vững và đạt hiệu quả cao, một trong những yêu cầu bức thiết của các nhà quản lý và kinh doanh là phải biết được các tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội


của địa phương-trước mắt cũng như lâu dài, từ đó có các giải pháp phát triển du lịch một cách bền vững và đạt hiệu quả cao.

Từ các yêu cầu của thực tiễn và lý luận trên, tôi đã chọn đề tài:


Tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình và các giải pháp phát triển (Nghiên cứu trường hợp 4 bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót).

Du lịch mới được phát triển mạnh ở Mai Châu-Hòa Bình hơn thập kỷ gần đây (1993-2007) nhưng đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân vùng này, đặc biệt đối với dân tộc Thái-chiếm đại đa số dân số ở Mai Châu-Hòa Bình.

Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần thêm vào sự hiểu biết về thực trạng phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình, các tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của đồng bào Thái tại Mai Châu-Hòa Bình; từ đó đề xuất một số giải pháp để du lịch phát triển nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững và hiệu quả cao.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Luận văn đề cập đến các vấn đề chính sau: văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; sự phát triển của du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình; các giải pháp phát triển du lịch tại các bản người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.

Về vấn đề văn hóa-xã hội của người Thái, các học giả trên thế giới cũng như trong nước quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Các tài liệu về văn hóa-xã hội của người Thái nói chung và người Thái ở Hòa Bình nói riêng có thể tìm thấy ở các nguồn tài liệu:

- Thư tịch biên soạn dưới các triều đại phong kiến khác nhau.


- Các công trình nghiên cứu, sưu tầm được biên soạn dưới góc độ văn hóa học và du lịch.

- Luận án tiến sĩ và luận văn tốt nghiệp ngành Dân tộc học, ngành Du lịch, ngành Văn hóa.

- Một số tạp chí thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và văn hóa nghệ thuật, tạp chí Dân tộc học, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tạp chí Văn hóa dân gian, các tạp chí ngành Du lịch…

Ngay từ năm 1964, đã có tư liệu của Lã Văn Lô tìm hiểu về chế độ xã hội vùng Tày, Nùng, Thái dưới thời Pháp thuộc. Tiếp sau đó là của một số tác giả như Đặng Nghiêm Vạn (1965, 1977), Đặng Thái Hoàng-Cầm Trọng (1980), Đức Văn Hoa (1984).v.v. Đặc biệt trong thập kỷ chín mươi đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa-xã hội của người Thái, được tập hợp trong Chương trình Thái học Việt Nam (1998).

Về văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình có một công trình của nhiều tác giả: Đặng Nghiêm Vạn, Hà Trọng Sinh, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Hữu Thức, Hà Sủm, Đặng Văn Tu, Nguyễn Dấn, Kha Tiến, Lò Cao Nhum (1988). Các tác giả đã đề cập đến khá nhiều vấn đề về văn hóa- xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác của Nguyễn Hữu Thước (1988), Lâm Bá Hộ (1992).v.v.

Những tài liệu trên là căn cứ quan trọng để chúng tôi hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, vấn đề tác động của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình hầu như chưa được nghiên cứu. Vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. Các vấn đề của luận văn như sự hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình, ảnh hưởng của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, được thu thập chủ yếu qua các đợt thực địa, tìm hiểu thực tế và các số liệu ở các bản


người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình, ở các cơ quan quản lý về kinh tế, du lịch, kế hoạch và đầu tư của huyện Mai Châu và tỉnh Hòa Bình.

3. Mục đích và yêu cầu của đề tài


Luận văn được thực hiện với các mục đích và yêu cầu chính sau:


- Tìm hiểu và nắm bắt được lịch sử hình thành và phát triển văn hóa-xã hội của người Thái Mai Châu-Hòa Bình trước khi du lịch phát triển;

- Tìm hiểu và nắm bắt được quá trình hình thành và phát triển du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình nói chung và ở bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nhót nói riêng. Xu hướng phát triển của du lịch ở Mai Châu-Hòa Bình trong tương lai.

- Tìm hiểu và nắm bắt được các ảnh hưởng của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình. Các tác động của du lịch có thể ảnh hưởng đến đời sống văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trong tương lai;

- Nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững và hiệu quả ở Mai Châu-Hòa Bình mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa-xã hội truyền thống tốt đẹp của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là văn hóa-xã hội của người Thái ở Mai Châu-Hòa Bình trước và sau khi có du lịch phát triển, ảnh hưởng của du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội của họ trước kia, hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành tìm hiểu về quan điểm phát triển du lịch, định hướng qui hoạch, đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và của Mai Châu-Hòa Bình nói riêng để dự đoán được diễn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023