Mối Liên Hệ Giữa Các Biện Pháp‌


Như vậy, biện pháp xây dựng văn hoá chất lượng Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM có tính cần thiết và khả thi cao. Mối tương quan giữa tính cần thiết và khả thi là tương quan thuận và tương quan chặt chẽ với nhau.

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp‌

Thông qua xây dựng cơ sở lí luận và xác định thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM, 05 biện pháp đã được đề xuất, trong đó có 04 biện pháp tác động trực tiếp vào QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM gồm (1) Xây dựng hệ thống chỉ báo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM; (2) Hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM; (3) Phổ biến, tập huấn vận hành hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM; (4) Xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM và 01 biện pháp tác động vào yếu tố ảnh hưởng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM là (5) Xây dựng VHCL theo tiếp cận TQM. Xét theo vòng tròn Deming (PDCA) thì biện pháp (1) và biện pháp (2) là bước lập kế hoạch (Plan); biện pháp 3 thuộc là bước thực hiện (Do); biện pháp 4 là bước kiểm tra và cải tiến (Check và Action). Biện pháp 1 là nền tảng cho biện pháp 2, 3, 4. Biện pháp 2 hiện thực hoá hệ thống chỉ báo ở biện pháp 1. Biện pháp 3 nhằm phổ biến hệ thống chỉ báo ở biện pháp 1 và hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn ở biện pháp 2 đến mọi đối tượng khách hàng, giúp cho đội ngũ vận hành hiểu rõ hệ thống và giúp cho đội ngũ thụ hưỡng biết mình cần phải làm gì để có thể thụ hưỡng sản phẩm tốt nhất. Biện pháp 4 giúp cho các nhà quản lí cũng như toàn bộ các đối tượng khách hàng giám sát, đánh giá toàn bộ hệ thống và hoạt động vận hành hệ thống có đạt chất lượng hay không, có sai sót gì hay không cũng như có những thông tin cần thiết cho việc đánh giá và cải tiến cả hệ thống QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM. Biện pháp 5 là môi trường, cũng là điều kiện để trường thiết lập thành công hệ thống quản lí theo tiếp cận TQM. VHCL cũng là nền tảng cho QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.


Ngoài ra, kiểm định Pearson (r) cho thấy mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM cũng có tương quan thuận và chặt chẽ với nhau (phụ lục 8).


Kết luận chương 3‌

Trên cơ sở lí luận về QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM được đề xuất ở chương 1 và xác định thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM ở chương 2, 05 biện pháp quản lí đã được đề xuất, trong đó có 04 biện pháp tác động trực tiếp đến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM gồm: (BP1) Xây dựng hệ thống chỉ báo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM; (BP2) Hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM; (BP3) Phổ biến, tập huấn cho các đối tượng khách hàng liên quan vận hành hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM; (BP4) Xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM và 01 biện pháp tác động đến yếu tố tác động QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM là (BP5) Xây dựng VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM. Các biện pháp đề xuất vừa có tính cần thiết, vừa có tính khả thi cao. Giữa tính cần tính và tính khả thi của các biện pháp có tính tương quan thuận và chặt chẽ. Đồng thời, mức độ cần thiết của các biện pháp; mức độ khả thi của các biện pháp cũng có tương quan thuận và chặt chẽ. Điều này, chứng tỏ các biện pháp đã đề xuất là phù hợp, đáp ứng yêu cầu QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 18

QLĐT theo tiếp cận TQM nói chung và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM nói riêng đang là xu thế mới trong nghiên cứu QLĐT của các nhà nghiên cứu về khoa học giáo dục và được thể hiện trong chính sách QLĐT đại học của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước bàn về vấn đề mô hình đào tạo, đào tạo, QLĐT GVTHPT nói chung và QLĐT GVTHPT theo các tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM. QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM được đề xuất quản lí 11 yếu tố của ĐT GVTHPT gồm các yếu tố đầu vào (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng; (2) Quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT; (3) Quá trình tuyển sinh; (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đào tạo; (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu phục vụ đào tạo; (6) Quá trình chuẩn bị tài chính phục vụ đào tạo; các yếu tố quá trình gồm

(7) Quá trình giảng dạy của giảng viên; (8) Quá trình học của sinh viên; (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên và các yếu tố đầu ra gồm (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp; (11) Sinh viên tốt nghiệp. Thực hành PDCA trong quản lí 11 yếu tố này gồm 6 hoạt động: (P1) Xác định hệ thống chỉ báo; (P2) Xây dựng quy định, quy trình, kế hoạch; (D1) Bồi dưỡng nhân sự thực hiện; (D2) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện; (C) Giám sát, đo lường, đánh giá; (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo.

Thông qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu và nghiên cứu sản phẩm hoạt động QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM cho thấy nhà trường đã có những thành tựu nhất định trong việc QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM bằng phương pháp thực hành PDCA trong quản lí được thực hiện thường xuyên đối với các yếu tố như (2) Quản lí quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR, CTĐT; (3) Quản lí quá trình tuyển sinh; (8) Quản lí quá trình học của sinh viên; (9) Quản lí quá trình thực tập sư phạm; (10) Quản lí quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp. Trong đó thực hành PDCA trong quản lí yếu tố (3) Quản lí quá


trình tuyển sinh đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, việc thực hành PDCA còn chưa đồng đều, thường xuyên và chưa mang tính hệ thống. Đánh giá chung theo từng hoạt động của vòng tròn PDCA thì chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến. Ngoài ra, các yếu tố tác động (1) Xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng, (2) Lãnh đạo và chiến lược, (3) VHCL nhà trường được đánh giá vừa cản trở, vừa thúc đẩy, chưa đáp ứng được điều kiện của một tổ chức áp dụng thành công TQM.

Từ lí thuyết được đề xuất ở chương 1 và thực trạng được xác định ở chương 2, 05 biện pháp quản lí đã được đề xuất gồm (BP1) Xây dựng hệ thống chỉ báo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM; (BP2) Hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM; (BP3) Phổ biến, tập huấn cho các đối tượng khách hàng liên quan vận hành hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM; (BP4) Xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM; (BP5) Xây dựng VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM. Các biện pháp này có tính cần thiết và khả thi cao; có mối tương quan thuận và chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ là khởi đầu, mang tính hệ thống, chung chung, chưa cụ thể nội dung hệ thống chỉ báo cho các yếu tố, chưa thiết lập được hệ thống quy trình chi tiết cho từng quá trình, chưa đề xuất được nội dung sử dụng từng công cụ thống kê để kiểm soát chất lượng như thế nào cũng như chưa đề xuất được nội dung cụ thể của từng công cụ giám sát QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.

2. Khuyến nghị

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng và ban hành các chế độ, chính sách về đãi ngộ và đào tạo GVTHPT cũng như xác định cơ chế tuyển sinh phù hợp với đặc thù cho ĐT GVTHPT để giúp các trường đào tạo GVTHPT thu hút nhân tài.

Rà soát tổng thể đội ngũ GVTHPT về cả chất lượng và số lượng để có định hướng tốt cho quá trình tuyển sinh, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng GVTHPT.


Đối với Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức, chỉ đạo rà soát sứ mạng, tầm nhìn, xác định mục tiêu chất lượng và kế hoạch chiến lược, trong đó xác định rõ tiếp cận TQM trong QLĐT GVTHPT là mục tiêu quan trọng của nhà trường nhằm huy động mọi cá nhân, tập thể trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao chất lượng, vị thế của trường ĐHSP THCM.

Sớm triển khai và hoàn thiện xây dựng hệ thống quản lí chất lượng bên trong nhà trường theo tiếp cận TQM.

Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí đã đề xuất trong luận văn để cải tiến QLĐT GVTHPT của nhà trường.

Đối với Trưởng các đơn vị quản lí đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở các biện pháp đã được đề xuất, Trưởng các đơn vị QLĐT nghiên cứu xây dựng nội dung chi tiết của hệ thống chỉ báo, hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn cụ thể cho từng yếu tố trong QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM. Đồng thời cần thiết lập và vận hành hệ thống giám sát chất lượng bằng cách sử dụng các công cụ kiểm soát chất lượng của TQM như đã đề cập ở chương 3.

Đối với giảng viên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ động, tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động cá nhân tham gia với vai trò mỗi người là một phần tử chất lượng trong hệ thống chất lượng chung của Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM.

3. Định hướng nghiên cứu tiếp theo

Kết quả nghiên cứu đề tài chỉ là bước đánh giá tổng quan ban đầu về thực trạng và các biện pháp được đề xuất mang tinh tổng quát, hệ thống cho QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM. Trên cơ sở này, những nghiên cứu sâu tiếp theo cần được thực hiện như:

(1) Nghiên cứu xây dựng nội dung chi tiết cho từng chỉ báo cho 11 yếu tố QLĐT mà đề tài đã đề xuất phù hợp với định hướng quản lí chất lượng của nhà trường là tiếp cận chuẩn đánh giá chất lượng quốc gia và quốc tế;


(2) Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn thực hiện. Các quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn cần được xây dựng trên các văn bản pháp lí do cơ quan quản lí cấp trên ban hành và theo tiếp cận TQM;

(3) Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá QLĐT GVTHPT dựa trên các công cụ kiểm soát chất lượng của TQM;

(4) Xây dựng VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM là một nội dung mới, mang tính hệ thống và chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy, cần có nhiều đề tài nghiên cứu tiếp theo để có thể xây dựng thành công VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Barber, M., Mourshed, M., & Company, M. (2007). How the World's Best- Performing School Systems Come Out on Top. http://lst-iiep.iiep-unesco.org/cgi-bin/wwwi32.exe/[in=epidoc1.in]/?t2000=025763/(100).

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Hà Nội.

Borko, H., & Putnam, R. T. (1995). Expanding a teacher’s knowledge base: A cognitive psychological perspective on professional development. Professional development in education: New paradigms and practices, 35-65.

Bùi Hiền, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Văn Giao, & Nguyễn Hữu Quỳnh. (2013). Từ điển giáo dục học, . Hà Nội: Nxb Từ điển Bách khoa.

Bùi Minh Hiền, & Nguyễn Vũ Bích Hiền. (2015). Quản lí và lãnh đạo nhà trường.

Hà Nội: Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

Bùi Văn Hùng. (2017). Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn đầu ra ở trường Đại học Vinh. (Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành Quản lí Giáo dục), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Burnham, J. W. (1997). Managing quality in Schools. London: Tottenham Court Road.

Cao Văn Tiến. (2010). Các mô hình đào tạo GV THPT. Tạp chí Giáo dục, 252. Charantimath, P. M. (2011). Total Quality Management (2nd ed.). India: Pearson. Chính phủ. (2014). Điều lệ trường đại học. Hà Nội.‌‌

Cochran-Smith, M., & Lytle, S. L. (2001). Beyond certainty: Taking an inquiry stance on practice. Teachers caught in the action: Professional development that matters, 45-58.

Creswell, J. W. (2012). Educational Research: Planning, Conducting, and Evaluating Quantitative and Qualitative Research (4th ed.). Boston: Pearson Education.

Đặng Việt Xô. (2016). Quản lí đào tạo ở Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể (TQM). (Luận án tiến sĩ

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí