Đối Với Các Cơ Sở Giáo Dục Đại Học, Hội Tâm Lý Học

1.4. Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, tác giả càng thấm thía mục tiêu nhân văn mà trường đã đề ra. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, hệ thống các biện pháp được sử dụng trong công tác này cần thiết thực, phù hợp với từng đối tượng cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

1.5. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 6 biện pháp chủ yếu trong quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của CBQL, GV, phụ huynh và HS đối với hoạt động TVTL trong nhà trường.

Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch TVTL cho HS nhà trường cụ thể. Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa nội dung và hình thức TVTL cho HS THCS. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ

TVTL cho cán bộ tư vấn, giáo viên nhà trường.

Biện pháp 5: Chỉ đạo xây dựng các tiêu chí kiểm tra - đánh giá hoạt động TVTL cho HS trong các trường THCS.

Biện pháp 6: Hợp tác với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động TVTL cho HS.

Qua kiểm chứng và trưng cầu ý kiến cho thấy 6 biện pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao, có thể áp dụng vào công tác quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Trên cơ sở nhận thức sự cần thiết của tâm lý học đường đối với HS phổ thông trong tình hình nền kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập, Bộ Giáo dục Đào tạo cần có kiến nghị với nhà nước để có cơ chế chính sách cấp đủ kinh phí và nguồn nhân lực cho công tác TVTL học đường phát triển từng bước ở mỗi địa phương.

Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, quy chế, quy định chức năng, nhiệm vụ, nội dung của hoạt động TVTL học đường ở trường phổ thông. Bổ sung những quy định và hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm và chế độ của cán bộ tư vấn, giáo viên khi thực hiện hoạt động tư vấn cho HS.

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 14

2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Kim Bảng

Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động TVTL học đường cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ TVTL học đường cho cán bộ tư vấn, GVCN, cán bộ quản lý nhà trường theo cụm trường định kỳ kèm theo cơ chế động viên, khen thưởng đối với các trường làm tốt hoạt động trên.

2.3. Đối với các trường THCS

Hiệu trưởng nhà trường bằng cơ chế tự chủ, tự quyết và tìm ra cách để phát triển được tâm lý học đường trong trường học của mình hoặc phối kết hợp mỗi cụm trường bằng chính sự tự nguyện đóng góp của HS và CMHS, xây dựng văn phòng tư vấn tâm lý trong nhà trường để tự phục vụ mình.

2.4. Đối với các cơ sở giáo dục Đại học, hội tâm lý học

Các khoa tâm lý thuộc trường Đại học, Học viện phải lãnh trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực với đầy đủ tri thức, kỹ năng đáp ứng được nhu cầu phát triển tâm lý học đường.

Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam và các tỉnh thành phải trở thành một hiệp hội nghề nghiệp đủ mạnh để tập hợp các nhà Tâm lý học đường tham gia quá trình đào tạo các nhà tâm lý trẻ, xây dựng một đội ngũ các nhà Tâm lý học đường nòng cốt, đủ mạnh để chỉ đạo những đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng những đề án triển khai tâm lý học đường trong các trường học. Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam phải đủ mạnh để tham mưu cho Bộ Giáo dục Đào tạo sớm ban hành những chính sách ưu tiên cho việc phát triển Tâm lý học đường trong các nhà trường.

Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, các khoa tâm lý các trường

Đại học, các học viện phải xây dựng được những trung tâm phát triển tâm lý học đường đủ mạnh để tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến Khoa học Tâm lý học đường của các nước và gắn bó mật thiết với các trường. Kịp thời tổ chức các chương trình nghiên cứu khoa học, những hội thảo giao lưu học hỏi giữa các cơ sở Tâm lý học đường đã hoạt động, đang hoạt động và sắp hoạt động. Có vậy chúng ta mới tạo thế trận mới cho Tâm lý học đường phát triển.

2.5. Đối với chính quyền địa phương

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường chăm lo cho giáo dục, chủ động huy động các lực lượng xã hội tham gia hoạt đồng TVTL cho HS

- Có những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng, tác động xấu ở bên ngoài đến sự hình thành và phát triển nhân cách HS.

2.6. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ HS và HS trường các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

- Tiếp tục ủng hộ, tin tưởng vào sự quản lý của lãnh đạo nhà trường, tham gia đóng góp trí tuệ, phẩm chất vào sự phát triển của nhà trường.

- Tích cực, chủ động bồi dưỡng, học tập, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Yêu thương, tôn trọng, chia sẻ với tôn chỉ: “tất cả vì HS thân yêu”.

- Mạnh dạn đề xuất các ý kiến đóng góp vào công tác quản lý hoạt động TVTL cho HS, cùng nhà trường phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đặng Danh Ánh (2005), “Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông”,

Tạp chí giáo dục, T9/2005.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013.

3. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục - Một số khái niệm và luận đề, Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (2011), Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ), Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Công văn số 9971/BGD&ĐT- HSSV ngày 28 tháng 10 năm 2005 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/20117 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành hướng dẫn thực tiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trường phổ thông.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định số 1876/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh.

11. Bộ Nội vụ (2018), Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ- CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Hà Nội.

12. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Bài giảng những vấn đề lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Trường Cán bộ quản lý, Hà Nội.

13. Võ Thị Minh Chí (2011), “Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học học đường trong nhà trường phổ thông, B2009-17-173TĐ”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.

15. Phạm Tất Dong (2000), Sự lựa chọn tương lai, Tư vấn hướng nghiệp,

Nxb Thanh Niên.

16. Vũ Cao Đàm, (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

17. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Thị Minh Đức (chủ trì đề tài) (2002-2003), “Một số vấn đề cơ bản trong tư vấn tâm lý”, Đề tài cơ bản cấp ĐH Quốc gia, mã số CB.01.04.

19. Trần Thị Minh Đức (tái bản) (2010), Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

20. Trần Thị Minh Đức, “Quan niệm về tư vấn tâm lý”, Tạp chí ĐG&GDCN,

(6), tr. 42-44.

21. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Kế Hào, Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.

23. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb ĐHSP Hà Nội.

24. Đặng Thành Hưng (2010), “Bản chất của quản lý giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (60), Hà Nội.

25. Trần Kiểm (2013), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Kimberly Jacobs, Lindsay M. Havlincek (2009), Tư vấn tâm lý học đường tại các trường học ở Việt Nam, Những điều đang có và những thứ họ cần, Nxb Hà Nội.

27. Nguyễn Tùng Lâm, Nguyễn Ngọc Diệp (2012), “Mô hình phát triển tâm lý học đường ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục Thủ đô,(36), tháng 12/2012.

28. Liên hiệp phát triển tâm lý học đường quốc tế (2016), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tâm lý học học đường lần thứ 5 “Phát triển tâm lý học học đường trên thế giới và ở Việt Nam”, Nxb Thông tin và truyền thông.

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. M.I. Kônđacốp (1984), Cơ sở lí luận của khoa học quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý giáo dục Trung ương 1, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Oanh, (2006), Tư vấn tâm lý học đường, Nxb Trẻ, Hà Nội

32. Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diện, Lê Tràng Định (2008), Giáo trình giáo dục học- tập 2, Nxb ĐHSP Hà Nội.

33. Hoàng Phê, Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm Thị Thuỷ, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hoà (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

34. Quốc hội (2005), Luật Viên chức số: 58/2010/QH12

35. Quốc hội (2019), Luât Giáo dục số 44/2009/QH12

36. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) (2018), Một nửa thanh thiếu niên trên thế giới bị bạo lực học đường (7/9/2018), Khai thức từ: https://www.unicef.org/vietnam/vi/press -releases/theo-unicef-một-nửa- thanh-thiếu-niên-trên-thế-giới-bị-bạo-lực-học-đường

37. UBND huyện Kim Bảng (2015), Quyết định số 3137/2015/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 của UBND huyện Kim Bảng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bảng.

38. UBND tỉnh Hà Nam (2014), Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

II. Tài liệu nước ngoài

39. Carl Rogers (1954) Psychotherapy and Personality Change.

40. Jesse B.Davis, Frank Parsons, và Cliffort Beer.Gladding (2000),

Counseling,a comprehensive profession.

41. Galton, F. Narrative of an Explorer in Tropical South Africa. Edited by

G. T. Bettany. London, England, 1891. "Francis Galton: An Exploration in Intellectual Biography and History /vgbc.org.vn/bao-dong-do-thuc- trang-bao-luc-hoc-duong-hien-nay-o-viet-nam/.

42. Merrell K. W., Ervin R. A., & Gimpel G. A. (2006), School psychology for the 21st century, NY: Guilford.

III. Tài liệu Website

43. Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Thị Anh Thư, Một số xu hướng nghiên cứu tham vấn tâm lý ở Việt Nam, Khai thác từ https://www.researchgate.net/profile/Dat_Nguyen_Ba/publication/3211. 93520_mot_so_xu_huong_nghien_cuu_tham_van_tam_ly_o_viet_nam/.

44. Lê Sơn, Lê Hồng Minh, Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn học đường, khai thác từ https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/giao-trinh-boi- duong-nghiep-vu-tu-van-hoc-duong.

45. https://vnexpress.net/giao-duc/310-vu-bao-luc-hoc-duong-trong-ba- thang-dau-nam-3906524.html.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023