Kết quả giáo dục hai mặt trong ba năm học (2014-2015, 2015-2016, 2016-2017)
Bảng 2.3. Kết quả xếp loại hạnh kiểm cấp THPT
Trường THPT | T. số | Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1014- 2015 | Vũ Lễ | 597 | 384 | 64.32 | 167 | 27.97 | 43 | 7.20 | 3 | 0.50 | ||
Bắc Sơn | 1388 | 768 | 55.33 | 430 | 30.97 | 149 | 10.7 | 41 | 2.95 | |||
Tổng | 1985 | 1152 | 58.04 | 597 | 30.08 | 192 | 9.67 | 44 | 2.22 | |||
2015- 2016 | Vũ Lễ | 601 | 358 | 59.57 | 186 | 30.95 | 49 | 8.15 | 8 | 1.33 | ||
Bắc Sơn | 1338 | 764 | 57.10 | 442 | 33.03 | 117 | 8.74 | 15 | 1.12 | |||
Tổng | 1939 | 1122 | 57.86 | 628 | 32.39 | 166 | 8.56 | 23 | 1.19 | |||
2016- 2017 | Vũ Lễ | 612 | 383 | 62.58 | 181 | 29.58 | 43 | 7.03 | 5 | 0.82 | ||
Bắc Sơn | 1354 | 845 | 62.41 | 358 | 26.44 | 121 | 8.94 | 30 | 2.22 | |||
Tổng | 1966 | 1228 | 62.46 | 539 | 27.42 | 164 | 8.34 | 35 | 1.78 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Dạy Học Theo Chủ Đề Tự Chọn Ở Trường Thpt
- Chức Năng Quản Lý Của Hiệu Trưởng Trường Thpt
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Theo Các Chủ Đề Tự Chọn
- Nhận Thức Về Mục Tiêu Của Hoạt Động Dạy Học Các Chủ Đề Tự Chọn .
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Dạy Học Theo Các Chủ Đề Tự Chọn
- Thực Trạng Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Dạy Học Các Chủ Đề Tự Chọn
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy xếp loại hạnh kiểm Tốt có tăng theo từng năm học năm học 2014-2015 là 58,04% đến năm học 2016-2017 là 62,46%; hạnh kiểm yếu kém giảm năm học 2014-2015 là 2,22% đến năm học 2016-2017 là 1,78%.
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực cấp THPT
Trường THPT | T. số | Giỏi | Khá | TB | Yếu | Kém | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1014- 2015 | Vũ Lễ | 597 | 5 | 0.83 | 168 | 28.14 | 314 | 52.59 | 110 | 18.42 | ||
Bắc Sơn | 1388 | 15 | 1.08 | 445 | 32.06 | 738 | 53.17 | 190 | 13.68 | |||
Tổng | 1985 | 20 | 1.01 | 613 | 30.88 | 1052 | 53.00 | 300 | 15.11 | |||
2015- 2016 | Vũ Lễ | 601 | 14 | 2.33 | 178 | 29.62 | 313 | 52.08 | 95 | 15.81 | 1 | 0.17 |
Bắc Sơn | 1338 | 26 | 1.94 | 446 | 33.33 | 734 | 54.86 | 132 | 9.87 | |||
Tổng | 1939 | 40 | 2.06 | 624 | 32.18 | 1047 | 54.00 | 227 | 11.71 | 1 | 0.05 | |
2016- 2017 | Vũ Lễ | 612 | 21 | 3.43 | 227 | 37.09 | 271 | 44.28 | 92 | 15.03 | 1 | 0.16 |
Bắc Sơn | 1354 | 38 | 2.81 | 547 | 40.40 | 661 | 48.82 | 108 | 7.98 | |||
Tổng | 1966 | 59 | 3.00 | 774 | 39.37 | 932 | 47.41 | 200 | 10.17 | 1 | 0.05 |
(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy xếp loại học lực khá giỏi tăng, học lực yếu kém giảm. Năm học 2014 - 2015 học lực giỏi là 1,01%, học lực khá là 30,88%, học lực yếu kém là 15,11% đến năm học 2016-2017 học lực giỏi là 3,00%, học lực khá là 39,37%, học lực yếu kém là 10,22%. Nguyên nhân trong năm học 2016 - 2017 Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn đã chỉ đạo tích cực công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
2.2.1. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên
Bảng 2.5. Cơ cấu đội ngũ giáo viên
Tổng số GV | Dân tộc | Giới tính | Độ tuổi | |||||
Nam | Nữ | Dưới 30 | Từ 30- 40 | Từ 41- 50 | Trên 50 | |||
2014- 2015 | 113 | 78 | 52 | 61 | 56 | 42 | 7 | 8 |
% | 69.0 | 46.0 | 54.0 | 49.6 | 37.2 | 6.2 | 7.0 | |
2015- 2016 | 118 | 84 | 53 | 65 | 61 | 42 | 7 | 8 |
% | 71.2 | 44.9 | 56.1 | 51.2 | 35.6 | 5.9 | 7.3 | |
2016- 2017 | 129 | 87 | 59 | 70 | 70 | 39 | 15 | 5 |
% | 67.4 | 45.7 | 54.3 | 54.3 | 30.3 | 11.6 | 3.8 |
(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)
Giáo viên là người dân tộc chiếm phần lớn tổng số giáo viên và trong hai năm gần đây số lượng càng tăng lên, năm học 2014-2015 toàn huyện có 78 giáo viên người dân tộc, năm học 2016-2017 là 87 giáo viên người dân tộc tăng 9 giáo viên. Lý do tăng chủ yếu là do nhưng năm gần đây số sinh viên là người địa phương được Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn cử đi học ở các trường Đại học Sư phạm tốt nghiệp ra trường và được bố trí về công tác tại địa phương.
Tỷ lệ nam và nữ có sự chênh lệch khá lớn năm học 2014-2015 là 54% nữ, 46% là nam, năm học 2016-2017 là 54,3% là nữ, 45,7% là nam. Theo thống kê từng bộ môn sự chênh lệch này còn lớn hơn nhiều. Giáo viên nam chủ yếu tập trung ở các môn khoa học tự nhiên, giáo viên nữ chủ yếu tập trung ở các môn khoa học xã hội; có bộ môn trên 90% là nữ như môn Tiếng Anh, môn Đại lý, môn Lịch sử; môn Ngữ văn 100% là nữ.
Đội ngũ giáo viên ngày càng được trẻ hóa, đặc biệt giáo viên tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ lớn năm học 2014-2015 có 56/113 = 49,6%, năm học 2015-2016 có 70/129 = 54,3%. Điều này cũng có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn nhất định. Giáo viên trẻ thường nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, mạnh dạn tiếp thu cái mới, ý thức vươn lên mạnh mẽ, có thế mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục. Có môn toàn bộ giáo viên đều trẻ, không có giáo viên nòng cốt, nên có những hạn chế trong việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.2. Về chất lượng đội ngũ giáo viên
2.2.2.1. Về trình độ đào tạo
Giáo viên 100% đạt chuẩn đào tạo theo cấp học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn đào tạo theo cấp học còn rất ít, tuy nhiên, số giáo viên có trình độ trên chuẩn có tăng theo từng năm học, từ chỗ không có giáo viên nào trên chuẩn (năm học 2014-2015) nhưng đến năm học 2016-2017 đã có 9 giáo viên = 6,97% có trình độ trên chuẩn.
2.2.2.2. Về năng lực thực tiến công tác
Bảng 2.6. Thống kê số năm công tác của giáo viên
Tổng số GV | Số năm công tác | ||||
Dưới 10 năm | Từ 10 năm đến 20 năm | Từ 21 năm đến 30 năm | Trên 30 năm | ||
2014- 2015 | 113 | 56 | 42 | 7 | 8 |
% | 49.6 | 37.2 | 6.2 | 7.0 | |
2015- 2016 | 118 | 61 | 42 | 7 | 8 |
% | 51.2 | 35.6 | 5.9 | 7.3 | |
2016- 2017 | 129 | 70 | 39 | 15 | 5 |
% | 54.3 | 30.3 | 11.6 | 3.8 |
(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)
Về năng lực thực tiễn công tác cả hai trường đều có số giáo viên trẻ chiếm tỉ lệ cao trên 50%, số giáo viên này được đào tao cơ bản có trình độ chuyên môn tốt nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế, sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự linh hoạt phù hợp vối từng đối tượng học sinh. Số giáo viên có tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nắm rõ đặc điểm lứa tuổi học sinh vùng dân tộc, nhưng những giáo viên này lại tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy lại gặp nhiều khó khăn vì vậy phải tích cực bồi dưỡng công nghệ cho những đối tượng giáo viên này.
2.2.2.3. Xếp loại đội ngũ giáo viên
Bảng 2.7. Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đội ngũ nhà giáo
Trường THPT | Tổng số | Tốt | Khá | TB | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
2014- 2015 | Vũ Lễ | 37 | 34 | 91.9 | 3 | 8.1 | 0 | 0 |
Bắc Sơn | 76 | 66 | 86.8 | 10 | 13.2 | 0 | 0 | |
Tổng | 113 | 100 | 88.5 | 13 | 11.5 | 0 | 0 | |
2015- 2016 | Vũ Lễ | 40 | 39 | 97.5 | 1 | 2.5 | 0 | 0 |
Bắc | 78 | 68 | 87.2 | 10 | 12.8 | 0 | 0 | |
Tổng | 118 | 107 | 90.7 | 11 | 9.3 | 0 | 0 | |
2016- 2017 | Vũ Lễ | 42 | 40 | 95.2 | 2 | 4.8 | 0 | 0 |
Bắc Sơn | 87 | 74 | 85.1 | 13 | 14.9 | 0 | 0 | |
Tổng | 129 | 114 | 88.3 | 15 | 11.7 | 0 | 0 |
(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)
Ta thấy 100% đội ngũ giáo viên của hai trường đều được đánh giá, xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống từ khá trở lên không có giáo viên xếp loại trung bình. Tỷ lệ giáo viên xếp loại Tốt phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống là cao sấp sỉ 90%. Có được kết quả trên là trong các năm học gần đây Bộ GD&ĐT đã phát động sâu rộng các cuộc vận động và các phong trào thi đua lớn. Trong đó các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sang tạo”; phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” được các nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc và đã có kết quả tốt. Vì vậy, phẩm chất đạo đức của giáo viên được nêu cao, nhiều thầy, cô giáo là tấm gương cho học sinh và đồng nghiệp.
Bảng 2.8. Xếp loại chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên
Trường THPT | Tổng số | Tốt | Khá | TB | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
2014- 2015 | Vũ Lễ | 37 | 14 | 37.8 | 20 | 54 | 3 | 8.2 | 0 | 0 |
Bắc Sơn | 76 | 24 | 31.6 | 42 | 55.3 | 10 | 13.1 | 0 | 0 | |
Tổng | 113 | 38 | 33.6 | 62 | 54.9 | 13 | 11.5 | 0 | 0 | |
2015- 2016 | Vũ Lễ | 40 | 15 | 37.5 | 24 | 60 | 1 | 2.5 | 0 | 0 |
Bắc Sơn | 78 | 25 | 32.1 | 43 | 55.1 | 10 | 12.8 | 0 | 0 | |
Tổng | 118 | 40 | 33.9 | 67 | 56.8 | 11 | 9.3 | 0 | 0 | |
2016- 2017 | Vũ Lễ | 42 | 21 | 50 | 19 | 45.2 | 2 | 4.8 | 0 | 0 |
Bắc Sơn | 87 | 32 | 36.8 | 42 | 48.3 | 13 | 14.9 | 0 | 0 | |
Tổng | 129 | 53 | 41 | 61 | 47.3 | 15 | 11.7 | 0 | 0 |
(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)
Qua bảng kết quả ta thấy không có đội ngũ nhà giáo xếp loại yếu về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ giáo viên của hai trường đều được đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ từ mức trung bình trở lên trong đó xếp loại Tốt có tăng theo các năm học (năm học 2014-2015 là 33,6%, năm học 2016-2017 là 41%). Tuy nhiên, số giáo viên xếp loại tốt về chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn thấp; còn hơn 10% giáo viên xếp loại trung bình điều đó cần phải có sự tác động mạnh mẽ của các nhà quản lý giáo dục trong công tác quản lý, bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá về kiến thức năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên
Kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên | Mức độ | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Nắm vững kiến thức cơ bản, nội dung, chương trình và phương pháp dạy học | 18 | 45 | 15 | 37.5 | 7 | 17.5 | 0 | 0 |
2 | Kiến thức về tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm về giáo dục phổ thông. | 18 | 45 | 16 | 40 | 6 | 15 | 0 | 0 |
3 | Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. | 20 | 50 | 16 | 40 | 4 | 10 | 0 | 0 |
4 | Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông ti, ngoại ngữ. | 18 | 45 | 16 | 40 | 6 | 15 | 0 | 0 |
5 | Kiến thức về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương nơi công tác. | 16 | 40 | 15 | 37.5 | 9 | 22.5 | 0 | 0 |
6 | Tinh thần, khả năng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. | 20 | 50 | 14 | 35 | 4 | 10 | 0 | 0 |
7 | Lập kế hoạch kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học hiệu quả. | 18 | 40 | 14 | 35 | 8 | 20 | 0 | 0 |
8 | Công tác chủ nghiệm lớp, tổ chức phối hợp các hoạt động giáo dục. | 22 | 55 | 13 | 32.5 | 5 | 12.5 | 0 | 0 |
9 | Tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn và hiệu quả | 19 | 47.5 | 12 | 30 | 9 | 22.5 | 0 | 0 |
Kết quả tổng hợp xin ý kiến cho thấy trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên tất cả đều đạt yêu cầu trở lên, không có xếp loại yếu, đảm nhiệm được công việc chuyên môn được giao theo chuyên ngành đã được đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, số giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi còn ít, một số giáo viên cao tuổi ngại đổi mới phương pháp, chưa tiếp cận được công nghệ thông tin. Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn đào tạo từ cử tuyển và các lớp tạo nguồn năng lực chuyên môn cũng như năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của các trường.
Các tiêu chí mức trung bình chiếm tỷ lệ còn cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu với đội ngũ giáo viên phải có sự nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Bảng 2.10. Xếp loại đội ngũ giáo viên theo chuẩn
Trường THPT | Tổng số | Tốt | Khá | TB | Kém | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
2014- 2015 | Vũ Lễ | 37 | 7 | 18,9 | 25 | 67,5 | 5 | 13,5 | 0 | 0 |
Bắc Sơn | 76 | 13 | 17,1 | 58 | 76,3 | 5 | 6,60 | 0 | 0 | |
Tổng | 113 | 20 | 17,7 | 83 | 73,4 | 10 | 8,9 | 0 | 0 | |
2015- 2016 | Vũ Lễ | 40 | 8 | 20 | 25 | 62,5 | 7 | 17,5 | 0 | 0 |
Bắc Sơn | 78 | 17 | 21,8 | 58 | 74,3 | 3 | 3,9 | 0 | 0 | |
Tổng | 118 | 25 | 21,1 | 83 | 70,3 | 10 | 8,6 | 0 | 0 | |
2016- 2017 | Vũ Lễ | 42 | 8 | 19,0 | 27 | 64,2 | 7 | 16,8 | 0 | 0 |
Bắc Sơn | 87 | 17 | 19,5 | 62 | 71,2 | 8 | 9,3 | 0 | 0 | |
Tổng | 129 | 25 | 19,4 | 89 | 69.0 | 15 | 11,6 | 0 | 0 |
(Nguồn: Văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn)
Số giáo viên đạt chuẩn là 100%, số giáo viên được xếp loại tốt, khá, trung bình tương đối ổn định từ năm học 2014-2015 đến năm học 2016-2017. Tuy nhiên, số lượng giáo viên xếp loại tốt còn thấp mới sấp sỉ 20%, trong đó số giáo viên xếp loại trung bình còn tương đối cao trên 10% đặc biệt có xu hướng tăng. Điều này cũng cho thấy số giáo viên chuyên môn vững làm nòng cốt, mũi nhọn cho các hoạt động dạy học và giáo dục, để nâng cao chất lượng còn ít.
2.3. Thực trạng về hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Để tìm hiểu thực trạng HĐDH và công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tác giả tiến hành khảo sát ở 02 trường THPT và ba nhóm khách thể:
- Danh sách 02 trường tiến hành khảo sát:
Tên trường | CBQL | Giáo viên | Học sinh | |
01 | Trường THPT Bắc Sơn | 10 | 38 | 190 |
02 | Trường THPT Vũ Lễ | 8 | 24 | 145 |
Tổng cộng | 18 | 62 | 335 |
- Các nhóm khách thể:
+ Nhóm CBQL: gồm 18 HT, P.HT và TT chuyên môn.
+ Nhóm GV: gồm 62 GV tham gia dạy các chủ đề tự chọn.
+ Nhóm HS: gồm 335 HS đại diện ngẫu nhiên của HS khối 11 tham gia học theo các chủ đề tự chọn.
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn
2.2.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng
Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn thể hiện trên bảng sau:
Bảng 2.11. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐDH các chủ đề tự chọn
Nội dung | Mức độ nhận thức | ||||||
CBQL | Giáo viên | Học sinh | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Rất cần thiết | 3 | 16,7 | 9 | 14,5 | 18 | 5,4 |
2 | Cần thiết | 8 | 44,4 | 24 | 38,7 | 23 | 6,8 |
3 | Có cũng được, không cũng được | 6 | 33,3 | 25 | 40,3 | 138 | 41,2 |
4 | Không cần thiết | 1 | 5,6 | 4 | 6,5 | 156 | 46,6 |
Hai nhóm đối tượng khảo sát là CBQL và GV có kết quả chỉ ở mức trung bình khá. Nhận thức về sự cần thiết và rất cần thiết của CBQL là 61,1% và của GV là 53,2%. Tỷ lệ lưỡng lự cho rằng có cũng được, không cũng được của CBQL là 33,3% và GV là 40,3% và cho rằng không cần thiết của CBQL là 5,6% và của GV là 6,5%. Từ tỷ lệ này có thể nói rằng tầm quan trọng của HĐDH theo các chủ đề tự chưa được nhận thức đầy đủ. Cũng có thể do đây là một loại hình dạy học mới và các lực lượng tham gia chưa được bồi dưỡng một cách đầy đủ nên họ cảm thấy hoạt động này chưa cần thiết. Vấn đề này cũng phản ánh qua kết quả khảo sát đối với HS. Hầu hết các em đều cho rằng HĐDH theo các chủ đê tự chọn là không cần thiết (46,6%) và lưỡng lự (41,2%). Kết quả này đã phản ánh việc tuyên truyền đến các em HS về ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐDH theo các chủ đề tự chọn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến các em không thích loại hình HĐDH này. Nhưng có thể có nhiều nguyên nhân khác như: điều kiện CSVC thiếu thốn, việc huy động nguồn vốn đầu tư cho CSVC phục vụ cho HĐDH cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến công tác tổ chức lớp học, vận dụng phương pháp mới chưa phát huy tối đa đã làm cho HS chưa yêu thích, chưa quan tâm loại hình học tập này.
2.3.1.2. Nhận thức về khái niệm hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn
Bảng 2.12. Nhận thức về khái niệm hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn
Nhóm đánh giá | Mức độ nhận thức | ||||
Đồng ý | Không đồng ý | TB (x, y) | |||
1. HĐDH cho đối tượng học sinh yếu kém | CBQL | TS | 8 | 10 | 0,44 |
% | 44,4 | 55,6 | |||
GV | TS | 15 | 47 | 0,24 | |
% | 24,2 | 75,8 | |||
2. HĐDH cho đối tượng học sinh năng khiếu về một môn học | CBQL | TS | 3 | 15 | 0,17 |
% | 16,7 | 83,3 | |||
GV | TS | 14 | 48 | 0,23 | |
% | 22,5 | 77,5 | |||
3. Hoạt động dạy nhăm nâng cao năng lực học tập của học sinh ở một môn học nhất định | CBQL | TS | 10 | 8 | 0,56 |
% | 55,6 | 44,4 | |||
GV | TS | 34 | 28 | 0,54 | |
% | 54,8 | 45,2 | |||
4. Hoạt động dạy nâng cao ngoài chương trình cơ bản | CBQL | TS | 6 | 12 | 0,33 |
% | 33,3 | 66,7 | |||
GV | TS | 8 | 54 | 0,13 | |
% | 12,9 | 87,1 | |||
5.HĐDH nhằm củng cố, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở một môn học. | CBQL | TS | 7 | 11 | 0,39 |
% | 38,9 | 61,1 | |||
GV | TS | 25 | 37 | 0,40 | |
% | 40,3 | 59,7 | |||
6. Ý kiến khác: ……………... | CBQL | TS | 1 | 17 | 0,06 |
% | 5,6 | 94,4 | |||
GV | TS | 3 | 59 | 0,05 | |
% | 4,8 | 95,2 |
Kết quả sát trên bảng 2.12 cho thấy nhận thức về khái niệm hoạt động dạy các chủ đề tự chọn của hai nhóm đối tượng CBQL và GV là chưa rõ ràng. Chính vì việc nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của hoạt động này nên mức độ trung bình của hai đối tượng khảo sát về nội dung chính của khái niệm là "HĐDH theo các chủ đề tự chọn nhằm cũng cố, hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho HS ở một môn học" chỉ đạt mức thấp (x = 0,39, y = 0,40).