Nội Dung Cơ Bản Của Thế Giới Quan Phật Giáo


dựng đạo lý trên một cái nền cát lún của siêu hình học mà trên nền tảng vững chắc của nhân sinh.

Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, tác giả nghiên cứu thế giới quan Phật giáo dưới 3 góc độ: các yếu tố và các quy luật tạo nên thế giới luân hồi, các yếu tố và quy luật của Niết bàn hay các cõi Tịnh độ và vị trí, mối quan hệ của con người trong thế giới luân hồi và thế giới Tịnh độ.

Như vậy: Thế giới quan Phật giáo là toàn bộ những quan niệm chung nhất của Phật giáo về thế giới, bao gồm thế giới luân hồi và thế giới các cõi Tịnh độ, các yếu tố cấu thành nên thế giới luân hồi là đất, nước, gió, lửa, và các quy luật vận hành trong thế giới bao gồm duyên sinh, vô thường, nhân quả, các vị trí và mối quan hệ của con người với thế giới.

2.1.1.2. Nội dung cơ bản của thế giới quan Phật giáo

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI tr.CN. Đức Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Qua một thời gian tu tập thiền định và bắt đầu cuộc sống khổ hạnh, Người đã nhận thấy cuộc sống giàu sang về vật chất, thỏa mãn dục vọng và cả cuộc sống tu hành khổ hạnh ép xác đều là con đường sai lầm. Sau khi tự đào sâu suy nghĩa tìm con đường giác ngộ chân lý mới, Người quyết định từ bỏ cuộc sống tu hành khổ hạnh để đi vào tư duy trí tuệ. Qua nhiều lần tu tập, sau 49 ngày ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề, ngài đã giác ngộ được chân lý, lý giải được nguồn gốc của nỗi khổ con người cũng như phương pháp diệt khổ, giải thoát.

Sinh thời đức Phật không viết sách mà chỉ thuyết giảng cho các học trò của mình bằng lời nói. Khi Phật nhập Niết bàn, các đệ tử đã tập hợp lại và phát triển tư tưởng của ngài thành một học thuyết tôn giáo hoàn chỉnh (kinh, luật, luận). Về sau Phật giáo được chia thành Tiểu thừa và Đại thừa với nhiều tông phái khác nhau. Trong thế giới quan, Phật giáo tập trung vào việc giải quyết những vấn đề về các yếu tố tạo nên thế giới, các cõi trên thế giới và vị trí của con người trong thế giới.


Thứ nhất, quan niệm về các yếu tố tạo nên thế giới và các cõi trên thế giới Về các yếu tố tạo nên thế giới: Nói đến thế giới quan Phật giáo là nói đến

cái nhìn của Phật giáo về sự cấu thành của thế giới. Theo quan điểm của Phật giáo, mọi sự vật hiện tượng đều phải xem xét đến cái chân tướng, cái thực tướng (điều này gần với khái niệm bản chất trong triết học) để gạt bỏ mọi tưởng tượng, suy nghĩ sai lầm dẫn đến nhận thức sai lầm: phải như thị kiến (Yathatatha) và như thực kiến (Yathabutam). Điều này có nghĩa là mọi sự vật hiện tượng đều có bản chất, quy luật vận hành, phát triển của nó, theo đúng tinh thần của Phật giáo là không thêm, không bớt. Đây là điểm xuất phát vô cùng quan trọng để nhận thức thế giới theo thế giới quan Phật giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Nói đến thế giới là nói đến sự tổng hợp của tất cả hiện tượng sinh diệt biến dị qua không gian và thời gian. Theo Phật giáo, các hiện tượng sinh diệt biến dị này đều chịu sự chi phối của nhân duyên, nghĩa là các pháp đều do nhân duyên sinh ra và cũng theo nhân duyên mà hoại diệt. Ngũ uẩn là hai pháp của thân và tâm, như các loài hữu tình không có thân ở vô sắc giới đều từ bốn uẩn, trừ sắc uẩn mà thành [65, tr.821]. Năm uẩn này chính là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Nhưng nguồn gốc nhân duyên sinh diệt của vũ trụ vạn hữu được bắt nguồn từ “thức” và “danh sắc”, chứng tỏ “sự chuyển biến sinh trụ dị biệt, sự xoay vần xuân hạ thu đông đều là diệu dụng tự nhiên của pháp tính, lìa mọi sự tạo tác của Phật, Trời, Người” [65, tr.1247]. Nói chung do chủ thể nhận thức (thức) và đối tượng nhận thức (vạn pháp) tương quan tương duyên với nhau trong phạm vi đối đãi để hình thành nên thế giới. Bởi vậy, “thức duyên danh sắc, danh sắc duyên thức” Đức Phật muốn nói về vũ trụ vạn hữa đều do năm uẩn với nhân duyên hòa hợp tạo thành, mà đó chính là “một mối duyên khởi hữu tình lưu chuyển trong ba cõi đời quá khứ, hiện tại, vị lai” [65, tr.330] trong thuyết thập nhị nhân duyên.

Các yếu tố vật chất tạo nên thế giới là đất, nước, lửa, gió (tứ đại). Sắc uẩn trong bốn đại là chỉ cho đất, nước, lửa, gió là thuộc tính của vật chất. Bốn đại này cũng chỉ cho bốn tính chất cứng, ướt, nóng và động. Sắc uẩn do bốn tính chất này tạo nên với sự vật muôn hình vạn trạng. Và trong đó được phân ra

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 6


hai lĩnh vực cơ bản: sự vật có hình tướng tức chỉ cho “xúc đối với biến hoại”, nghĩa là thế giới tự nhiên như sông núi, cỏ cây, mắt tai mũi lưỡi của con người, hay các vật dụng mà con người tạo nên… Tất cả những vật này, tay của chúng ta có thể sờ mó và biết chúng tồn tại, mắt thấy được hình thể của chúng, nhưng vì sức con người hoặc các nhân tố khác tác động đến khiến chúng biến hình hoặc hoại diệt. Như vậy, quá trình này được đúc kết trong một thành ngữ “xúc đối với biến hoại”. Nếu có dấu vết, chúng ta có thể tìm thấy, được gọi là “tướng hiện thấy” như trên đã đề cập đến. Ví dụ mọi khía cạnh như vuông, tròn, dài, ngắn; hoặc các màu sắc như trắng, đen, hồng, tím… và nhiều khái niệm trừu tượng khác. Các lĩnh vực này khi tiếp xúc, chúng ta sẽ có ấn tượng về tên gọi của chúng.

Thụ uẩn là sự nhận lấy, nghĩa là đem tâm thụ nhận mọi hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Điều này chỉ cho hữu tình chúng sinh với tác dụng của tình thức cảm nhận lấy mọi thứ trong vũ trụ. Ví dụ khi tâm mình cảm nhận những gì thích hợp thì sinh khởi trạng thái vui thích (lạc thụ), ngược lại thì sinh khởi trạng thái buồn khổ (khổ thụ).

Tưởng uẩn là sự nắm bắt tướng trạng, nghĩa là khi nhận thức về cảnh giới, chúng ta đem tâm nhận lấy mọi thứ để tạo thành khái niệm.

Hành uẩn là sự tạo tác, nghĩa là đối cảnh sinh tâm hoặc suy xét và quyết đoán khi tiếp xúc với thế giới hiện tượng. Sau đó, chúng ta phát khởi các hoạt động qua ngôn ngữ và hành vi.

Thức uẩn là sự phân biệt, nghĩa là khi mắt nhìn thấy sắc lại phân biệt trắng, đen, hồng, tím; tai nghe thấy tiếng lại phân biệt tốt, xấu; mũi ngửi thấy mùi lại phân biệt thối, thơm; lưỡi nếm mùi vị lại phân biệt dở, ngon; thân tiếp xúc hiện tượng lại phân biệt lạnh, nóng.

Như vậy, chính năm uẩn trên đã tạo thành thế giới theo quan điểm của Phật giáo. Nghĩa là con người và tất cả các chúng sinh nương gá vào những tồn tại vật chất để sinh tồn. Cũng theo Phật giáo, vũ trụ và con người đều thống nhất được gọi là thế gian; còn con người và tất cả chúng sinh có tình thức thì


gọi là hữu tình thế gian; chúng sinh nương vào vật chất thế gian để sinh tồn thì gọi là khí thế gian.

Năm uẩn này cũng được gọi là “danh sắc”, là nguồn gốc để tạo nên vũ trụ vạn hữu. Do đó, “thể thức nhận biết mang tính chủ quan” và “sự vật được nhận biết mang tính khách quan” đều tồn tại trong năm uẩn này. Thức uẩn chính là thể thức nhận biết mang tính chủ quan; bốn uẩn còn lại chính là sự vật được nhận biết mang tính khách quan.

Theo đó, thế giới trong thế giới quan Phật giáo đó là mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên sinh, các pháp do nhân duyên sinh. Nhân duyên ở đây chỉ mối liên hệ, điều kiện (có cái này thì có cái kia, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt). Do đó, mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng là mối quan hệ chằng chịt, đan bện lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Trên thế giới này, không có sự vật gì tồn tại một cách tuyệt đối, tất cả mọi cái đều phải nương tựa vào nhau và nằm trong mối quan hệ phức tạp đó.

Vì mọi sự vật đều do nhân duyên sinh, thế giới quan Phật giáo cho rằng thế giới này sinh ra không nhờ vào một đấng tạo hóa, một sự nhiệm màu nào ở bên ngoài mà đó là mối quan hệ nhân quả nối tiếp nhau mà thành. Những sự vật hiện tượng ở hiện tại được hiện hữu trong đời sống này đều do cái nhân từ trước, nhân từ trước lại do cái quả ở trước nữa mà thành, tạo thành mối quan hệ nối tiếp nhau không ngừng nghỉ. Cho nên, cái quả ở cuộc sống hiện tại là do cái nhân ở đời trước, thế giới là vô thủy, có nghĩa là không có khởi thủy, không có cái bắt đầu, do đó, thế giới quan Phật giáo không đi tìm câu trả lời thế giới từ đâu, do đâu mà có, do ai sáng tạo ra và không nên đặt câu hỏi nguyên nhân đầu tiên của thế giới là gì cho thế giới quan Phật giáo.

Theo quan điểm của Phật giáo, thế giới này về đại thể có hai yếu tố cơ bản là danh và sắc. Khái niệm danh, sắc này để chỉ hiện tượng và cá thể, nó được ngụ ý là yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất, hay theo quan điểm của triết học là vật chất và ý thức. Theo thuyết “Chư pháp nhân duyên sinh” thì hai yếu đố đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Tức là không có


vật cũng không có tâm, sở dĩ có vật là do tâm, không có tâm thì vật gì cũng không ai biết. Thậm chí ngay từ vật cũng do tâm đặt ra. Cái gọi là thế giới theo quan điểm của Phật giáo thực chất là mối quan hệ được thiết lập giữa sáu căn và sáu cảnh, ngoài ra thế giới đối với chúng ta không có một ý nghĩa nào khác vì không có chủ quan cũng không có khách quan, mà không có khách quan thì cũng không có chủ quan. Ngoài quan hệ chủ quan và khách quan ra cũng không có thế giới, cái gọi là “hết thảy” cũng được thiết lập trên mối quan hệ ấy. Do đó, tất cả các giá trị của thế giới đều do tâm con người tạo ra.

Thế giới quan Phật giáo cho rằng, vũ trụ hay pháp giới vô cùng vô tận, thế giới mà chúng ta đang sống không chỉ có duy nhất một mà “nhiều như cát sông Hằng”. Cứ một nghìn thế giới thu nhỏ hợp thành một tiểu thiên thế giới, một nghìn thiểu thiên thế giới hợp thành một trung thiên thế giới, một nghìn trung thiên thế giới hợp thành một đại thiên thế giới, trong khi đó, vũ trụ này bao gồm vô số đại thiên thế giới. Mỗi thế giới đều phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, không. Mỗi thời kỳ có khoảng 20 tiểu kiếp, mỗi tiểu kiếp tùy theo các sách khác nhau, có sách cho rằng nó vào khoảng 16 triệu năm. Nhưng vũ trụ có biết bao nhiêu thế giới nên rất có thể sự thành, trụ của thế giới lại là sự hoạt, không của thế giới khác và ngược lại.

Về các cõi trên thế giới: Trong Phật giáo còn có khái niệm tam giới, bao gồm: Dục giới (nơi lòng dục thịnh); Sắc giới (dục tuy không thịnh nhưng chưa hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của vật chất); Vô sắc giới (hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của vật chất, chỉ có tinh thần). Bên cạnh đó, Phật giáo đưa ra khái niệm lục đạo (6 nẻo luân hồi): Ðịa ngục (Nãraka): Ðây là cảnh giới mà thần thức bị nghiệp lực sai khiến hoàn toàn. Từ trong cảm giác không của chân tâm bất hoại, thần thức khởi lên ý niệm căm ghét. Sự căm ghét làm thần thức muốn gây khổ cho ai đó, nhưng không có ai là đối tượng, nên thần thức quay lại làm khổ chính mình. Vừa khởi tâm muốn đánh đập ai đó thì hành động đánh đập đã quay lại hành hạ chính thân mình. Ðó là cơ sở của địa ngục. Thật sự thì không có ai đứng ra trừng phạt ta trong cõi địa ngục cả, chính cái năng lực căm thù hiện ra thành một thế giới đầy lửa, ta thường hay gọi là hỏa ngục. Còn một


dạng khác của cảnh giới địa ngục hoàn toàn ngược lại. Khắp nơi ngự trị một thế giới băng giá lạnh lùng. Ðó cũng là một dạng của sự căm ghét, làm ta không muốn liên hệ với bất cứ ai. Sự căm ghét này phần lớn xuất phát từ sự kiêu ngạo, ngã mạn, làm hiện ra một thế giới lạnh lẽo chung quanh, trong đó thần thức tự cho rằng chỉ có mình là nắm được lẽ phải; Ngạ quỷ (Preta): Cảnh giới thứ hai của lục đạo là ngạ quỷ hay quỷ đói. Từ trong chân tâm thanh tịnh, thần thức không khởi lên sự căm thù như trong cảnh giới địa ngục, mà khởi lên sự thèm khát và ganh tị. Thần thức vừa có cảm giác đầy đủ sung mãn, không thiếu thứ gì, lại vừa thấy vô cùng thiếu thốn, luôn thèm khát muốn được nhiều hơn nữa.Trong cảnh giới này, sự thỏa mãn của thần thức không phải là cái có được, mà chính là sự săn đuổi. Biểu tượng của loài quỷ đói (ngạ quỷ) là một người có cái bụng to như cái trống, nhưng cổ họng chỉ như cái ống nhỏ xíu. Tùy theo nghiệp lực, quỷ đói cảm nhận khác nhau về các loại thức ăn. Có loài vừa cầm thức ăn trên tay, thức ăn đã biến mất hay không ăn được. Có loài đưa vào miệng nhưng không nuốt được. Có khi thức ăn biến thành lửa, không tiêu hóa được. Thật ra, trong đời sống thông thường, chúng ta vẫn thường xuyên chứng kiến những trạng thái tương tự như thế; Súc sinh (Tiryanc); Ðặc điểm của cảnh giới súc sinh là sự thiếu vắng của cảm giác hỷ lạc. Biểu tượng của cõi này là thế giới thú vật. Chúng có cảm giác hạnh phúc hay đau khổ, nhưng không hề biết cười. Trong cảnh giới súc sinh, mỗi một điều lạ, mỗi một bất ngờ là một thứ tai họa và sẽ là nguyên nhân gây sợ hãi, hỗn loạn dữ dội. Ðó cũng chính là nét tiêu biểu của thế giới thú vật mà chúng ta đều biết; Người (Nãra): Nếu cảnh giới súc sinh chỉ cần được sống sót và an lành thì cảnh giới người khác hơn một bước. Ðặc trưng của thế giới loài người là sự khao khát, tìm tòi, khám phá và thụ hưởng. Ðây là thế giới của những nghiên cứu, tìm tòi, luôn muốn làm giàu thêm tri thức và kinh nghiệm. Cõi người có một vài dấu vết của loài quỷ đói là luôn muốn có được nhiều hơn; đồng thời cũng có yếu tố của súc sinh, cố gắng giữ cho mọi thứ được ổn định. Nhưng cõi người có một đặc trưng mà hai cõi kia không có, đó là sự khôn ngoan, thường xuyên suy xét và tìm tòi không ngưng nghỉ. Vì vậy tâm thức loài người đã đạt đến những thành quả lớn


lao, rồi trên những thành quả đó nảy sinh thêm những thành quả khác, kể cả những âm mưu quỷ quyệt, những khao khát vô cùng; Atula (Āsura): Cảnh giới atula cao hơn loài người một bậc. Ðặc trưng của cõi này là mối liên hệ với nhau rất cao, đặt trên một trình độ tri thức phát triển. Vừa rời chân tâm trống rỗng vắng lặng đi vào cõi atula, trong thần thức nảy sinh một mối nghi ngờ với tất cả và luôn tìm cách thắng cuộc. Khác với các cảnh giới người và súc sinh, atula là cảnh giới của những âm mưu quỷ quyệt, của những sự khôn ngoan gian hùng, những toan tính lớn lao liên quan đến toàn xã hội; Trời (Deva): Từ trong chân tâm thanh tịnh, thần thức bỗng khởi lên niềm hỷ lạc và muốn lưu giữ niềm vui đó. Thay vì lưu trú trong thức vô ngã, thần thức cảm giác về một tự ngã và muốn giữ gìn tự ngã đó trong một trạng thái đại định. Ðó là ý muốn duy trì đời sống trong trạng thái thiền định sâu lắng, an lạc. Thần thức ngần ngại không muốn lưu trú trong cảnh giới vô ngã, chỉ muốn an trú vào một nơi nào đó, muốn là một cái gì đó.

Thứ hai, quan niệm về bản chất của thế giới

Nếu Phật giáo nguyên thủy rất ít bàn về bản chất của thế giới thì sau này, khi Phật giáo phát triển thành các bộ phái, các học thuyết Phật giáo về bản chất của thế giới cũng ngày càng phát triển với nội hàm hết sức phong phú, sâu sắc. Những vấn đề về bản thể cuối cùng của vạn vật trong vũ trụ, về bản tính chân thực của tồn tại, bản chất của chúng sinh… được đặc biệt quan tâm, nhất là trong Phật giáo Đại thừa.

Trong Phật giáo nguyên thủy, Phật tổ không bàn đến cái ngã có tồn tại hay không. Chủ trương vô ngã không có nghĩa là cái ngã không tồn tại mà là yêu cầu khi tu tập đạo đức tôn giáo không được dính mắc vào cái tôi hay cái của tôi mà thôi. Về sau, phái Nhất thiết hữu bộ quan niệm rằng cái ngã là không còn vạn pháp là có (ngã không pháp hữu); sự tồn tại của đời sống con người là do ngũ uẩn hoà hợp mà thành chứ không có bản chất thực tại chân chính. Phái này phân chia tồn tại thành hai mặt là bản thể và hiện tượng, với thể tính và công năng khác nhau. Bản thể vĩnh hằng của tứ đại (đất, nước, lửa, gió) là đất - cứng, nước - ẩm, lửa - nóng, gió - động. Hiện tượng là sự phát sinh tác


dụng của các yếu tố đa dạng trong bản thể thường hằng. Sở dĩ tồn tại có các hình dáng và vị trí khác nhau là do bản thể là vĩnh hằng bất biến, hiện tượng là không thường hằng, luôn thay đổi trong hoàn cảnh khác nhau. Không đồng tình với quan niệm pháp hữu (vạn vật là có) của phái này, thuyết bản thể tính không của phái Trung quán mà đại biểu điển hình là Long Thọ cho rằng cả con người và vạn vật trong vũ trụ đều là không (nhân pháp nhị không). Tuy nhiên, không không phải theo nghĩa thông thường, trống rỗng, không phải là phủ định sự tồn tại của bản thể mà là một phạm trù triết học về bản chất thế giới, có nội dung đặc biệt và ý nghĩa phong phú. Thuyết Tính không này được hiểu là mọi tồn tại đều do nhân duyên hoà hợp mà thành, đều không có bản chất cố định. Tuy nhiên, không không loại trừ hữu (có), mà lấy không làm , không và có gắn liền với nhau, bởi vì nếu như vạn vật trong vũ trụ đều do duyên khởi thì đều không có tự tính, bản thể. Bởi vì nếu không mà có thực thể cố định, thì không thể hoà hợp nhân duyên, mọi vật trong vũ trụ cũng không thể nhờ duyên khởi mà được. Các yếu tố vật chất (sắc) không tách rời các yếu tố tinh thần (thụ, tưởng, hành, thức) mà dựa vào các yếu tố tinh thần để tồn tại và ngược lại. Mọi tồn tại bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần đều gắn với không và ngược lại. Tinh thần này thể hiện đậm nét trong kinh Bát nhã: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc” (Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc chính là không, không chính là sắc). Tuy nhiên, một số nhà Phật học đã nhận thấy mối nguy hiểm trong hoạt động tu tâm dưỡng tính của con người do hiểu sai tinh thần của thuyết bản thể tính không. Bởi vậy, họ đã tìm hiểu mối quan hệ giữa chủ thể và bản thể, đưa bản thể vào trong chủ thể, thậm chí quy về chủ thể để chuyển từ quan niệm vạn vật tính không sang bất không, từ đó hình thành nên hai phái: 1. Phái Như Lai coi Phật tính là tính không, Phật tính vừa là cơ sở để chúng sinh thành Phật vừa là bản tính của vạn sự vạn vật, là bản thể của vạn vật trong vũ trụ; 2. Phái Duy thức với đại biểu điển hình là Vô Trước, Thế Thân quy tồn tại thành nhận thức, tất cả các sự vật chỉ là tâm thức (vạn pháp duy thức), tâm thức là căn nguyên, là bản thể của vạn vật. Tất cả thế giới đều không phải thực tại, đều là các biểu

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí