Công thức tính NPV:
−
(1 + )
=
Trong đó:
Bi: Lợi ích thu được năm i. Lợi ích có thể là doanh thu thuần, giá trị thanh lý tài sản cố định, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và thu về ở cuối đời dự án…
Ci: Các khoản chi năm i. Các khoản chi ở đây có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động, chi phí vận hành hằng năm của dự án…
n: số năm hoạt động của dự án (vòng đời của dự án) r: tỷ suất chiết khấu được chọn
Chỉ tiêu NPV dùng để đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư:
- Nếu NPV > 0 thì dự án có dòng tiền dương => dự án được chấp nhận.
- Nếu NPV < 0 thì dự án có dòng tiền âm => dự án bị bác bỏ.
- Nếu NPV = 0 thì dự án chỉ được chấp nhận khi dự án đó đem lại hiệu quả kinh tế xã hội là rất lớn, chẳng hạn: tạo công ăn việc làm, giải quyết ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return)
IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng giá trị hiện tại của chi phí vốn đầu tư. Nếu IRR bằng lãi suất tiền gửi thì nhà đầu tư nên gửi tiết kiệm, độ an toàn sẽ cao hơn. Nếu IRR bằng lãi suất cho vay và việc đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ trả lãi vay ngân hàng. Do vậy, IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có ý nghĩa về mặt kinh tế. Ngoài ra, tính IRR còn cho phép ta lựa chọn các phương án đầu tư khác nhau.
Công thức tính IRR: Cho NPV = 0
(1 + )
= 0
Trong đó:
CFi: dòng tiền ròng của dự án n: số năm đầu tư
r: Tỷ suất thu hồi nội bộ
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn PP
Thời gian thu hồi vốn PP là thời gian mà nhà đầu tư thu hồi được số vốn đã bỏ ra để đầu tư vào dự án. Khi thẩm định cho vay dự án đầu tư, chỉ tiêu PP giúp đánh giá thời gian thu hồi vốn của dự án và mức độ rủi ro của dự án. Dự án có thời gian thu hồi vốn càng dài thì mức độ rủi ro gặp phải sẽ càng tăng lên. Thông thường người ta thường chọn phương án đầu tư có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn.
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn không xét đến giá trị thời gian của tiền Công thức tính:
− + = 0
Trong đó:
CFo: vốn đầu tư ban đầu CFi: khoản thu nhập ròng năm thứ i i: Thứ tự năm đầu tư t : thời gian hoàn vốn
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn có xét đến giá trị thời gian của tiền Công thức tính:
(1 + )
=
- Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi PI
Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án. PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.
Công thức tính:
∑ (1 + )
=
Chỉ tiêu PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án.
2.2.2.7. Thẩm định rủi ro của dự án
Ngân hàng thường sử dụng các kỹ thuật phân tích như: phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản (tình huống) để đánh giá mức độ rủi ro của dự án.
- Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích cho thấy được ảnh hưởng của biến độc lập vào biến phụ thuộc của dự án. Biến độc lập có thể là giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu, tốc độ lạm phát… Biến phụ thuộc có thể là các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính dự án như NPV, IRR… Khi tính độ nhạy của dự án, người ta thường cho các biến độc lập thay đổi 1% so với phương án lựa chọn ban đầu và tính ra biến phụ thuộc thay đổi bao nhiêu phần trăm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Phân tích độ nhạy cho biết yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Mặt khác, nó còn cho phép lựa chọn những dự án có độ an toàn cao (Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo chiều hướng không có lợi). Người ta có thể phân tích độ nhạy trong trường hợp có một biến thay đổi và trong trường hợp có nhiều biến thay đổi. Từ đánh giá được độ an toàn và đưa ra được các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho dự án.
- Phân tích kịch bản (tình huống)
Phân tích kịch bản là kỹ thuật phân tích rủi ro trong đó người ta chia ra làm ba phương án: tốt nhất, cơ sở và xấu nhất. Trên cơ sở các phương án đó, người ta xác định khả năng xác suất xảy ra với từng phương án, sau đó xây dựng các chỉ tiêu tài chính tương ứng với từng phương án.
Lập bảng phân bố xác suất của các yếu tố và NPV:
Xác suất | NPV | |
Tốt nhất | P1 | NPV1 |
Cơ sở | P2 | NPV2 |
Xấu nhất | P3 | NPV3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế - 1
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế - 2
- Phương Pháp Thẩm Định Dựa Trên Việc Phân Tích Độ Nhạy Của Dự Án Đầu Tư
- Tình Hình Huy Động Vốn Từ Khách Hàng Tại Vietcombank – Cn Huế Giai Đoạn 2009 – 2012
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế - 6
- Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế - 7
Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.
Từ đó có thể tính ra được giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của NPV. Hệ số biến thiên càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao.
2.2.2.8. Thẩm định phương án trả nợ vốn vay
Khi dự án có các chỉ số NPV, IRR đạt mức nhất định trở lên thì dự án được coi là có hiệu quả. Nhưng hiệu quả này là kết quả hoạt động của cả đời dự án, trong khi việc trả nợ của dự án thường chỉ đóng khung trong một số năm, cho nên mặc dù dự án có hiệu quả nhưng chưa nói lên khả năng trả nợ. Vì vậy cần xây dựng một phương pháp tính toán nói lên khả năng trả nợ của dự án. Dự án có sử dụng vốn vay nên NH rất quan tâm đến phương án trả nợ vốn vay. Cho nên, phương án trả nợ là một bộ phận không thể thiếu của hồ sơ vay vốn. Các nguồn trả nợ cho dự án có thể từ lợi nhuận sau thuế, khấu hao và lãi vay (Theo quy định, lãi vay được tính vào chi phí sản xuất, do đó được phép trích từ chi phí sản xuất để tạo nguồn trả nợ).
2.2.3. Dự án minh họa: Dự án đầu tư mua sắm xe ô tô để đào tạo lái xe hạng B1, B2 của Trường Trung học Giao thông vận tải Huế
- Thông tin cơ bản về dự án đầu tư
Tên dự án: Dự án đầu tư mua sắm xe ô tô để đào tạo lái xe hạng B1, B2 Chủ đầu tư: Trường Trung học Giao thông vận tải Huế
Địa điểm đầu tư: 365 Điện Biên Phủ, Thành phố Huế Tổng mức vốn đầu tư: 8.551.000.000đ, trong đó:
+ Vốn tự có tham gia là 2.566.000.000đ (chiếm tỷ lệ 30% vốn đầu tư)
+ Vốn vay NH dự kiến là 5.985.000.000đ (chiếm tỷ lệ 70% vốn đầu tư)
Công suất thiết kế: 63 học viên/xe/năm.
Khi dự án hoàn thành sẽ thu hút những người có nhu cầu học lái xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nâng cao khả năng cạnh tranh với các trung tâm dạy lái xe khác như Trường trung cấp nghề số 23, Trung tâm dạy nghề lái xe mô tô – ô tô MASCO Thừa Thiên Huế.
- Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư
Thẩm định tính tổng dự toán vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư: 8.551.000.000đ, trong đó:
+ Chi phí mua xe Toyota Vios 1.5G (10 xe): 6.682.000.000đ
+ Chi phí mua xe Toyota Altis 2.0 (02 xe): 1.869.000.000đ
Theo tham khảo giá thị trường và giá xe tại các showroom lân cận thì giá mà
Trường Trung học Giao thông vận tải Huế đưa ra tại đề án là khá hợp lý.
Đây là dự án mua xe để đào tạo lái xe vì vậy các chi phí dự phòng, chi phí lãi vay trong thời gian đầu tư, chi phí khác… gần như bằng không (Chi phí dự phòng nếu có sẽ là chi phí trượt giá, tuy nhiên nếu trong thời gian đầu tư ngắn thì chi phí này gần như cũng bằng không).
Thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án
Với nguồn vốn tự có chiếm 30% tổng mức đầu tư là nguồn vốn ngân sách Nhà nước thì việc sắp xếp nguồn vốn để tham gia vào dự án mang tính khả thi rất cao (Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt theo đó Sở tài chính đồng ý cho trường làm việc trực tiếp với Ngân hàng để tiếp xúc nguồn vốn, nguồn vốn tự có sẽ được Sở tài chính phê duyệt). Chủ đầu tư – Trường Trung học GTVT Huế đã từng đầu tư mua sắm xe để phục vụ hoạt động đào tạo lái xe và đã có mối quan hệ rất lớn với các nhà cung cấp xe (đặc biệt là dòng xe Toyota) vì vậy khi có đủ nguồn vốn (bao gồm vốn tự có và vốn vay) thì việc mua xe để hoàn thành dự án là hoàn toàn thực hiện được.
Thẩm định tính hợp lý của các báo cáo tài chính dự toán
Trong những năm qua, nguồn thu từ hoạt động đào tạo lái xe ô tô luôn là nguồn thu chính của trường Trung học GTVT Huế, số lượng học viên cũng như nguồn thu tăng đều qua các năm.
Bảng 2.6 Thống kê số lượng học sinh và nguồn thu từ hoạt động đào tạo lái xe của trường trong các năm 2010 - 2011
Đvt: Triệu đồng
2010 | 2011 | Tốc độ tăng 2011/2010 | |
Tổng thu | 24.64 | 31.67 | 28,5% |
Thu từ đào tạo sát hạch lái xe | 19.943 | 25.4 | 27,4% |
Tỷ lệ | 80,9% | 80,2% | giảm 0,9% |
Tổng số học sinh | 4.176 | 4.523 | 8,3% |
Số học sinh hạng B | 2.987 | 3.301 | 10,5% |
Tỷ lệ | 71,5% | 73,0% | 2,1% |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án tại Vietcombank – CN Huế)
Qua bảng 2.6 ta thấy Trong năm 2011 nguồn thu từ tất cả các hoạt động nói chung và nguồn thu từ việc đào tạo sát hạch lái xe cũng như tổng số học sinh đều có sự tăng lên rõ rệt so với năm 2010. Về cơ cấu nguồn thu của Trường Trung học GTVT Huế, tỷ lệ nguồn thu từ đào tạo sát hạch lái xe là rất lớn (chiếm hơn 80% qua các năm). Điều này cũng thể hiện đây là ngành đào tạo chính của trường.
Bên cạnh nguồn thu từ học phí đào tạo các ngành nghề, trường còn có một số khoản thu khác như cho thuê mặt bằng, bán sách – đĩa luật giao thông đường bộ,… Bảng 2.7 Thống kê nguồn thu học phí hạng B1, B2 trong giai đoạn 2010 – 2011 và
6 tháng đầu năm 2012
Đvt: Triệu đồng
2010 | 2011 | 6 tháng đầu 2012 | |
Học phí hạng B1 | 3.998 | 3.092 | 0.947 |
Học phí hạng B2 | 5.752 | 10.837 | 7.952 |
Tổng cộng | 9.750 | 13.929 | 8.899 |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án tại Vietcombank – CN Huế)
Hiện nay, để đáp ứng cả nhu cầu sinh hoạt lẫn kinh doanh nên người dân có nhu cầu học bằng B2 nhiều hơn B1 (bằng B1 và B2 đều sử dụng để điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, ô tô tải dưới 3500kg tuy nhiên bằng B2 có ưu thế hơn là có thể sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải). Chính vì vậy mà nguồn thu của trường từ học phí hạng B2 cũng lớn hơn nhiều so với hạng B1và khoảng cách này có xu thế ngày càng tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng thu từ học phí hạng B đã đạt gần 8.9 tỷ đồng (chiếm 63.89% so với năm 2011). Điều đó chứng tỏ rằng, hoạt động đào tạo lái xe nói chung và hạng B nói riêng của Trường Trung học GTVT Huế vẫn đang trên đà tăng trưởng và khẳng định khả năng có thể cạnh tranh với các trung tâm đào tạo khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống phương tiện tập lái của trường lại còn đang hạn chế, dưới đây là thống kê phương tiện tập lái của trường Trung học giao thông vận tải Huế:
Bảng 2.8 Thống kê phương tiện tập lái của Trường Trung học GTVT Huế
Số lượng theo từng hạng đào tạo | |||||||
Nhãn hiệu | Năm sử dụng | Xuất sứ | B | C | D | E | FC |
Uaz 469 | 1994-2005 | Liên Xô | 6 | ||||
VSM | 2005 | Trung Quốc | 4 | ||||
Deawoo Lanos | 2004-2005 | Hàn Quốc | 16 | ||||
Huyndai Accent | 2010 | Hàn Quốc | 5 | ||||
Mazda 323 | 2006 | Nhật | 1 | ||||
Toyota Altis | 2001 | Nhật | 1 | ||||
Kia 2007II | 2003-2006 | Hàn Quốc | 16 | ||||
Sitom | 2005 | Trung Quốc | 2 | ||||
Hino | 2003 | Nhật | 2 | ||||
Isuzu Forward | 2005-2010 | Nhật | 11 | ||||
Transinco | 2006 | Việt Nam | 2 | ||||
Toyota Hiace | 2002 | Nhật | 1 | ||||
Transinco CA K51B | 2003 | Việt Nam | 2 | ||||
Dongfeng DFLA251A | 2009 | Trung Quốc | 1 | ||||
Tổng cộng | 49 | 15 | 3 | 2 | 1 |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án tại Vietcombank – CN Huế) Ngoài số lượng trên, để đáp ứng nhu cầu học lái xe hạng B, nhà trường còn hợp đồng thêm 03 xe của các cá nhân bên ngoài. Tuy vậy, hiệu quả khai thác không cao. Các xe Uaz 469 được sản xuất từ những năm 1994, hiện thường xuyên hư hỏng và có mức tiêu hao nhiên liệu cao (20 lít xăng/100km). Các xe VSM, do Trung Quốc sản xuất năm 2005, nhưng do liên tục sử dụng và thiếu phụ tùng thay thế nên hiện cũng đã xuống cấp. Nếu tiếp tục sử dụng các xe này thì ngoài việc không đáp ứng được yêu
cầu học tập cho học viên còn không đảm bảo hiệu quả kinh tế cho Nhà trường.
Hàng năm trường vẫn dành một phần chi phí để bảo dưỡng, sữa chữa xe định kỳ tuy nhiên với lượng xe như hiện nay thì trường vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân cũng như tổ chức.
Trường trung học GTVT Huế là một đơn vị hành chính sự nghiệp vì vậy báo cáo quyết toán tài chính hàng năm được thể hiện không giống như một doanh nghiệp thông thường, các số liệu phòng Khách hàng đưa ra được phân tích dựa trên báo cáo thu chi và báo cáo tăng giảm TSCĐ qua các năm của trường.
Thẩm định dòng tiền của dự án
+ Các thông số giả định tính toán của Dự án:
16% | |
Số lượng học viên tăng thêm 1 năm: | 10% |
Chỉ số tăng giá học phí: | 15% |
Chi phí bảo hiểm: Xe Altis: 13 triệu đồng/năm/xe
Xe Vios: 9 triệu đồng/năm/xe
Chi phí nhiên liệu/xe: 180 triệu đồng/năm
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng,
chi phí khác: 10 triệu đồng/năm/xe
Bảng 2.9 Doanh thu dự án đầu tư mua sắm xe ô tô để đào tạo lái xe hạng B1, B2
Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | |
Số lượng học viên/xe bình quân | 63 | 69 | 76 | 83 | 91 |
Số lượng xe đầu tư (Đvt: xe) | 12 | ||||
Học phí hạng B bình quân (Đvt: Triệu đồng) | 5.850 | ||||
Tốc độ tăng học phí (%) | 15% | ||||
Dự kiến tốc độ tăng học viên | 10% | ||||
Học phí thu được (Đvt: Triệu đồng) | 4,423 | 5,570 | 7,056 | 8,862 | 11,173 |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án tại Vietcombank – CN Huế)
Các chi phí nhiên liệu, chi phí bảo hiểm, chi phí khác được tham khảo theo cơ sở của trường trung học GTVT Huế và dựa trên cơ sở thực tế đối với hai loại xe Toyota Vios 1.5G và Altis 2.0. Các loại chi phí này sẽ tăng với một tỷ lệ nhất định theo năm. Ở đây ngân hàng dựa vào chỉ số tăng giá trong nước để tính ra chi phí hằng năm. Đối với chi phí bảo hiểm thì trên thực tế, chi phí bảo hiểm sẽ giảm qua các năm vì ngày
càng có nhiều công ty bảo hiểm mới ra đời dẫn đến sự cạnh tranh về giá và do giá xe càng ngày càng giảm nên chi phí bảo hiểm cũng sẽ giảm. Trường hợp này chi phí bảo hiểm bằng nhau qua các năm vì trường Trung học GTVT có thể mua bảo hiểm dài hạn rồi phân bổ chi phí cho từng năm chứ không nhất thiết phải mua theo từng năm.
Bảng 2.10 Chi phí dự án đầu tư mua sắm xe ô tô để đào tạo lái xe hạng B1, B2
Đvt: Triệu đồng
Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | |
CP khấu hao | 1,710.20 | 1,710.20 | 1,710.20 | 1,710.20 | 1,710.20 |
Chi phí bảo hiểm | 116 | 116 | 116 | 116 | 116 |
Chi phí nhiên liệu | 2,160.00 | 2,505.60 | 2,906.50 | 3,371.50 | 3,911.00 |
Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng, chi phí khác | 120 | 139.2 | 161.5 | 187.3 | 217.3 |
Tổng chi phí hoạt động | 4,106.20 | 4,471.00 | 4,894.20 | 5,385.00 | 5,954.50 |
Lãi vay đầu tư | 855.9 | 727.5 | 556.3 | 385.1 | 214 |
Tổng chi phí | 4,962.10 | 5,198.50 | 5,450.50 | 5,770.20 | 6,168.40 |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án tại Vietcombank – CN Huế)
Thời gian tính khấu hao cho ô tô là 05 năm. Phương pháp khấu hao được sử dụng là phương pháp đường thẳng. Theo quy định về trích lập khấu hao thì đối với phương tiện vận tải đường bộ, thời gian trích lập khấu hao sẽ từ 6 đến 10 năm. Tuy nhiên, đối với xe sử dụng nhiều như xe để tập lái, độ bền giảm nhanh, vì vậy thời gian khấu hao có thể sẽ giảm xuống.
Bảng 2.11 Lợi nhuận và dòng tiền của dự án đầu tư mua sắm xe ô tô để đào tạo lái xe hạng B1, B2
Đvt: Triệu đồng
Năm 0 | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | |
Hiệu quả | 4,422.6 | 5,570.4 | 7,055.8 | 8,861.5 | 11,173.0 | |
Chi phí | 2,396.0 | 2,760.8 | 3,184.0 | 3,674.8 | 4,244.3 | |
Lợi nhuận | 2,026.6 | 2,809.6 | 3,871.8 | 5,186.7 | 6,928.7 | |
Hiệu quả đầu tư | 2,026.6 | 2,809.6 | 3,871.8 | 5,186.7 | 6,928.7 | |
Dòng tiền ròng | -8,551.0 | 2,026.6 | 2,809.6 | 3,871.8 | 5,186.7 | 6,928.7 |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án tại Vietcombank – CN Huế)
Thẩm định lãi suất chiết khấu của dòng tiền
Lãi suất cho vay: 14,3%/năm
Lãi suất tiền gửi: 11%/năm WACC được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
WACC = Lãi suất cho vay x Tỷ lệ NH cho vay + Chi phí sử dụng vốn x Tỷ lệ VTC
= 14.3% x 0.7 + 11% x 0.3
= 13.31%
Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
Từ số liệu dòng tiền qua 5 năm và WACC của dự án, ta có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án bằng cách sử dụng bảng tính Excel.
NPV= 4943.14 triệu đồng >0 Thời gian trả nợ: 05 năm
IRR= 31% > WACC= 13.31% Thời gian thu hồi vốn: 4 năm 3 tháng
Dự án có NPV >0, IRR > WACC
Thẩm định rủi ro của dự án
+ Hiện nay giá mua xe ô tô gần như không có sự biến động vì vậy sẽ không
ảnh hưởng đến sự thay đổi Tổng mức đầu tư của Dự án.
+ Chi phí lưu động của Dự án chủ yếu phụ thuộc vào chi phí nhiên liệu, trong trường hợp chỉ số tăng giá trong nước tăng vượt hơn 24% thì Dự án mới trở nên không đạt hiệu quả (NPV < 0, IRR < WACC).
+ Khi chỉ số tăng giá học phí < 12% thì Dự án trở nên không đạt hiệu quả (lúc này IRR < WACC, NPV < 0). Tuy nhiên mức tăng giá học phí 15% do Phòng Khách hàng đưa ra được tính toán dựa trên tìm hiểu các mức học phí từ năm 2006 đến nay, trên thực tế mức tăng từ năm 2011 đến nay còn cao hơn nhiều (gần 30%).
Với các yếu tố trên thì có thể nhận xét rằng, với nhiều phương án khác nhau khi
các chỉ số đầu vào biến động mạnh thì Dự án vẫn đạt hiệu quả khá cao.
Thẩm định phương án trả nợ vốn vay
Bảng 2.12 Bảng kế hoạch trả nợ dự án đầu tư mua sắm xe ô tô để đào tạo lái xe hạng B1, B2
Đvt: Triệu đồng
Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | |
Dư nợ đầu kỳ | 5,985 | 5,087 | 3,890 | 2,693 | 1,496 |
Trả lãi hàng năm | 856 | 727 | 556 | 385 | 214 |
Trả gốc hàng năm | 898 | 1,197 | 1,197 | 1,197 | 1,496 |
Dư nợ cuối kỳ | 5,087 | 3,890 | 2,693 | 1,496 | - |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án tại Vietcombank – CN Huế)
Bảng 2.13 Bảng cân đối nguồn trả nợ vay dự án đầu tư mua sắm xe ô tô để đào tạo lái xe hạng B1, B2
Đvt: Triệu đồng
Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 | Năm 4 | Năm 5 | |
Trả gốc | 898 | 1,197 | 1,197 | 1,197 | 1,496 |
Trả lãi | 856 | 727 | 556 | 385 | 214 |
Nguồn từ khấu hao | 1,710 | 1,710 | 1,710 | 1,710 | 1,710 |
Nguồn từ lợi nhuận | 2,027 | 2,810 | 3,872 | 5,187 | 6,929 |
Cân đối nguồn trả nợ vay | 1,983 | 2,595 | 3,829 | 5,315 | 6,929 |
(Nguồn: Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án tại Vietcombank – CN Huế) Nguồn trả nợ của dự án được lấy từ khấu hao và lợi nhuận sau thuế hằng năm của chính dự án. Dự án cam kết dùng 100% khấu hao và 100% lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp nguồn thu từ dự án không đảm bảo khả năng trả nợ, Chủ đầu tư cam kết dùng các nguồn thu nhập hợp pháp khác để trả nợ cho khoản vay tại
ngân hàng.
Nhận xét
Dựa vào kết quả thẩm định tài chính dự án mua sắm xe ô tô để đào tạo lái xe hạng B1, B2 tại Vietcombank – CN Huế; ta có thể thấy tất cả các chỉ tiêu về thẩm định tài chính dự án đều được cán bộ thẩm định thể hiện tương đối đầy đủ và chi tiết. Cụ thể:
Thứ nhất về thẩm định tổng dự toán vốn đầu tư vào dự án. Cán bộ thẩm định đã thực hiện việc so sánh, đối chiếu với giá cả thị trường để đưa ra căn cứ chứng minh tổng mức vốn đầu tư này là hợp lý. Nên việc thẩm định tổng dự toán đầu tư đối với dự án này là khá chính xác.
Thứ hai về thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án. Dự án này có nguồn vốn tự có chiếm đến 30% tổng mức đầu tư vào dự án. Nguồn vốn tự có của dự án này khá cao, đạt tiêu chuẩn về hạn mức cho vay đối với đầu tư dự án (Theo quy định của Vietcombank thì hạn mức cho vay có thể lên đến 85% chi phí đầu tư dự án và không giới hạn quy mô dự án). Khi thẩm định, cán bộ đưa ra được những điểm chứng tỏ nguồn vốn tài trợ vào dự án này là khá vững chắc.
Thứ ba về thẩm định báo cáo tài chính dự toán. Thông qua phần phân tích trong báo cáo thẩm định, ta có thể thấy báo cáo tài chính dự toán được cán bộ thẩm định rất kỹ lưỡng. Dựa trên cơ sở lấy số liệu quá khứ và tốc độ tăng giá, tốc độ tăng học phí để dự báo doanh thu và chi phí trong tương lai. Chính vì thế, những con số được dự báo trong báo cáo tài chính dự toán được khẳng định là có căn cứ thuyết phục.
Thứ tư thẩm định về dòng tiền của dự án. Một điểm đáng chú ý trong bước này đó là cán bộ thẩm định không đề cập đến thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi tính dòng tiền của dự án. Điều này hoàn toàn chính xác và có căn cứ cơ sở. Bởi vì trường Trung học GTVT Huế là trường học, là đơn vị hành chính sự nghiệp chứ không phải là một doanh nghiệp nên không phải nộp thuế. Qua đây cho thấy công tác thẩm định dòng tiền của dự án luôn được ngân hàng xem xét kỹ, không phải lúc nào cũng đưa thuế thu nhập doanh nghiệp vào dòng tiền dự án một cách rập khuôn, máy móc.
Thứ năm về thẩm định lãi suất chiết khấu dòng tiền. Chỉ tiêu chi phí sử dụng vốn bình quân trong báo cáo thẩm định do cán bộ đưa vào là hoàn toàn hợp lý do trường Trung học GTVT Huế vừa sử dụng vốn tự có, vừa đi vay ngân hàng.
Thứ sáu về thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được thẩm định tương đối đầy đủ và có sự so sánh giữa chỉ tiêu IRR và WACC, NPV > 0 để đánh giá hiệu quả của dự án.
Thứ bảy về thẩm dịnh phương án trả nợ vốn vay. Ngân hàng luôn tạo điều kiện tối ưu cho chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án. Trong dự án này, chủ đầu tư được ân hạn trong khoảng thời gian là 3 tháng. Nguồn trả nợ cho dự án được lấy từ khấu hao và