Luật HN&GĐ năm 2000. Ở góc độ quyền con người, việc bỏ quy định "cấm" thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm bớt sự kỳ thị đối với cộng đồng người đồng tính, song tính, người chuyển giới. Hôn nhân giữa những người cùng giới tính là vấn đề có tính nhạy cảm xã hội cao. Việc thừa nhận hôn nhân của họ cũng cần phải được xem xét, cân nhắc, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau với lộ trình và những bước đi phù hợp. Trong điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội nước ta thì nhà nước quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không can thiệp bằng những biện pháp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới và khuynh hướng tính dục của họ là phù hợp với quyền con người của cá nhân.
Về việc chung sống giữa những người đồng tính, Luật HN&GĐ có nên quy định vấn đề này không? Luật HN&GĐ năm 2014 đã bỏ ngỏ, hoàn toàn không quy định điều chỉnh gì đến quan hệ những người cùng giới tính chung sống với nhau.
Trên thế giới vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính đã được đặt ra từ lâu và hiện nay đang được giải quyết ở các mức độ khác nhau. Tính đến tháng 8/2013, trên thế giới có 16 quốc gia công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Hầu hết các quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng giới đều có quy định quá độ trong luật, từ việc thừa nhận quyền của người đồng giới và việc chung sống như vợ chồng của người đồng giới rồi mới có quy định về thừa nhận hôn nhân đồng giới như: Hà Lan quy định về việc đăng ký kết hợp dân sự giữa những người cùng giới tính vào năm 1998, nhưng đến năm 2001 mới thừa nhận chính thức hôn nhân hợp pháp giữa người cùng giới tính; Canada thừa nhận quyền chung sống giữa những người cùng giới tính vào năm 1999, đến năm 2005 mới thừa nhận hôn nhân giữa họ với nhau; Cộng hòa Pháp thừa nhận quyền chung sống giữa những người cùng giới tính từ năm 1999 và đến năm 2013 mới thừa nhận hôn nhân của họ...
Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay vấn đề đồng tính đang diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn trật tự xã hội,
thậm chí là vi phạm pháp luật hình sự. Chính vì những đòi hỏi thực tiễn như vậy một yêu cầu đặt ra là phải giải quyết các quan hệ mới nảy sinh trong thực tế. Theo quan điểm cá nhân, cần thiết phải bổ sung quy định về việc đăng ký sống chung giữa những người cùng giới tính, trong đó quy định mang tính chất nguyên tắc với các nội dung như điều kiện đăng ký sống chung, trình tự thủ tục đăng ký sống chung và giải quyết hệ quả nếu không sống chung với nhau, quan hệ tài sản, quyền nuôi con (nếu có) bởi các lý do như sau:
Thứ nhất, quy định về việc đăng ký sống chung giữa những người cùng giới tính sẽ là cơ sở để Nhà nước thống kê được số lượng người đồng tính, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước quản lý, tiếp cận đối tượng điều chỉnh và hoạch định, ban hành các chính sách một cách đúng đắn trong tương lai.
Thứ hai, là cơ sở pháp lý để góp phần không nhỏ giảm sự kỳ thị của dư luận xã hội đối với những người đồng tính, tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng xã hội và sống đúng với con người của mình, được thụ hưởng các chế định pháp luật bình đẳng. Việc đăng ký sống chung giữa những người cùng giới tính thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những đối tượng này, xóa bỏ sự mặc cảm, xóa bỏ cảm giác là họ sống ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.
Thứ ba, tạo hành lang pháp lý và sự ràng buộc pháp luật giữa những người cùng giới tính trong việc sống với nhau để từ đó xác định trách nhiệm của các bên đối với nhau khi họ sống chung. Đồng thời còn có ý nghĩa định hướng giáo dục, điều chỉnh hành vi của những người đồng tính theo hướng tích cực, có lợi cho xã hội.
Thứ tư, quy định việc đăng ký sống chung giữa người cùng giới tính là cơ sở pháp lý để giải quyết các hệ quả pháp lý phát sinh từ việc sống chung giữa người cùng giới tính, cũng như hệ quả pháp lý khi chấm dứt việc sống chung.
Hiện nay, pháp luật vẫn còn một khoảng trống về việc kết hôn sau khi xác định lại giới tính của những người bị khiếm khuyết. Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định về vấn đề này cũng như các văn bản dưới luật cũng không có hướng dẫn cụ thể dù pháp luật dân sự, pháp luật về hộ tịch và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP cũng ghi nhận vấn đề này. Vì vậy để đạt được hiệu quả áp dụng trên thực tế, Luật HN&GĐ cần có quy định rõ ràng về việc kết hôn sau khi xác định lại giới tính của những người bị khiếm khuyết giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác. Đặc biệt, trong trường hợp những người này đã kết hôn, nhưng lại được xác định lại giới tính, thì giải quyết như thế nào? Thực tế, nhiều cơ quan hộ tịch từ chối cải chính giới tính cho những người được xác định lại giới tính này. Do đó, Luật HN&GĐ cần quy định rõ ràng hơn theo hướng cải chính hộ tịch theo giới tính mới và công nhận đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ như đối với người có giới tính đã được xác định chính xác, trong đó có quyền kết hôn và ly hôn.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 12
- Tỷ Lệ Chưa Đăng Ký Kết Hôn Theo Dân Tộc Của Các Cặp Vợ Chồng Từ 18-60 Tuổi
- Áp Dụng Pháp Luật Xử Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật
- Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì nghiêm cấm thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, những người này không nằm trong đối tượng được phép thay đổi lại giới tính theo quy định của pháp luật. Nhưng nhờ thành tựu y học hiện đại có nhiều người đã qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì Nhà nước sẽ công nhận hay không công nhận giới tính mới của họ? Theo tác giả, chúng ta nên công nhận giới tính mới của người chuyển đổi giới tính theo nguyện vọng và đúng giới tính của họ, xác định về mặt hành chính như thay đổi tên, giới tính nam, nữ theo yêu cầu của họ sau khi được Hội đồng y khoa xác định về giới tính đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Mong muốn được sống với chính mình, không phải sống "ngoài vùng phủ sóng" hay được mưu cầu hạnh phúc riêng là điều chính đáng đối với mỗi con người đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Việt Nam cũng như trên thế giới. Bản thân người chuyển giới cũng là những công dân nên cần được tạo điều kiện nâng cao sự bình đẳng trong xã hội.
Trên đây là một số trường hợp vướng mắc khi xác định giới tính của công dân mà các văn bản hướng dẫn chưa hề đề cập, nếu những người này đăng ký kết hôn sẽ hết sức khó khăn cho cơ quan hộ tịch ở địa phương. Luật HN&GĐ năm 2014 đã không quy định các vấn đề này, tuy nhiên đây là vấn đề xuất phát từ thực tiễn, cần được hoàn thiện trong các văn bản pháp luật có liên quan đến HN&GĐ. Tác giả hi vọng văn bản hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 sẽ quy định cụ thể về các trường hợp này.
* Vấn đề nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Luật hiện hành quy định nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ, chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ, chồng. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 thì sau gần 13 năm thi hành luật vẫn còn 32% trường hợp chưa đăng ký kết hôn. Việc chung sống như vợ chồng của hai bên nam, nữ không đăng ký kết hôn đã phát sinh các mối quan hệ về tài sản, quan hệ cha mẹ và con...Luật HN&GĐ năm 2000 cũng đã điều chỉnh vấn đề này tại Điều 17 nhưng chưa rõ ràng và đầy đủ. Trong quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn cần phải xác định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em - đối tượng dễ chịu tổn thương trong xã hội. Từ thực tế đó để điều chỉnh việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn một cách đầy đủ, chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan, nhất là phụ nữ và trẻ em, Điều 14,15,16 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể về hậu quả pháp lý trong trường hợp này về tài sản, quyền và nghĩa vụ giữa các bên và con cái trên cơ sở các quyền sở hữu của pháp luật liên quan.
Tác giả hoàn toàn đồng tình với các quy định này của Luật HN&GĐ năm 2014, bởi lẽ trong thực tế vẫn đang tồn tại việc chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng các bên thực sự coi nhau là vợ chồng, vì vậy, việc bổ sung các quy định giải quyết hậu quả tại các đi ều 14, 15 và 16 Luật HN&GĐ năm 2014 là cần thiết, phù hợp với thực tế cuộc sống chung của các
bên nam, nữ, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của các bên, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Luật HN&GĐ năm 2014 khẳng định nam, nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Quy định này thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và khuyến khích mọi người tuân thủ pháp luật về đăng ký kết hôn. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống như vợ chồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên, nếu không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Xuất phát từ đặc thù của quan hệ sống chung như vợ chồng là các bên tuy không có hôn nhân về mặt pháp lý, nhưng trên thực tế họ đã gắn bó, cùng lo toan, chia sẻ, đóng góp cho cuộc sống chung, do đó quy định này là hoàn toàn phù hợp, thể hiện tính chất nhân văn, công bằng của pháp luật.
Ngoài ra, tác giả hoàn toàn đồng ý việc bổ sung quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 đó là cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Đây là điểm mới được bổ sung so với Luật HN&GĐ năm 2000. Quy định này xuất phát từ thực tế và hoàn toàn phù hợp, là cơ sở pháp lý quan trọng để các văn bản pháp luật khác (Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự…) quy định chế tài đối với hành vi vi phạm này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, phù hợp văn hóa, truyền thống của gia đình Việt Nam.
* Về người có quyền hủy kết hôn trái pháp luật
Quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật HN&GĐ năm 2000 không còn phù hợp vì theo quy định của BLTTDS năm 2004, Viện kiểm sát nhân dân không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Vì vậy, quy định này cần được sửa đổi, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, có một số cơ quan, tổ chức đã giải thể (Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em), vì vậy pháp luật cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định thay thế bằng cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em là các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật. Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tuy nhiên theo Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP về công tác gia đình, pháp luật chưa có sự phân công trách nhiệm của các bộ, ngành cụ thể trong công tác về gia đình nói chung cũng như trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến kết hôn. Vì vậy, pháp luật cần quy định cụ thể quyền khởi kiện của bộ, ngành để các quy định có tính khả thi trong thực tiễn. Những vấn đề đặt ra ở trên đã được sửa đổi tại Luật HN&GĐ năm
2014. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ. Quy định này là phù hợp và thống nhất với quy định của BLTTDS.
3.3.2. Kiến nghị về tổ chức thực hiện
* Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết các vụ việc HN&GĐ cho cán bộ tư pháp - hộ tịch ở xã, phường, thị trấn
Trong thực tế thực hiện đăng ký kết hôn, yếu tố nhân lực là cán bộ xã, phường đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, tình trạng cán bộ địa phương có trình độ chuyên môn chưa đạt yêu cầu, làm việc quan liêu, không linh hoạt dẫn đến việc thực thi pháp luật khó khăn. Do đó, cần nâng cao trình độ
chuyên môn và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tăng cường nhận thức cho cán bộ địa phương, đặc biệt là cán bộ tư pháp - hộ tịch. Hoạt động này giúp cán bộ địa phương nắm vững các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn, thực hiện tốt, đầy đủ, chính xác, khách quan việc kiểm tra xác minh các điều kiện kết hôn của người kết hôn. Từ đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ tư pháp - hộ tịch trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn. Bên cạnh đó, cũng cần có chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi sai phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền công dân, quyền con người của cán bộ khi thực thi pháp luật.
* Nâng cao trình độ của cán bộ xét xử
Nâng cao chất lượng Thẩm phán cho Tòa án các cấp nói chung và những người trực tiếp giải quyết các vụ việc về hủy kết hôn trái pháp luật là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Để làm tốt vấn đề này thì cần phải thực hiện các giải pháp như: Nhanh chóng hoàn thiện các quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; định kỳ tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm giữa các Thẩm phán; quy định và tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên kiến thức pháp luật về HN&GĐ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân; áp dụng các quy định về tổ chức thi sát hạch thường xuyên đối với đội ngũ Thẩm phán…
* Giáo dụ c nâng cao nhậ n thứ c, trình đ ộ , ý thứ c pháp luậ t củ a ngư ờ i dân
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật HN&GĐ nói riêng giữ vị trí quan trọng trong nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật HN&GĐ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và nhân dân. Mục đích của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là xóa bỏ các hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu trong việc kết hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm đảm bảo chất lượng dân số. Giúp người dân hiểu được ý nghĩa của việc
đăng ký kết hôn, từ đó tự giác thực hiện việc đăng ký kết hôn, bảo vệ quyền lợi của bản thân. Đồng thời, giảm thiểu các hành vi vi phạm điều kiện kết hôn như vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, kết hôn cận huyết thống...
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về HN&GĐ nói chung và pháp luật về kết hôn nói riêng phải mở rộng theo hướng xã hội hóa. Huy động tối đa các tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, vận động các chính sách dân số, gia đình, các quy định điều kiện kết hôn qua nhiều hình thức, nhiều kênh như:
- Qua truyền thông đại chúng, tuyên truyền trực tiếp qua các hội nghị của các ngành, đoàn thể các cấp, đồng thời tăng cường hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở. Ở vùng sâu, vùng xa, để nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về luật HN&GĐ, đặc biệt sự hiểu biết về chế các điều kiện kết hôn cho đồng bào dân tộc thiểu số, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, xóa bỏ các phong tục lạc hậu không phù hợp với thời đại.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, điều kiện kết hôn cho thanh thiếu niên ở các nhà trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, các trung tâm bồi dưỡng chính trị trên toàn quốc thông qua nhiều hình thức khác nhau như: các câu lạc bộ học sinh với pháp luật hoặc cuộc thi tìm hiểu pháp luật về điều kiện kết hôn hoặc thông qua những giờ ngoại khóa...
* Nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn dân
Trên cơ sở tích cực triển khai cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình văn hóa, giúp cho trẻ em thừa hưởng kết quả tốt nhất, được lớn lên trong một môi trường ổn định, lành mạnh và phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo điều kiện tốt nhất cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên, tăng cường tư vấn tiền hôn nhân cho thanh thiếu niên để