Đời Sống Tinh Thần Của Người Dân Đồng Bằng Sông Hồng


Quan niệm về nhân quả, nghiệp báo trong Phật giáo giúp cho người dân vùng đồng bằng sông Hồng luôn thận trọng trong suy nghĩ và hành động, giúp người dân trước khi làm điều gì luôn có suy nghĩ về hậu quả sau này và điều này đã ăn sâu vào trong tâm trí người dân với quan niệm về “quả báo”.

Bên cạnh đó, thế giới quan Phật giáo phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều đặc điểm khác nhau, kết hợp với văn hóa bản địa của người Việt cũng như một số giá trị tốt đẹp của Nho giáo, chính điều này đã hòa quyện tinh thần của Phật giáo với trong đời sống tinh thần của người dân. Phật giáo cùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu là Phật giáo Đại thừa, vì:

Thời điểm hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu rất có thể do ảnh hưởng của tư trào Đại thừa giáo Ấn Độ, bắt đầu vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, một tư trào Phật giáo rất năng động và tích cực, kết hợp nhuần nhuyễn tính phóng khoáng, không cố chấp, không quản ngại gian khổ, hy sinh [167, tr.31].

Sự truyền bá Phật giáo đến vùng đồng bằng sông Hồng được diễn ra bằng nhiều con đường với các tông phái khác nhau đã tạo nên nét đặc thù của thế giới quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng.

Trên cái nền khổ đế, thế giới quan Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng đã đi từ quan niệm đời là bể khổ để từ đó có cái nhìn toàn diện về thế giới, con người và cuộc đời con người. Trong vòng sinh tử, thế giới quan Phật giáo hướng con người tới quan niệm sống, lối sống thiện ở hiện tại để sau khi mất đi được hạnh phúc ở kiếp sau. Ngược lại, nếu sống ác, làm ác ở kiếp này kiếp sau sẽ phải chịu quả quá trong vòng sinh tử luân hồi. Điều này đã thấm sâu trong tâm thức của một bộ phận người dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay. Trải qua thời gian, quan niệm về thế giới ở Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng đã có những biến đổi điều kiện thực tế, từng giai đoạn lịch sử nhất định. Quan niệm về thế giới, con người và cuộc đời con người trong thế giới quan Phật giáo không chỉ dừng lại trong đời sống tâm linh, trong khuân viên nhà Phật mà còn hướng ra bên ngoài xã hội với niềm lạc quan, tin tưởng vào cái thiện, và của chính nghĩa.


2.2. ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

2.2.1. Khái niệm đời sống tinh thần và cấu trúc của đời sống tinh thần

- Khái niệm đời sống tinh thần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Đời sống tinh thần là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, có phạm vi rộng lớn và phức tạp. Việc xác định nội dung khái niệm đời sống tinh thần phụ thuộc vào những cách tiếp cận khác nhau. Đời sống tinh thần có mối quan hệ mật thiết với ý thức xã hội. Theo Nguyễn Thế Nghĩa cho rằng: “Ý thức xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần xã hội. Nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng, lý luận cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống, thói quen, sở thích... phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định” [123, tr.659]. Với quan niệm này, đời sống tinh thần được đồng nghĩa với ý thức xã hội, trong đời sống tinh thần có ý thức xã hội. Song ý thức ở đây không chỉ là sự phản ánh hiện thực mà nó còn là nguồn kích thích hành động, hình thành nên niềm tin và thái độ đúng đắn với hiện thực.

Với tính cách là đối tượng nghiên cứu của triết học, đời sống tinh thần vừa được nghiên cứu ở cấp độ chung nhất vừa được nghiên cứu ở cấp độ cụ thể với đối tượng cụ thể theo thành phần, lĩnh vực. Vi Quang Thọ cho rằng: “Đời sống tinh thần của xã hội, về bản chất là quá trình tồn tại hiện thực của mọi người, còn thực tế thì đó là cách thức hoạt động sống có tính chất xã hội và là lĩnh vực độc lập tương đối, có liên quan tới sản xuất và truyền bá ý thức, tới việc thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của mọi người” [161, tr.13]. Quan điểm này đã xem tính chất, đặc trưng của đời sống tinh thần là hệ thống hoạt động tinh thần mang tính xã hội của con người. Do đó, việc giải quyết các vấn đề đời sống tinh thần của con người vừa mang tính ý thức vừa mang tính vật chất, và là vấn đề không đơn giản. Thực tế đã có nhiều khuynh hướng khác nhau khi đề cập đến vấn đề này. Có thể nêu ra hai khuynh hướng cơ bản sau đây:

Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 10

Khuynh hướng thứ nhất cho rằng đời sống tinh thần của con người và xã hội chỉ giới hạn trong “cái tinh thần” đó là tư tưởng, là ý thức, là tư duy... Quan điểm này xem tính chất, đặc trưng của đời sống tinh thần là một hệ thống thông


qua sự tác động giữa các nhân tố cấu thành hệ thống của đời sống tinh thần xã hội. Nếu xem đời sống tinh thần với tư cách là sự thống nhất giữa các hoạt động tinh thần, các quan hệ tinh thần và ý thức (hệ thống hoạt động tinh thần bảo gồm: hoạt động tinh thần - quan hệ tinh thần - ý thức) [161, tr.13]. Cách hiểu này chỉ nhấn mạnh thuộc tính chung và phổ biến nhất của ý thức để phân biệt giữa ý thức và vật chất, chứ chưa nêu được tính chất, đặc trưng của đời sống tinh thần như một hệ thống đang hoạt động của con người mang tính lịch sử - xã hội.

Khuynh hướng thứ hai, hiểu đời sống của con người và xã hội là ý thức xã hội, là cái đứng trên cá nhân hoặc xem ý thức cá nhân đồng nhất với ý thức xã hội; đời sống tinh thần với tư cách là một hiện tượng xã hội, là một dạng thức đặc thù của hiện thực xã hội, do đó, ý thức xã hội, đời sống tinh thần không phải là cái chung thuần túy mà nó được thể hiện trong một hệ thống nhất các mối quan hệ giữa con người “con người - hoạt động - giao tiếp của con người - xã hội - lịch sử - ngôn ngữ - văn hóa”.

Như vậy phạm trù đời sống tinh thần có những cách hiểu khác nhau, để làm rõ vấn đề này cần xem nó trong mối quan hệ với các khái niệm ý thức xã hội văn hóa tinh thần.

Ý thức xã hội là một phần của đời sống xã hội, phản ánh tồn tại xã hội thông qua hoạt động tinh thần, ý thức xã hội tác động ngược trở lại đối với tồn tại xã hội. Theo đó, ý thức xã hội là một bộ phận của những tư tưởng, quan điểm, cũng như những tình cảm, ý thức, tâm trạng, tâm lý, phong tục, tập quán... được nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh thực tại xã hội. Do đó, ý thức xã hội không phải là toàn bộ đời sống tinh thần. Đời sống tinh thần của xã hội phản ánh đời sống vật chất của xã hội và tác động tích cực đến đời sống vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Đời sống tinh thần không chỉ phản ánh đời sống vật chất của xã hội mà còn bao gồm những hoạt động và quan hệ tinh thần của chủ thể phản ánh. Do đó, hoạt động tinh thần và quan hệ tinh thần của con người mang tính lịch sử và xã hội nhất định.


Trong mối quan hệ với đời sống tinh thần, ý thức xã hội có những nội dung hẹp hơn so với đời sống tinh thần. Đời sống tinh thần xã hội bao gồm những khía cạnh liên quan đến lĩnh vực tinh thần như giá trị, sản phẩm tinh thần, hiện tượng, quá trình tinh thần, những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần, giao tiếp, tiêu dùng giá trị tinh thần...). Cái làm cho khái niệm đời sống tinh thần của xã hội rộng hơn khái niệm ý thức xã hội đó chính là hoạt động tinh thần.

Bên cạnh đó, đời sống tinh thần có tính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của những hiện tượng, những quá trình tinh thần. Nếu ý thức xã hội là sự phản ánh kết quả của hoạt động thực tiễn của con người thì đời sống tinh thần bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, phổ biến, gìn giữ, giao tiếp, sử dụng các giá trị tinh thần. Do đó, phạm trù đời sống tinh thần có phạm vi, nội dung rộng hơn phạm trù ý thức xã hội. Tuy nhiên, xét đến cùng kết cấu của đời sống tinh thần hay ý thức xã hội đều thể hiện mối quan hệ với tồn tại xã hội.

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa là khái niệm bao gồm những sản phẩm vật thể và phi vật thể do con người tạo ra mang tính giá trị, bao hàm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Văn hóa gắn liền với con người và trình độ phát triển của con người, do loài người sáng tạo ra để thỏa mãn những nhu cầu của cuộc sống con người. Văn hóa có thể hiểu là văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất trong đời sống của con người. Văn hóa tinh thần là một dấu hiệu để xác định nội dung cơ bản của đời sống tinh thần xã hội. Văn hóa tinh thần là tổng thể các giá trị tinh thần của xã hội, trong đó những giá trị về chân - thiện - mỹ... thông qua hoạt động và quan hệ tinh thần. Giống như đời sống tinh thần, văn hóa tinh thần không chỉ bao gồm những hoạt động tinh thần mà còn bao gồm cả những hoạt động và quan hệ tinh thần của con người. Tuy vậy, khác với đời sống tinh thần xã hội, văn hóa tinh thần chỉ bao gồm một phần chứ không bao gồm tất cả những giá trị, hoạt động và quan hệ tinh thần nói chung.


Trên thực tế, mọi giá trị văn hóa tinh thần đều thuộc về đời sống tinh thần xã hội, song không phải mọi giá trị tinh thần đều được quy hết về văn hóa tinh thần, vì chỉ những giá trị tinh thần có tính bền vững, ổn định, trở thành những chuẩn mực chung trong đời sống mới trở thành văn hóa tinh thần. Còn đời sống tinh thần xã hội, ngoài những yếu tố văn hóa tinh thần còn có nội dung rộng lớn khác như giá trị cá nhân, giá trị nhóm hoặc những giá trị từ bên ngoài du nhập vào không thuộc những giá trị mang tính đặc thù của dân tộc, không thuộc văn hóa tinh thần của dân tộc. Do đó, khái niệm văn hóa tinh thần có phạm vi và nội dung hẹp hơn so với khái niệm đời sống tinh thần. Tuy nhiên, văn hóa tinh thần và đời sống tinh thần có mối quan hệ tương hỗ, bổ sung cho nhau, tạo thành những hệ giá trị, chuẩn mực của một xã hội, phản ánh trình độ phát triển, đặc điểm và bản sắc của dân tộc đó.

Đời sống tinh thần là một phạm trù rộng, bao hàm cả ý thức xã hội, văn hóa tinh thần và nhiều hoạt động, quan hệ tinh thần khác nữa. Đời sống tinh thần có thể được hiểu là:

Tất cả những giá trị, những sản phẩm, những hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người, phản ánh đời sống vật chất của xã hội và được thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định [54, tr.34].

Hay đời sống tinh thần với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn, một hệ thống đang hoạt động:

Phản ánh một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội, nó bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các giá trị tinh thần; là sự tổng hòa các hoạt động tư tưởng, khoa học, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, tín ngưỡng tôn giáo; nó vừa là sự phản ánh, vừa tác động tích cực trở lại đời sống vật chất và đời sống chính trị của xã hội [119, tr.36].

Đời sống tinh thần phản ánh đời sống vật chất xã hội, chịu sự quy định và chi phối của đời sống vật chất xã hội. Tuy nhiên, đời sống tinh thần có tính


tương đối độc lập tương đối. C.Mác và Ph.Ănghen đã chỉ ra rằng: “Càng đi xa lĩnh vực kinh tế mà chúng ta nghiên cứu, lĩnh vực đó càng gắn với tư tưởng trừu tượng thuần túy, thì chúng ta sẽ càng thấy tính ngẫu nhiên trong sự phát triển của nó, đường biểu diễn của nó càng dích dắc hơn” [116, tr.273].

Như vậy, đời sống tinh thần là khái niệm bao trùm toàn bộ hiện thực tinh thần của xã hội, bao gồm cả ý thức cá nhân, ý thức nhóm, ý thức xã hội; bao gồm cả quá trình sản xuất, bảo quản, phổ biến, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các giá trị tinh thần. Trong các yếu tố của đời sống tinh thần, tôn giáo là yếu tố quan trọng. Tôn giáo với ý nghĩa vừa là đời sống tâm linh, vừa là nhu cầu tinh thần của con người trong cuộc sống, có ảnh hưởng sâu sắc trong việc hình thành lối sống, nhân cách, phong tục tập quán và hoạt động xã hội của con người.

Có thể thấy, khái niệm về đời sống tinh thần có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, trong luận án này, tác giả cho rằng: Đời sống tinh thần là một dạng thức đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, phản ánh hoạt động của con người, là sự tổng hòa của các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, giáo dục, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng... của con người.

Về cấu trúc của đời sống tinh thần:

Đời sống tinh thần là phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ với ý thức xã hội, ý thức cá nhân; là sự tổng hòa nhiều lĩnh vực chính trị, pháp luật, đạo đức, tín ngưỡng, tôn giáo văn hóa... Giữa các lĩnh vực, các yếu tố của đời sống tinh thần có sự giao thoa nên việc phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh vực khác nhau chỉ mang ý nghĩa tương đối, tùy thuộc vào từng góc độ tiếp cận.

Từ góc độ tiếp cận lôgíc - lịch sử: Với tính cách là một quá trình vận động và phát triển, đời sống tinh thần được thể hiện ở dưới hai khía cạnh nhu cầu tinh thần và hoạt động tinh thần.

Nhu cầu tinh thần, thực chất là nhu cầu của con người bên cạnh các nhu cầu vật chất, đó là nhu cầu sử dụng các giá trị tinh thần như tri thức khoa học, công nghệ, các giá trị tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp, những tác phẩm văn học nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, hội họa... nhằm phục vụ nhu


cầu và thỏa mãn trong đời sống tinh thần của con người. Tôn giáo cũng là một nhu cầu đặc biệt của con người, giúp con người nhìn nhận vị trí, vai trò của mình trong mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội, giữa con người với cái thiêng. Do đó, tôn giáo không chỉ giúp con người hiểu về nguồn gốc của vũ trụ, thế giới, con người và cuộc đời con người mà từ đó có những định hướng giá trị tốt đẹp đối với con người trong đời sống xã hội. Hơn thế nữa, tôn giáo, các giá trị truyền thống là những sản phẩm thực tiễn, sản sinh từ đời sống của con người, giải đáp những nhu cầu tinh thần của con người. Nhu cầu tinh thần của con người phụ thuộc trực tiếp vào bối cảnh lịch sử, trình độ sản xuất vật chất, năng lực nhận thức, chế độ chính trị, tâm lý xã hội... của con người.

Xuất phát từ nhu cầu tinh thần, con người tiến hành hoạt động sản xuất tinh thần như quan niệm về thần linh, sáng tạo ra tôn giáo nhằm lý giải những điều mà con người chưa lý giải được, sản xuất các hoạt động văn hóa, lễ hội, sáng tác văn chương, âm nhạc, kiến trúc, hội họa.. từ đó hình thành những tư tưởng, quan niệm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Đây thực chất là quá trình sản xuất tinh thần bên cạnh hoạt động sản xuất vật chất của con người. Đặc thù của sản xuất tinh thần phụ thuộc vào nhu cầu tinh thần và đặc tính của lao động tinh thần, từ đó sản xuất tinh thần được chia thành các lĩnh vực khác nhau như triết học, chính trị, tôn giáo, tâm lý, giáo dục, khoa học công nghệ, hội họa...

Cũng giống như hoạt động sản xuất vật chất, khi sản xuất ra một sản phẩm con người sẽ sử dụng sản phẩm đó để phục vụ đời sống, sinh hoạt của mình. Đời sống tinh thần cũng vậy. Khi sản phẩm tinh thần của con người được sản xuất ra, con người tiến hành giao tiếp tinh thần. Thực chất của quá trình giao tiếp tinh thần là quá trình trao đổi những kết quả tinh thần, đây là một hình thức giao tiếp xã hội, ngày càng trở thành điều kiện cần thiết trong đời sống của con người. Thông qua quá trình giao tiếp, trao đổi tinh thần, những kết quả lao động tinh thần được phô diễn ra để phục vụ nhu cầu tinh thần của con người,


cung cấp các thông tin, các giá trị tốt đẹp và loại bỏ những thông tin sai lệch, giá trị không phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Bước tiếp theo trong quá trình hoạt động tinh thần là việc sử dụng các giá trị tinh thần. Việc sử dụng các giá trị tinh thần có tác dụng mở ra khả năng sáng tạo, sự phát triển toàn diện và hài hòa những sản phẩm tinh thần trong đời sống con người. Tiêu dùng, sử dụng tinh thần luôn gắn liền với hoạt động của con người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, hình thành nên nhân cách, quan niệm sống, lối sống, văn hóa ứng xử của con người.

Khâu cuối cùng trong cấu trúc của đời sống tinh thần đó là quá trình đánh giá lại giá trị tinh thần. Thực chất của quá trình sản xuất tinh thần là nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với thiên nhiên. Các sản phẩm tinh thần của con người phản ánh trình độ nhận thức và một giai đoạn lịch sử nhất định. Một sản phẩm tinh thần được sản xuất ra nhằm phục vụ nhu cầu của con người, tuy nhiên, sản phẩm tinh thần đó chưa hẳn đã mang những giá trị tốt đẹp, nó cũng có những yếu tố không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội, kinh tế... Không phải sản phẩm tinh thần nào của con người sản xuất ra cũng được phổ biến rộng rãi, ví dụ như hành vi trộm cắp, tà dâm, nói dối... và cũng có sản phẩm tinh thần tồn tại một cách vĩnh viễn, có sản phẩm tồn tại mang tính chân lý như con cái có hiếu với cha mẹ, chữ tín, nhân nghĩa, lòng yêu thương con người,... có các sản phẩm tinh thần văn chương, nghệ thuật vượt không gian và thời gian. Cũng có sản phẩm tinh thần có giá trị với đời sống trong một giai đoạn nhất định nhưng qua thời gian sản phẩm đó không còn phù hợp nữa nên ít ảnh hưởng đến đời sống và dần bị loại bỏ. Qua thời gian sử dụng, con người sẽ đánh giá, nhìn nhận thông qua kinh nghiệm sống để sàng lọc, loại bỏ những gì không phù hợp, gìn giữ những giá trị tinh thần tốt đẹp phục vụ cuộc sống của con người.

Từ góc độ tiếp cận cấu trúc hệ thống, có thế phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh vực: Đời sống tư tưởng, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo,

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí