ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------- ----------
BỘ CÔNG AN THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI
TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1975
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | |
Mã số: | 60.22.56 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 2
- Chủ Trương Của Đảng Và Quá Trình Thực Hiện Của Bộ Công An Về Tập Trung Giáo Dục, Cải Tạo.
- Công Tác Lập Hồ Sơ Và Bắt Giữ Đối Tượng Ttgdct
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG HỒNG
NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
An ninh quốc gia An ninh, trật tự Chủ nghĩa xã hội Chỉ thị Trung ương Nhà xuất bản Tập trung giáo dục, cải tạo Ủy ban Hành chính Xã hội chủ nghĩa |
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 7
6. Đóng góp của đề tài 8
7. Kết cấu luận văn 8
Chương 1. BỘ CÔNG AN THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1961 - 1964 9
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tập trung giáo dục cải tạo 9
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác tập trung, giáo dục cải tạo 9
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tập trung giáo dục, cải tạo 13
1.2. Chủ trương của Đảng và quá trình thực hiện của Bộ Công an về tập trung giáo dục, cải tạo 16
1.2.1. Chủ trương của Đảng và phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an. 16
1.2.2. Quá trình thực hiện của Bộ Công an 288
Chương 2. BỘ CÔNG AN THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ TẬP TRUNG GIÁO DỤC, CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ NGUY HẠI CHO XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1965 - 1975 45
2.1. Chủ trương của Đảng và phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an.45
2.1.1. Chủ trương của Đảng 45
2.1.2. Phương hướng, kế hoạch của Bộ Công an 51
2.2. Quá trình thực hiện của Bộ Công an về tập trung giáo dục, cải tạo giai đoạn 1965 - 1975 55
2.2.1. Công tác lập hồ sơ và bắt giữ đối tượng TTGDCT 55
2.2.2. Công tác quản lý, giáo dục cải tạo 57
2.2.3. Công tác xét tha và quản lý đối tượng được tha về địa phương 67
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 75
3.1. Một số nhận xét 75
3.1.1. Ưu điểm 75
3.1.2. Hạn chế 80
3.2. Một số kinh nghiệm 82
3.2.1. Vận dụng sáng tạo chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về công tác TTGDCT vào thực tiễn của ngành Công an 82
3.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong công tác TTGDCT 87
3.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác TTGDCT. 92
3.2.4. Đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác TTGDCT 98
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) đã khẳng định “Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên cơ sở liên minh công nông và được ủng hộ của toàn thể nhân dân, phải thực hành chuyên chính với bọn phản cách mạng, nghiêm trị những kẻ chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc thực hiện thống nhất nước nhà. Phải kiện toàn cơ quan Công an nhân dân, cơ quan Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân; giáo dục nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng: động viên và tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn trật tự trị an, đấu tranh nhằm trừng trị bọn phản cách mạng và cải tạo những phần tử lạc hậu” [37]. Như vậy, cùng với xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân cần phải thực hiện chuyên chính với kẻ chống lại cách mạng XHCN. Ngày 04/10/1961, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ đạo: Vấn đề tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội là một công tác rất quan trọng và phải tiến hành một cách khẩn trương.
Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng Công an nhân dân đã tổ chức tập trung giáo dục, cải tạo hàng vạn phần tử gây nguy hại cho xã hội trở thành những người lương thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt từ năm 1961 đến năm 1975, công tác giáo dục tập trung giáo dục, cải tạo đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nghiên cứu nhằm khẳng định vai trò quan trọng của Đảng đối với lĩnh vực cải tạo những người lầm lỗi trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác giáo dục phạm nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước là cần
thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần từ nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Bản chất của công tác giáo dục, cải tạo người lầm lỗi là giáo dục làm cho họ chuyển biến về mặt tư tưởng, nhận thức rò bản chất nhân đạo của chế độ xã hội chủ nghĩa để trở thành những người công dân lương thiện, có ích cho xã hội. Nghiên cứu về công tác TTGDCT những phần tử gây nguy hại cho xã hội đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài tập trung giáo dục, cải tạo của ngành Công an như:
- Đề tài “Tổng kết lịch sử 35 năm công tác tập trung giáo dục cải tạo (1961 - 1995)”, đã tập trung nghiên cứu những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; Lực lượng Công an quán triệt và thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác TTGDCT từ thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm về công tác TTGDCT từ năm 1961 đến năm 1995.
- Đề tài “Tổng kết lịch sử công tác TTGDCT đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia” đã nghiên cứu về các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác TTGDCT đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác TTGDCT đối tượng xâm phạm ANQG trong 35 năm (1961 - 1995).
- Đề tài “Tổng kết lịch sử công tác tập trung giáo dục cải tạo đối tượng hình sự 1945 - 2000”, công trình nghiên cứu khái quát về công tác TTGDCT đối tượng hình sự: Sự hình thành và phát triển công tác TTGDCT 1945 - 1961; công tác tập trung giáo dục góp phần bảo vệ an ninh trật tự thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược 1961 - 1975; tập trung cải tạo đối tượng hình sự góp phần bảo vệ an ninh trật tự trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 2000). Công trình nghiên cứu những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác TTGDCT đối tượng hình sự trong suốt 55 năm từ năm 1945 đến năm 2000 và rút bài học kinh nghiệm về công tác quản lý, giam giữ đối tượng hình sự trong giai đoạn hiện nay.
- Cuốn sách “Lịch sử lực lượng Cảnh sát trại giam 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005, đề cập toàn diện các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát trại giam trong từng giai đoạn, sự ra đời trưởng thành của các đơn vị trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trong từng thời kỳ.
- Kỷ yếu “Hội thảo lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 2010”, nghiên cứu về vai trò của các trại giam trong việc quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân và đối tượng TTGDCT góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm của lực lượng Cảnh sát trại giam trong công tác hiện nay.
- Cuốn sách “Đồng chí Trần Quốc Hoàn về công tác Công an”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2011, với nội dung là những bài viết và bài phát biểu của Đồng chí Trần Quốc Hoàn về những vấn đề mang tính chiến lược về chủ trương, đường lối chính sách; nguyên tắc, phương châm, hình thức và biện pháp đấu tranh chống phản cách mạng và các loại tội phạm khác nhằm bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước trong suốt hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách gồm 16 vấn đề cơ bản về công tác nghiệp vụ trên các lĩnh vực như chống phản cách mạng, bảo vệ nội bộ, công tác sưu tra, vấn đề đấu tranh chống gián điệp, chống phản động lợi dụng đạo Thiên chúa, đặc biệt là về công tác trại giam… mang tính lý luận cao và giá trị thực tiễn sâu sắc. Trong cuốn sách có
một số bài viết về công tác trại giam như: Một số vấn đề căn bản về công tác đánh địch (Bài nói chuyện của đồng chí Trần Quốc Hoàn trong Hội nghị Tổng kết công tác cải cách ruộng đất đợt 5 của đoàn Bắc Ninh, tháng 6 năm 1956); Tăng cường công tác đấu tranh chống phản cách mạng để bảo đảm thắng lợi cho cách mạng xã hội chủ nghĩa (Tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, tháng 9/1960); Bài nói chuyện của đồng chí Bộ trưởng với Hội nghị tổng kết công tác trại giam lần thứ III (tháng 3/1971)…
Nói chung tình hình nghiên cứu về tập trung giáo dục, cải tạo đã được quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, tập trung nghiên cứu sâu vào sự lãnh đạo của Đảng và sự triển khai thực hiện của Bộ Công an đối với tập trung giáo dục, cải tạo từ năm 1961 đến năm 1975 thì chưa có công trình nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rò hệ thống các chủ trương của Đảng về công tác tập trung giáo dục, cải tạo từ năm 1961 đến năm 1975 .
- Làm rò quá trình thực hiện công tác tập trung giáo dục, cải tạo của Bộ Công an và những kết quả đạt được.
- Nêu được những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp những tư liệu liên quan đến chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và quá trình thực hiện của lực lượng Công an nhân dân trong công tác tập trung giáo dục, cải tạo thời gian từ năm 1961 đến năm 1975.
- Hệ thống hóa và trình bày quá trình Bộ Công an thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội qua 2 giai đoạn 1961 - 1964 và 1965 - 1975.