Chương 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHỦ THÔNG, TỈNH BẮC KẠN
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phải đảm bảo mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông. Theo đó, bên cạnh việc đổi mới căn bản việc giảng dạy và học tập, cần đảm bảo mục tiêu đổi mới đồng bộ cả khâu kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Khi đề xuất các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phải chú ý tới tính kế thừa tính ưu việt của các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên đã được các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, kết hợp với yếu tố sáng tạo, phát triển, mở rộng.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn
- Nhận Thức Của Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Trường Thpt Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn Về Tầm Quan Trọng Của Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Việc Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Cho Giáo Viên Trường Thpt Phủ Thông,
- Phát Huy Vai Trò Của Tổ Chuyên Môn Trong Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Cho Giáo Viên
- Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Phát Triển Năng Lực Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Cho Giáo Viên Trường Thpt Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn
- Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 13
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Hệ thống các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên được xây dựng phải đảm bảo thực tiễn dạy học ở các trường THPT, nghĩa là các biện pháp này vừa phải đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh vừa phải có tính ứng dụng trong thực tiễn trường THPT Phủ Thông. Các biện pháp phải được xây dựng dựa trên những cơ sở, điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của trường THPT Phủ Thông.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phải đảm bảo tính đồng bộ. Để đảm bảo tính đồng bộ, khi đề
xuất biện pháp phải chú ý đến yếu tố tác động giữa các biện pháp. Khi thực hiện đồng bộ, các biện pháp sẽ phát huy được thế mạnh tối đa trong việc nâng cao hiệu quả phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phải phù hợp với khả năng và điều kiện của trường THPT Phủ Thông - một trường THPT ở khu vực miền núi với điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế và đối tượng học sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Phải chú ý những điều kiện này để đảm bảo tính khả thi của các biện pháp, để các biện pháp đưa ra sẽ được áp dụng thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.
3.2. Các biện pháp phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.2.1.1. Mục tiêu
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục nhằm xác định vị trí vai trò của việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh với hiệu quả của hoạt động dạy học và quản lý nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
Cần tổ chức nâng cao nhận thức theo các nội dung sau:
Một là, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT trước đây thường được thực hiện theo kinh nghiệm truyền thống. Cách thức truyền thống
đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ trong nền giáo dục truyền thống. Ngày nay, trước sự phát triển của khoa học, công nghệ và xu hướng đổi mới giáo dục đòi hỏi đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT phải được thực hiện theo quy trình khoa học.
Hai là, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT phải dựa trên thành tựu của các khoa học như tâm lý học (đặc biệt tâm lý học quản lý), giáo dục học. Thông qua các khoa học đó, người quản lý nắm bắt thông tin đầy đủ, chính xác về đối tượng quản lý (giáo viên), phân tích các thông tin đó và lựa chọn phương thức tác động phù hợp. Tức là phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT phải được thực hiện theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực, thuyết quản lý nhân sự và phải cập nhật các lý thuyết phát triển trong giáo dục. Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT phải có kế hoạch, phải được tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chặt chẽ. Đặc biệt, phải xác định mục tiêu phát triển và lựa chọn phương thức tác động cho phù hợp đặc điểm của giáo viên trường THPT Phủ Thông.
Cách thực hiện hai nội dung trên như sau:
- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông có nhận thức đúng về sự cần thiết phải phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Hiệu trường cần tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận trong đội ngũ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để đi đến thống nhất những vấn đề sau đây:
+ Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những vấn đề quan trọng, thiết yếu trong đổi mới dạy học ở các trường THPT, giúp các nhà trường phát triển bền vững.
+ Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh là trách nhiệm không phải của riêng cán bộ quản lý hay giáo viên nào. Mỗi thành viên
trong trường đều phải tham gia vào hoạt động phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Nghiên cứu làm rõ vai trò và lợi ích của việc đối mới đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên để chuẩn hóa các hoạt động bằng cách thiết lập quy trình cho các hoạt động, kiểm soát toàn bộ quá trình phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường THPT; kịp thời phát hiện và khắc phục những lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện công việc của CBQL, bằng những hành động thiết thực và hiệu quả.
Việc ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng vào quá trình phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường THPT được vận hành của trường cần được Hiệu trưởng triển khai đến toàn bộ giáo viên và nhân viên để giúp cho đội ngũ này hiểu được mục đích và lợi ích của việc phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường THPT từ đó hình thành sự quyết tâm của toàn thể đội ngũ giáo viên và nhân viên của nhà trường trong việc thực hiện tốt quá trình quản lý phát triển phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý trường THPT.
+ Tổ chức những buổi tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh để nâng cao nhận thức và thúc đẩy hoạt động tự bồi dưỡng một cách thường xuyên.
+ Cập nhật thường xuyên các tài liệu, bài viết có liên quan đến đối mới đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên; tạo điều kiện để cán bộ quản lý và giáo viên dễ dàng tiếp cận và có thời gian để nghiên cứu các tài liệu này.
- Làm cho mọi thành viên nhà trường nhận thức rõ đối mới đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trong trường là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của trường THPT Phủ Thông.
Các công việc cụ thể:
+ Làm cho mọi thành viên nhà trường nhận thức rõ đối mới đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trong trường là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của trường THPT Phủ Thông. Từ đó, khuyến khích đội ngũ giáo viên nhà trường cùng cán bộ quản lý tham gia vào việc nghiên cứu các biện pháp đối mới đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên để áp dụng vào thực tiễn trường THPT Phủ Thông. Có chính sách khen thưởng đối với những giải pháp có tính khả thi và mang lại hiệu quả.
+ Tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng của tất cả các cán bộ quản lý và giáo viên về ý thức và tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của nhà trường; tự giác, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Xây dựng phong trào thi đua đổi mới dạy học nói chung, đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng để động viên đội ngũ giáo viên quyết tâm học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh; tạo môi trường giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho giáo viên về môi trường và thời gian để họ tham gia các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nói chung và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
- Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn chỉ đạo các phòng, ban của Sở để xây dựng kế hoạch, nghiên cứu khoa học về bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các trường THPT, dự trù kinh phí và triển khai bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên các trường THPT. Tích cực bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho
cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
- Cán bộ quản lý trường THPT Phủ Thông cần nhận thức đúng về việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò quan trọng với việc đổi mới dạy học một cách đồng bộ.
3.2.2. Kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông Phủ Thông
3.2.2.1. Mục tiêu
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoá quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông ở góc độ tổng thể có ý nghĩa quan trọng, là tiêu chuẩn, là thước đo kết quả phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên để đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứng các yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong tình hình hiện nay.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
Thứ nhất, quản lý quy trình xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên một cách khoa học. Để làm được điều này, phải chú ý một số vấn đề sau:
- Kế hoạch đảm bảo đáp ứng đón đầu sự thay đổi trong thực tiễn. Khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Kế hoạch phải đảm bảo phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp.
- Kế hoạch đáp ứng được mục tiêu. Kế hoạch quản lý phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phải đạt mục tiêu hiệu quả trau đồi tri thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng thái độ cho giáo viên trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Kế hoạch đáp ứng chọn phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực. Phải chọn lựa tối ưu hóa các điều kiện để thực hiện kế hoạch, tận dụng các nguồn lực để tổ
chức thực hiện có hiệu quả, phải tận dụng các điều kiện, môi trường để tổ chức xây dựng kế hoạch chặt chẽ phù hợp với thực tiễn trường THPT Phủ Thông.
Thứ hai, quản lý các điều kiện, yêu cầu của bản kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Để làm được điều này, phải chú ý một số vấn đề sau:
- Kế hoạch phải tập trung vào tư duy và hành động mang tính chiến lược, vì vậy cần tránh cục bộ, thiển cận. Phải có sự đổi mới về nhận thức và hành động, nó phải được thực hiện trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay.
- Kế hoạch phải chú trọng vào hiệu quả, cần lưu ý kế hoạch ngắn hạn và dài hạn có sự bổ sung cho nhau, không tương phản nhau. Nội dung kế hoạch phải bám sát việc bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
- Kế hoạch phải chú ý định hướng hoạt động của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Kế hoạch đảm bảo phân công, phân nhiệm để tổ chức có hiệu quả.
- Kế hoạch thể hiện sự quan tâm vào những vấn đề nổi cộm của thực tiễn đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT, như những hạn chế của cách đánh giá truyền thống, những bất cập giữa năng lực của giáo viên và việc triển khai các hình thức kiểm tra - đánh giá mới,…
Thứ ba, xây dựng kế hoạch đảm bảo nguyên tắc cụ thể, dễ thực hiện, thuận lợi trong kiểm tra. Để làm được điều này, phải chú ý hai vấn đề cốt lõi là phải xây dựng nguồn lực cho kế hoạch; và phải xây dựng sơ đồ khung của kế hoạch.
Để thực hiện tốt biện pháp này, Hiệu trưởng trường THPT Phủ Thông cần phải:
- Đưa kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên vào trong chiến lược phát triển của trường THPT Phủ Thông
Việc xây dựng kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên cần nghiên cứu và phải dựa trên kế hoạch chiến lược
phát triển nhà trường. Đồng thời, khi xây dựng chiến lược phát triển nhà trường phải xem phát triển năng lực giáo viên nói chung và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phải được thực hiện theo quy trình như sau:
(1) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
(2) Xây dựng mục tiêu về bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
(3) Xây dựng chương trình hành động phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Chương trình hành động phải xác định cụ thể các công việc phải làm để cải tiên và nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
(4) Bố trí các nguồn lực để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
(5) Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
Sự thành bại của kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phụ thuộc ở khâu vận dụng và các bước thực hiện. Để thực hiện thành công kế hoạch, Hiệu trưởng cần tuyên truyền, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong toàn trường đối với kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.
Khi đã tạo được sự thống nhất, Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên một cách hiệu quả, chặt chẽ và thống nhất trong phạm vi toàn trường. Đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát việc thực hiện kế hoạch của từng bộ phận và cá nhân.