Mức Độ Cần Thiết Và Khả Thi Của Biện Pháp Xây Dựng Và Vận Hành Hệ Thống Và Công Cụ Giám Sát, Đánh Giá Và Thu Thập Thông Tin Qlđt Gvthpt Theo


d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có sự chỉ đạo quyết liệt, kiên trì và cam kết của lãnh đạo trong việc xây dựng hệ thống QLĐT GVTHPT của CBQL nhà trường.

Trưởng các đơn vị QLĐT nhận thức sâu sắc về TQM, về QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM; tầm quan trọng của hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.

Hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn được thiết kế cụ thể, chi tiết, nhân sự tham gia xây dựng hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM đảm bảo thông suốt, không bỏ sót bất kì nội dung hay bước thực hiện nào trong hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn đã được thiết lập.

Đảm bảo tất cả các nguồn lực cho hoạt động xây dựng hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.

e. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp

Tính cần thiết và khả thi của biện pháp được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM


STT


Cách thức thực hiện biện pháp

Mức độ cần

thiết

Mức độ

khả thi

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


1

Xác định hệ thống chỉ báo cho quá trình xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận

TQM


3,89


0,32


3,86


0,35

2

Xây dựng quy định, quy trình, kế hoạch xây dựng

và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá

3,89

0,32

3,86

0,35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 17



STT


Cách thức thực hiện biện pháp

Mức độ cần

thiết

Mức độ

khả thi

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận

TQM






3

Bồi dưỡng nhân sự thực hiện quá trình xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận

TQM


3,83


0,38


3,81


0,40


4

Tổ chức, chỉ đạo quá trình xây dựng và vận hành hệ

thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM


3,89


0,32


3,86


0,35


5

Giám sát, đo lường, đánh giá quá trình xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận

TQM


3,89


0,32


3,86


0,35


6

Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo cho quá trình xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT

GVTHPT theo tiếp cận TQM


3,89


0,32


3,86


0,35

Điểm trung bình chung

3,88

3,85

Hệ số tương quan Person

r= 0.931**; α= .000;

Tương quan thuận

Bảng 3.5 cho thấy biện pháp xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM được đánh giá ở mức rất cần thiết với điểm trung bình chung là 3,25<ĐTB=3,88≤4.0 và rất khả thi với điểm trung bình chung là 3,25<ĐTB=3,85≤4.0. Trong đó tất cả các hoạt động theo vòng tròn Deming PDCA đều được đánh giá với điểm trung bình nằm trong khoảng 3,25<ĐTB≤4.0 tương ứng


với mức độ rất cần thiết và rất khả thi. Ngoài ra, độ lệch chuẩn của cả 6 hoạt động tương đối nhỏ chứng tỏ không có sự phân cực trong trả lời của đối tượng tham gia khảo sát. Kết quả kiểm định hệ số tương quan Pearson (r) giữa hai biến số này. cho r=0,931**, α= 0.000 tương ứng với mức độ cần thiết và mức độ khả thi có sự tương quan thuận rất chặt chẽ.

Như vậy, biện pháp xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM có tính cần thiết và khả thi cao. Mối tương quan giữa tính cần thiết và khả thi là tương quan thuận và tương quan chặt chẽ với nhau.

3.2.5. Xây dựng văn hoá chất lượng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể‌

a. Mục tiêu biện pháp

Xây dựng VHCL Trường ĐHSPTPHCM là nhằm đạt tới hệ thống 08 khía cạnh của VHCL, gồm: (1) Tất cả chúng ta cùng nhau: Trường ĐHSPTPHCM, các bên sử dụng lao động, sinh viên, phụ huynh, các đơn vị quản lí cấp cao; (2) Không phân biệt cấp trên, cấp dưới trong Trường ĐHSPTPHCM; (3) Giao tiếp cởi mở và trung thực;

(4) Mọi người biết được tất cả thông tin về mọi hoạt động; (5) Tập trung vào các quá trình; (6) Không có thành công hay thất bại, chỉ có những kinh nghiệm học được; (7) Cải tiến liên tục; (8) Khen thưởng và ghi nhận.

b. Nội dung của biện pháp

Để đạt được 08 khía cạnh của VHCL như trên, Trường ĐHSPTPHCM cần thiết lập được hệ thống môi trường gồm: (1) Môi trường học thuật; (2) Môi trường xã hội;

(3) Môi trường nhân văn; (4) Môi trường văn hoá; (5) Môi trường tự nhiên.(Nguyễn Thị Ngọc Xuân, 2015; Trần Thị Thanh Phương, 2015).

Môi trường học thuật, là môi trường trong đó diễn ra các hoạt động học thuật, bao gồm: (1) Xây dựng chiến lược, kế hoạch và đầu tư thoả đáng cho các hoạt động học thuật phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, hệ giá trị và nguồn lực của nhà trường; (2) Khuyến khích hoạt động hợp tác, chia sẻ học thuật giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường; (3) Thực hiện trách nhiệm xã hội với hoạt động học thuật; (4) Thực hiện liên tục bồi dưỡng, phát triển học thuật cho các thành viên của nhà trường; (5) Thực


hiện hoạt động truyền bá học thuật một cách chất lượng, hiệu quả theo những quan điểm giáo dục tiên tiến, phù hợp với triết lí giáo dục.

Môi trường xã hội, là môi trường trong đó xác lập các mối quan hệ xã hội, bao gồm: cơ cấu tổ chức, thể chế, quy định, quy chế, cam kết, định hướng cho các hoạt động và hành vi của tổ chức và cá nhân trong tổ chức tạo nên sức mạnh tập thể và liên tục cải tiến. Xây dựng môi trường xã hội gồm: (1) Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, giá trị và chính sách chất lượng phù hợp với nguồn lực, vị thế của nhà trường; (2) Thiết lập cơ cấu tổ chức và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị chức năng, các cá nhân trong nhà trường; (3) Xác lập cơ chế điều hành, phối hợp hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn vị, cá nhân toàn trường.

Môi trường nhân văn, là môi trường trong đó quyền và nghĩa vụ của khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài được nhà trước xác lập rõ ràng và tuân thủ thực hiện và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. Nội dung của môi trường nhân văn gồm: (1) Thực hiện quyền dân chủ toàn diện đối với đội ngũ CBQL, giảng viên, chuyên viên và người học; (2) Thực hiện đầy đủ các quyền lợi cơ bản theo chế độ chính sách của nhà nước cho đội ngữ CBQL, giảng viên, chuyên viên và người học; (3) Xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp để CBQL, giảng viên, chuyên viên và người học thực hiện đầy đủ, chất lượng, hiệu quả và trách nhiệm đối với nhà trường, xã hội.

Môi trường văn hoá, là môi trường trong đó xác lập hệ thống các chuẩn mực, giá trị văn hoá, niềm tin, quy tắc ứng xử chuẩn mực, mô phạm và được các thành viên trong nhà trường đồng thuận thực hiện tạo nên sức mạnh, chất lượng và không ngừng cải tiến chất lượng các hoạt động toàn trường. Nội dung của môi trường văn hoá gồm:

(1) Xây dựng quy tắc ứng xử, tôn trọng, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên;

(2) Thực hiện đạo đức, lối sống lành mạnh, lưu giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường kết hợp với bản sắc văn hoá dân tộc; (3) Thực hiện các hoạt động giao lưu, hợp tác, hội nhập với cộng đồng trong và ngoài nước.

Môi trường tự nhiên là cảnh quan, CSVC đảm bảo cho các hoạt động của trường. Nội dung của môi trường tự nhiên gồm: (1) Kiến trúc cảnh quan Trường ĐHSPTPHCM xanh, sạch, đẹp, hài hoà, phù hợp môi trường sư phạm; (2) Giảng


đường, phòng học, trang thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập và NCKH đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; (3) Thư viện có đầy đủ tài liệu học tập, tham khảo, được cập nhật thường xuyên, phục vụ tốt cho hoạt động dạy học và NCKH; (4) Kí túc xác và các điều kiện sinh hoạt đảm bảo cho người học nội trú;

(5) Đảm bảo an ninh trật tự, đời sống tinh thần (văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao) cho mọi thành viên nhà trường (kể cả sinh viên).

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp quản lí đến từng thành viên của nhà trường. Vì vậy, chủ thể quản lí trong hoạt động này là tất cả các cấp CBQL của nhà trường. Để xây dựng VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM, CBQL nhà trường cần thực hiện các hoạt động sau:

Bước 1. Xác định hệ thống chỉ báo cho quá trình xây dựngVHCL của nhà trường theo tiếp cận TQM

Hệ thống chỉ báo cho quá trình xây dựngVHCL của nhà trường theo tiếp cận TQM cần cụ thể, chi tiết cho việc phát triển cả 05 môi trường VHCL, gồm: (1) Môi trường học thuật; (2) Môi trường xã hội; (3) Môi trường nhân văn; (4) Môi trường văn hoá; (5) Môi trường tự nhiên. Để thực hiện việc xác định hệ thống chỉ báo cho quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM, Trưởng các đơn vị QLĐT thực hiện các nội dung sau: (1) Tham gia rà soát, điều chỉnh sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của nhà trường, trong đó nhấn mạnh vai trò của chất lượng đối với sự phát triển của nhà trường; (2) Tham gia điều chỉnh, bổ sung chiến lược phát triển trường, trong đó thiết lập mục tiêu, định hướng nội dung, giải pháp và nguồn lực xây dựng VHCL; (3) Xây dựng chính sách chất lượng, trong đó xác lập mục tiêu ĐT GVTHPT và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại trường (chính sách chất lượng trong các lĩnh vực đào tạo thể hiện thông qua quy chế đào tạo; các quy định về đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo; quy định về lấy ý kiến của học viên, giảng viên và đơn vị tuyển dụng về chương trình đào tạo; quy định đánh giá tiêu chuẩn giảng viên; xây dựng sổ tay nhân viên, sinh viên; xây dựng và chuẩn hóa đề cương môn học trong đánh giá kết quả người học); (4) Hoàn thiện mô hình quản lí nhà trường theo


tiếp cận TQM, đảm bảo phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng đã thiết lập, bao gồm: hệ thống chỉ báo đánh giá chất lượng cho từng lĩnh vực hoạt động của nhà trường; hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình quản lí; xây dựng và triển khai hệ thống giám sát, đánh giá chất lượng.

Bước 2. Xây dựng quy định, quy trình, kế hoạch xây dựng VHCL theo tiếp cận TQM

CBQL nhà trường cần chú ý đến các nội dung sau: (1) Quy định, quy trình, kế hoạch quá trình cần có sự tham gia của toàn bộ khách hàng bên trong và bên ngoài nhà trường; (2) Quy định, quy trình, kế hoạch quá trình xây dựng VHCL theo tiếp cận TQM cần xác định rõ đối tượng tham gia xây dựng và đối tượng vận hành; hình thức, phương pháp, phương tiện, thời gian, địa điểm.

Bước 3. Bồi dưỡng nhân sự thực hiện quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM

CBQL nhà trường tổ chức bồi dưỡng nhân sự quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM về những nội dung sau: (1) Nội hàm của VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM; (2) Hệ thồng chỉ báo, quy định, quy trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM; (3) Kỹ năng xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM.

Bước 4. Tổ chức, chỉ đạo quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM

Sắp xếp và bố trí một cách khoa học, phù hợp, phối hợp các nguồn lực thực hiện quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM.

Khi tổ chức và chỉ đạo xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM, Trưởng các đơn vị QLĐT cần thực hiện các nội dung sau: (1) Phân công nhóm xây dựng; (2) Tổ chức thống nhất nội dung; (3) Thống nhất kế hoạch xây dựng; (4) Thông tin rộng rãi kế hoạch xây dựng đến các đối tượng liên quan; (5) Xây dựng theo kế hoạch đã công khai; (6) Vận hành hệ thống đã được xây dựng; (7) Giám sát, đánh giá và cải tiến vận hành hệ thống.

Bước 5. Trưởng các đơn vị QLĐT giám sát, đo lường, đánh giá quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM


CBQL nhà trường thực hiện các nội dung sau: (1) Phân công các bộ phận kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM; (2) Kịp thời ghi nhận, biểu dương đơn vị, cá nhân thực hiện tốt; đồng thời điều chỉnh những biểu hiện chưa tích cực; phát hiện các đơn vị, cá nhân cần hỗ trợ, điều chỉnh cho phù hợp;

(3) Đánh giá kết quả đầy đủ, trung thực, khách quan làm để đề xuất khen thưởng, kỷ luật.

Bước 6. Trưởng các đơn vị QLĐT chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo trong quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM.

CBQL nhà trường thực hiện các nội dung sau: (1) Căn cứ kết quả giám sát, đo lường, đánh giá, trưởng các đơn vị QLĐT xác định các điểm chưa phù hợp trong hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình tổ chức thực hiện; (2) Trưởng các đơn vị QLĐT chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình, tài liệu hướng dẫn; (3) Trưởng các đơn vị QLĐT xác định các nội dung cần cải tiến trong quá trình xây dựng VHCL nhà trường theo tiếp cận TQM; (4) Lập kế hoạch cải tiến cho chu kì tiếp theo.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường có tầm nhìn chiến lược về chất lượng và quản lí chất lượng đào tạo; luôn cổ vũ mọi thành viên sáng tạo trong quản lí, điều hành và thực hiện mọi hoạt động của tổ chức.

Quá trình xây dựng VHCL được sự ủng hộ của mọi thành viên trong nhà trường. Nhà trường xác lập được tiêu chuẩn chất lượng và có bản quy ước về VHCL,

mọi thành viên tự nguyện, nghiêm túc thực hiện.

VHCL phải phù hợp với truyền thống, với sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu chất lượng của nhà trường.

e. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp

Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp được thể hiện ở bảng 3.6.


Bảng 3.6. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp xây dựng văn hoá chất lượng Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM


STT


Cách thức thực hiện biện pháp

Mức độ cần

thiết

Mức độ

khả thi

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1

Xác định hệ thống chỉ báo cho quá trình xây dựng

VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM

3,78

0,42

3,81

0,40

2

Xây dựng quy định, quy trình, kế hoạch xây dựng

VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM

3,89

0,32

3,92

0,28

3

Bồi dưỡng nhân sự thực hiện quá trình xây dựng

VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM

3,83

0,38

3,86

0,35

4

Tổ chức, chỉ đạo quá trình xây dựng VHCL Trường

ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM

3,83

0,38

3,86

0,35

5

Giám sát, đo lường, đánh giá quá trình xây dựng

VHCL Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM

3,89

0,32

3,89

0,32


6

Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo cho quá trình xây dựng VHCL Trường ĐHSPTPHCM

theo tiếp cận TQM


3,83


0,38


3,86


0,35

Điểm trung bình chung

3,84

3,87

Hệ số tương quan Person

r= 0.975**; α= 0.000;

Tương quan thuận

Bảng 3.6 cho thấy biện pháp xây dựng văn hoá chất lượng Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM được CBQL tham gia khảo sát đánh giá ở mức rất cần thiết với điểm trung bình chung là 3,25<ĐTB=3,84≤4.0 và rất khả thi với điểm trung bình chung là 3,25<ĐTB=3,87≤4.0. Trong đó tất cả các hoạt động theo vòng tròn Deming PDCA đều được đánh giá với điểm trung bình nằm trong khoảng 3,25<ĐTB≤4.0 tương ứng với mức độ rất cần thiết và rất khả thi. Ngoài ra, độ lệch chuẩn của cả 6 hoạt động tương đối nhỏ chứng tỏ không có sự phân cực trong trả lời của đối tượng tham gia khảo sát. Kết quả của kiểm định cho thấy r=0,975**, α= .000 có ý nghĩa giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp có sự tương quan thuận rất chặt chẽ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/02/2023