Hoạt Động Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS”. [13,tr58]

Trong luận văn này tác giả đề cập đến quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp, quản lý một trường học: “Quản lý giáo dục là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS” [8,tr18]

* Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức:

Trong nhà trường, hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS là một nội dung quan trọng. Từ các khái niệm về quản lý và giáo dục đạo đức có thể đi đến khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức như sau: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là hệ thống những tác động có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu các bộ phận nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm năng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho HS.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS là một lĩnh vực quản lý rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản lý vững vàng, toàn diện, khả năng vận dụng các biện pháp quản lý linh hoạt và phải luôn là tấm gương sáng về đạo đức nhà giáo trước CB, GV và HS. Đó là một quá trình, bao gồm nhiều cấp độ và nhiều phạm vi:

+ Về cấp độ: Có hai cấp độ cơ bản bao gồm: Quản lý công tác giáo dục đạo đức cấp hệ thống giáo dục quốc gia, đây chính là công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, với tư cách một nhiệm vụ giáo dục cơ bản nhằm thực hiện mục đích giáo dục toàn diện nhân cách. Ở cấp độ này, quản lý công tác giáo dục đạo đức là công tác quản lý hệ thống xã hội, mà nòng cốt là hệ thống

nhà trường, các bậc học, các cấp học, thuộc các cấp quản lý vĩ mô (Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể, các cơ quan quản lý NN về GDĐT…). Quản lý công tác giáo dục đạo đức HS cấp cơ sở giáo dục - đào tạo (các nhà trường) là quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức tác động trực tiếp đến sự hình thành các phẩm chất của nhân cách người học. Đây cũng là phạm vi mà luận văn tập trung nghiên cứu.

+ Về phạm vi: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức HS được xác định chính là một nội dung quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý nhà trường của CBQL. Điều đó cũng đồng nghĩa đề tài chỉ giới hạn phạm vi bàn về hoạt động giáo dục đạo đức và một số nội dung cơ bản của quản lý hoạt động này:

- Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức HS.

- Nội dung cơ bản của quản lý giáo dục đạo đức HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Các phương pháp, phương tiện quản lý giáo dục đạo đức HS.

- Quản lý GV.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 4

- Quản lý HS.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức.

- Quản lý đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường - Xã hội trong giáo dục đạo đức.

1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông

Hệ thống giáo dục quốc dân của các nước trên thế giới đều có sự phân chia thành các bậc học khác nhau. Mỗi bậc học có đặc điểm riêng, một phương thức riêng; mỗi bậc học có mục tiêu giáo dục, có nội dung và phương pháp tổ chức giáo dục đặc thù phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí HS và yêu cầu của xã hội đối với mỗi bậc học đó. Ở nước ta bậc THPT là bậc phổ thông cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Bậc THPT có vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục. Đây là bậc học tạo nguồn, chuẩn bị cho HS vào đại học, học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất ngành nghề. Hiện nay trong hệ thống giáo dục của chúng ta tồn tại hai mô hình trường THPT: Công

lập và ngoài công lập. Các trường THPT ngoài công lập (gồm các loại hình bán công, dân lập, tư thục) cũng thuộc hệ thống các trường THPT. Trong đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu về loại hình trường THPT dân lập.

1.3.1. Đặc điểm của trường Trung học Phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

Từ điều 26 đến điều 31 mục 2 chương II của Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định rõ vị trí của trường THPT nói chung như sau:

Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. HS vào lớp mười phải có bằng trung học cơ sở và có tuổi là mười năm tuổi. Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [23]

Bên cạnh đó Luật Giáo dục năm 2005 cũng khẳng định các nhà trường THPT nói chung phải củng cố, phát triển những nội dung giáo dục cho HS ở cấp trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông, tăng cường giáo dục đạo đức, hướng nghiệp cho HS, thực hiện đầy đủ các chương trình giáo dục do Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành.

Đối với các trường THPT dân lập thì theo quyết định số 39/2001/QĐ- BGDĐT ban hành về Quy chế tổ chức, hoạt động các trường dân lập có quy định như sau:

- Về nhiệm vụ và quyền hạn: “Trường ngoài công lập bình đẳng với trường công lập về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, của GV, giảng viên, nhân viên và HS, sinh viên trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo và các quy định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ.” [23]

- Việc thực hiện chương trình giáo dục - đào tạo và kế hoạch dạy học được quy định như sau: “Trường ngoài công lập thực hiện chương trình giáo dục - đào tạo và kế hoạch dạy học theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng. Trường ngoài công lập bảo đảm việc dạy đủ và đúng tiến độ chương trình quy định cho cấp học, lớp học; thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho HS...”[23]

Như vậy, khi so sánh với trường THPT dân lập cũng có những điểm như trường THPT công lập ở những điểm như sau:

- Cùng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do nhà nước quản lý.

- Cùng thực hiện chung về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cho HS.

- Cùng có những yêu cầu về kết quả dạy học và giáo dục HS

Ngoài những điểm chung giống trường THPT công lập, trường THPT dân lập là thực hiện chủ trương “Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục” và đa dạng hóa các loại hình trường lớp thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước nên có những điểm khác như sau:

- Đa số các trường ngoài công lập tuyển sinh theo hình thức xét tuyển HS, chỉ trừ một số ít các trường dân lập chất lượng cao là tổ chức thi tuyển.

- CSVC do nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng.

- Đội ngũ GV gồm 2 đối tượng: GV cơ hữu và GV thỉnh giảng. Tất cả GV đều không thuộc biên chế nhà nước.

- Có thể có hoặc không có hội đồng quản trị.

- Huy động các nguồn vốn của xã hội để phát triển nhà trường.

- Tự chủ một phần hoặc hoàn toàn về tài chính.

Như vậy so với các trường công lập, ngoại trừ một số ít các trừ các trường chất lượng cao tập trung ở các thành phố lớn, còn lại các trường dân lập khác có những điểm mạnh và yếu so với trường công lập là:

- Điểm mạnh: Chủ động hơn về mặt tài chính, chủ động hơn về tuyển dụng GV; Cơ chế để huy động các nguồn lực mở hơn; Tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trường được đề cao hơn.

- Điểm yếu: Chất lượng đầu vào HS kém hơn các trường công lập. Tính ổn định trong tuyển sinh không cao. GV chưa yên tâm công tác. Mức đóng học phí của HS thường là cao hơn.

Nhiệm vụ của nhà quản lý phải phát huy những điểm mạnh để xây dựng thương hiệu nhà trường, phải xây dựng nhà trường thành địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của cha mẹ học sinh, của HS và toàn xã hội.

1.3.2. Các thành tố của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông

Giáo dục đạo đức ở trường THPT dân lập là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến HS nhằm giúp cho nhân cách mỗi HS được phát triển đúng đắn, các em có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: cá nhân với xã hội, cá nhân với lao động, với mọi người xung quanh và với cả chính mình. Giáo dục đạo đức trong trường THPT dân lập cũng là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các quá trình bộ phận khác như giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy nghề, giáo dục tư tưởng chính trị và pháp luật giúp HS hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. giáo dục đạo đức cho HS là giáo dục lòng trung thành với Đảng, hiếu với dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù...

* Mục tiêu của giáo dục đạo đức:

Mục tiêu của giáo dục đạo đức là giúp mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ và phồn vinh của đất nước. Trong đó, mục đích quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là tạo lập những thói quen, hành vi đạo đức. Mục tiêu trên đã được thể hiện trong Điều 2 Luật giáo dục: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có

đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [23]

Cụ thể là:

+ Về mặt nhận thức: Hiểu bản chất của đạo đức, các nguyên tắc, nội dung, chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong thời kỳ mới phù hợp với mức độ yêu cầu của lứa tuổi, đồng thời hiểu sự cần thiết phải tự rèn luyện mình theo các yêu cầu của chuẩn đạo đức để trở thành những công dân có lối sống tốt, có tình cảm đẹp, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Nâng cao nhận thức chính trị, hiểu được tính tất yếu và những mặt trái của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới của nước nhà, có quan điểm rõ ràng về lối sống thích ứng với những yêu cầu của giai đoạn mới.

+ Về thái độ tình cảm: Có thái độ tình cảm đạo đức đúng đắn, trong sáng trong các mối quan hệ xã hội. Có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng đạo đức chính trị trong xã hội.

+ Về kỹ năng và hành vi: Tích cực học tập và rèn luyện trong lao động, hoạt động tập thể, hoạt động trong xã hội; có thói quen thường xuyên rèn luyện hành vi đạo đức, trong ứng xử, trong hoạt động; tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, luật pháp, văn hoá; có thói quen chấp hành pháp luật; biết sống lành mạnh, trong sáng, thể hiện được tư cách của người HS; tích cực đấu tranh với những biểu hiện của lối sống sa đọa, đồi trụy, chỉ biết hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, theo chủ nghĩa thực dụng, thờ ơ với các vấn đề của cuộc sống, không nghĩ đến sự hy sinh, mất mát của thế hệ cha anh; thường xuyên tích cực rèn luyện trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, hoạt động xã hội để chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp.

* Nhiệm vụ giáo dục đạo đức:

Bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

+ Giáo dục hành vi thói quen đạo đức: Là giáo dục cho người học có được những hành vi đạo đức trở thành nề nếp thường ngày trong học tập, lao động, trong sinh hoạt và trong cuộc sống nhằm có thói quen đạo đức bền vững, hành vi đúng đắn.

+ Giáo dục tình cảm đạo đức: Là khơi dậy ở người học những rung động, những xúc cảm đối với hiện thực xung quanh, biết yêu ghét rõ ràng và có tình cảm, thái độ đúng đắn đối với cuộc sống.

+ Giáo dục ý thức đạo đức: Cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và các chuẩn mực đạo đức trên cơ sở đó giúp họ hình thành niềm tin đạo đức.

* Nội dung giáo dục đạo đức:

Tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã cụ thể hoá nội dung giáo dục đạo đức là: “Xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới, phù hợp với truyền thống, bản sắc của dân tộc và yêu cầu của thời đại” bao gồm:

Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.

Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh cần kiệm trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỉ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái.

Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực”. [4]

Theo Phạm Minh Hạc thì chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam thời kì CNH - HĐH có thể xác định tương đối thành 4 nhóm phản ánh các quan hệ chính mà con người phải giải quyết: [14]

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị như: Có lí tưởng XHCN, yêu quê hương đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng và nhà nước.

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào sự hoàn thiện bản thân: tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, biết kiềm chế, biết hối hận.

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người và dân tộc khác: Nhân nghĩa, hiếu thảo, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, tôn trọng mọi người, thuỷ chung, giữ chữ tín.

+ Nhóm chuẩn mực đạo đức liên quan đến xây dựng môi trường sống như: Xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng, có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người, đến môi trường, bảo vệ hoà bình, phát huy, giữ gìn truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc và của nhân loại.

Từ những phân tích trên, ta có thể tổng hợp nội dung giáo dục đạo đức là tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho HS. Nâng cao lòng yêu nước XHCN, ý thức về thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân thể hiện trong cuộc sống, học tập, lao động và hoạt động chính trị xã hội, giáo dục kỉ luật và pháp luật, giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hoá.

* Phương pháp giáo dục đạo đức:

Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho đối tượng giáo dục những chuẩn mực cần thiết, phù hợp với nền đạo đức xã hội. Người ta chia các phương pháp giáo dục đạo đức thành 3 nhóm chính:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí