ảnh, đồ dùng trực quan, các phòng học bộ môn, các phòng chức năng… phù hợp với đặc thù từng nội dung giáo dục.
+ Về tài liệu, sách tham khảo cần trang cấp đủ cho giáo viên. Nên tăng cường ưu tiên việc mua sắm các loại sách hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ cho việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh dân tộc thiểu số.
- Cần đảm bảo tốt chế độ chính sách cho người dạy, khích lệ. Động viên khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có những cống hiến và thành tích cao trong giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số.
c) Cách thức thực hiện biện pháp:
- Đối với phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT:
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT cần tích cực trong việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến giáo dục kỹ năng tự chủ để huy động và thu hút các nguồn lực taì chính để mua sắm các trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục kỹ năng tự chủ tại các nhà trường…
- Đối với Hiệu trưởng các trường THCS
+ Đầu tư đầy đủ các trang thiết bị và cơ sở vật chất bao gồm tài liệu, sách báo, máy chiếu, máy tính, bảng thông minh, phần mềm dạy học, intenet phục vụ cho giáo dục kỹ năng tự chủ.
+ Xin kinh phí của Sở GD&ĐT để đầu tư những điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu trong chương trình giáo dục kỹ năng tự chủ.
- Đối với GV trực tiếp tham gia giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn lực về cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho giáo dục kỹ năng tự chủ.Đặc biệt là các thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm giáo dục để mang lại hiệu quả cao
* Điều kiện thực hiện biện pháp:
Sở GD&ĐT cần có nguồn tài chính để phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS.
Phòng GD&ĐT, trường THCS cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin, máy chiếu, bảng thông minh, phần mềm giảng dạy,
phục hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS.
Phòng GD&ĐT, trường THCS phải có cơ chế chính sách đối với giáo viên làm công tác giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS
Công tác tuyên truyền, thuyết phục để huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS.
Các ban ngành cần có nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Có thể khẳng định rằng để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai cần phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp như trên. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định, song cả 5 nhóm biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau.
Trong đó, biện pháp 1 có vai trò là biện pháp cơ sở; các biện pháp 2, 3, 4 là những biện pháp cơ bản; biện pháp 5 có tính chất hỗ trợ, bổ sung cho các biện pháp trên.
Sự thống nhất và đồng thuận trong triển khai các biện pháp này là tiền đề cơ bản tạo nên hiệu quả chung cho cả quá trình tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai trong thời gian tới và cùng chung một mục tiêu cuối cùng là góp phần cao chất lượng giáo dục tại các trường THCS vùng khó khăn tỉnh Lào Cai.
Tất cả các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi sử dụng các biện pháp cần phải mềm dẻo, linh hoạt thì mới nâng cao hiệu quả quản lý. Kết hợp các biện pháp sẽ là yếu tố chủ đạo quyết định việc nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả
cần thiết hơn. Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ thì không được coi nhẹ biện pháp nào, mà cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp vì các biện pháp đó gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ ràng buộc chi phối lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng.
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.1. Mục đích
Đánh giá mục đích và tính hiệu quả mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh. Từ đó, có những điều chỉnh và áp dụng các biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ.
3.4.2. Nội dung và cách tiến hành
Bước 1: Xác định nội dung phiếu hỏi xin ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn học đường cho giáo viên các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn và lựa chọn các chuyên gia.
Từ việc đề xuất các biện pháp tổ chức quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 70 CBQL và GV trong các nhà trường.
Bước 3: Xin ý kiến các chuyên gia và xử lí các phiếu hỏi.
Phiếu khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cấp thiết (3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm).
Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).
Như vậy, thang đo được sử dụng thống nhất với 3 mức độ nên điểm trung bình tối đa là 3 điểm, tối thiểu là 1 điểm theo mức độ giảm dần. Với thang điểm này, điểm chênh lệch của mỗi mức độ đạt được là 0.66, cụ thể như sau:
Mức cao: 2.35 ≤ ĐTB ≤ 3
Mức trung bình: 1.68 ≤ ĐTB ≤ 2.34 Mức thấp: 1 ≤ ĐTB ≤ 1.67
3.4.3. Kết quả khảo sát
3.4.3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS ở các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Mức độ cần thiết | Tổng số điểm | Trung bình chung | Thứ bậc | ||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | |||||||
Số lượng | Điểm TB | Số lượng | Điểm TB | Số lượng | Điểm TB | ||||
(1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 49 | 147 | 21 | 42 | 0 | 0 | 189 | 2.70 | 2 |
(2) Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 51 | 153 | 19 | 38 | 0 | 0 | 191 | 2.73 | 1 |
(3) Chỉ đạo đa dạng hóa về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho HS người DTTS | 38 | 114 | 32 | 64 | 0 | 0 | 178 | 2.54 | 4 |
(4) Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 39 | 117 | 31 | 62 | 0 | 0 | 179 | 2.56 | 3 |
(5) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị | 38 | 114 | 32 | 64 | 0 | 0 | 178 | 2.54 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Kỹ Năng Tự Chủ Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên,
- Đối Với Ban Giám Hiệu Các Trường Thcs Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai
- Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 15
- Quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Điểm trung bình của nhóm | 2.61 |
kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng tự chủ cho
Điểm trung bình chung đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp là
2.61. Với mức điểm này, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai mà chúng tôi đề xuất được đánh giá ở mức độ rất cần thiết.
Khi xem xét riêng từng biện pháp cho thấy cả 5 biện biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết, với điểm trung bình dao động trong khoảng 2.54 đến 2.73. Trong đó, biện pháp cấp thiết nhất là Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS có điểm trung bình 2.73 xếp bậc 1/5. Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá cao. Đặc biệt 2 biện pháp Chỉ đạo đa dạng hóa về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS và Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS được đánh giá có mức độ cần thiết tương đương nhau với số điểm trung bình bằng nhau là 2.54.
Các kết quả này tương đối phù hợp với kết quả khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS tại các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
3.4.3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Mức độ khả thi | Tổng số điểm | Trung bình chung | Thứ bậc | ||||||
Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | |||||||
Số lượng | Điểm TB | Số lượng | Điểm TB | Số lượng | Điểm | ||||
(1) Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 49 | 147 | 21 | 42 | 0 | 0 | 189 | 2.70 | 2 |
(2) Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên về nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 51 | 153 | 19 | 38 | 0 | 0 | 191 | 2.73 | 1 |
(3) Chỉ đạo đa dạng hóa về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 39 | 117 | 31 | 62 | 0 | 0 | 179 | 2.56 | 3 |
(4) Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 32 | 96 | 38 | 76 | 0 | 0 | 172 | 2.46 | 5 |
(5) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 38 | 114 | 32 | 64 | 0 | 0 | 178 | 2.54 | 4 |
2.60 |
Điểm trung bình của nhóm
Cũng tương tự như kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết, cả 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đều được đánh giá là rất khả thi, với điểm trung bình dao động trong khoảng 2.46 đến 2.73. Trong đó, biện pháp được đánh giá khả thi nhất là Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS, xếp thứ nhất. Tiếp theo là biện pháp Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS; Xếp thứ ba, thứ 4 lần lượt là các biện pháp Chỉ đạo đa dạng hóa về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS và Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS. Riêng biện pháp Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS được đánh giá thấp hơn về tính khả thi. Trên thực tế, việc thực hiện biện pháp này phụ thuộc nhiều yếu tố, bên cạnh đó việc kiểm tra kết quả của kỹ năng tự chủ phải cần có những tình huống cụ thể, thực tế trong chẳng hạn như điều kiện về thời gian làm việc của đội ngũ hiệu trưởng, năng lực sử dụng công nghệ thông tin cũng như cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng và sự đầu tư kinh phí bồi dưỡng của chính quyền, của ngành cho công tác giáo dục kỹ năng tự chủ. Do đó, có thể thấy kết quả khảo nghiệm mà chúng tôi thu được là phù hợp và khách quan.
3.4.4. Đánh giá tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
2.73
2.7 2.7
2.73
2.56 2.56
2.54 2.54
2.43 2.46
2.8
2.7
2.6
2.5
2.4
2.3
2.2
1 2 3 4 5
Tính cần thiết
Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh DTTS các trường THCS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Để phân tích sự phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi, chúng tôi dùng hệ số tương quan thứ bậc R (Spearman):
6d 2
R 1
n(n2 1)
Trong đó: n là số biện pháp đề xuất; d là hiệu số thứ bậc của 2 đại lượng đem ra so sánh.
- Nếu R có giá trị lớn hơn 0 (dương) thì mức độ cần thiết và tính khả thi có mối tương quan thuận;
- Nếu R có giá trị nhỏ hơn 0 (âm) thì mức độ cần thiết và tính khả thi có mối tương quan nghịch.
- Nếu r bằng 1 thì mối tương quan chặt chẽ nhất.
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | d2 | |||
Tổng điểm | ĐTB | Thứ bậc | Tổng điểm | ĐTB | Thứ bậc |
189 | 2.70 | 2 | 189 | 2.70 | 2 | 0 | |
(2) Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên về nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 191 | 2.73 | 1 | 191 | 2.73 | 1 | 0 |
(3) Chỉ đạo đa dạng hóa về nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 179 | 2.56 | 4 | 179 | 2.56 | 3 | 1 |
(4) Chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 170 | 2.43 | 3 | 172 | 2.46 | 5 | 4 |
(5) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ giáo dục kỹ năng tự chủ cho học sinh người DTTS | 178 | 2.54 | 4 | 178 | 2.54 | 4 | 0 |
Tổng | 5 |