đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính, (11) QL sinh viên tốt nghiệp được cả 2 đối tượng đánh giá ở mức hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những biện pháp khắc phục với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 1,00<ĐTB≤1,75. Đánh giá chung hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM của 11 yếu tố cho thấy điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức ý nghĩa chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test đều cho giá trị sig.>0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 đối tượng khảo sát trên.
Ngoài ra, bảng 2.9 còn cho thấy hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo của yếu tố (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp Trưởng đơn vị QLĐT thực hiện thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Tất cả CBQL và giảng viên tham gia phỏng vấn đều khẳng định do trường mới bắt đầu áp dụng PDCA vào QLĐT nói chung cũng như QLĐT GVTHPT nói riêng nên hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo chưa thể hiện được nhiều. Cụ thể, Trường bước đầu thực hiện được một số hoạt động cải tiến như quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT; quá trình tuyển sinh, quá trình TTSP; đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Các hoạt động cải tiến này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và cần tiếp tục cải tiến. Tiếp tục tìm hiểu hồ sơ QLĐT của Trường, kết quả cho thấy quá trình rà soát CĐR, CTĐT được Trưởng các đơn vị QLĐT xác định được những nội dung cải tiến cho chu kì tiếp theo (thể hiện trong kế hoạch 305/KH-ĐHSP ngày 30/08/2019); trong kế hoạch này cũng có chi tiết về cải tiến các nguồn lực để đáp ứng CĐR, CTĐT sau cải tiến. Ngoài ra, hồ sơ QLĐT còn cho thấy quy chế đào tạo được ban hành từ năm 2016, quy chế về công tác học sinh sinh viên của trường, quy chế về công tác cố vấn
học tập được ban hành năm 2014 đến nay vẫn chưa được đánh giá, cải tiến cho phù hợp với các nhu cầu mới của khách hàng.
Từ những thông tin thu thập được, tác giả luận văn nhận thấy rằng, hoạt động
(A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo của trường chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ cho tất cả 11 yếu tố và chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến.
2.4.7. Thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM
Thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM được xác định như bảng 2.10.
Bảng 2.10. Thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM
Nội dung quản lí | Mức độ thực hiện | Mức độ đáp ứng yêu cầu | ||||
CBQL | GV, CV | SV | Sig. | |||
1 | Quá trình xác định nhu cầu khách hàng | 1,49 | 1,57 | 1,57 | 1,57 | 1,00 |
2 | Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT | 2,43 | 2,31 | 2,29 | 2,31 | 0,97 |
3 | Quá trình tuyển sinh | 2,45 | 2,59 | 2,63 | 2,54 | 0,54 |
4 | Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực | 1,63 | 1,92 | 1,95 | 1,88 | 0,62 |
5 | Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu | 1,56 | 1,55 | 1,47 | 1,61 | 0,23 |
6 | Quá trình chuẩn bị tài chính | 1,51 | 1,53 | 1,43 | 1,51 | 0,60 |
7 | Quá trình giảng dạy của giảng viên | 2,26 | 2,19 | 2,19 | 2,33 | 0,11 |
8 | Quá trình học của sinh viên | 2,72 | 2,43 | 2,42 | 2,32 | 0,21 |
9 | Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên | 2,71 | 2,27 | 2,31 | 2,27 | 0,84 |
10 | Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp | 2,50 | 2,15 | 2,11 | 2,22 | 0,26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Các Yếu Tố Quá Trình Trong Đào Tạo Gvthpt Tại Trường Đhsptphcm
- Thực Trạng Hoạt Động (P2) Xây Dựng Hệ Thống Quy Định, Quy Trình Và Kế Hoạch Thực Hiện
- Thực Trạng Hoạt Động (C) Giám Sát, Đo Lường, Đánh Giá
- Biện Pháp Quản Lí Đào Tạo Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Tiếp Cận Quản Lí Chất Lượng Tổng Thể Tại Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố
- Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Định, Quy Trình Và Tài Liệu Hướng Dẫn Quản Lí Đào Tạo Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Tiếp Cận Quản Lí Chất Lượng Tổng
- Mức Độ Cần Thiết Và Khả Thi Của Biện Pháp Phổ Biến, Tập Huấn Cho Các Đối Tượng Khách Hàng Liên Quan Vận Hành Hệ Thống Quy Định, Quy Trình
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Sinh viên tốt nghiệp | 1,42 | 1,41 | 1,38 | 1,46 | 0,65 |
Về mức độ thực hiện, bảng 2.10 cho thấy quản lí (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (3) Quá trình tuyển sinh, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên với điểm trung bình chung do cả hai đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 2,35<ĐTB≤3,00. Quản lí (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên được cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ thực hiện thỉnh thoảng với điểm trung bình do từng đối tượng tham gia khảo sát đánh giá và điểm trung bình chung do cả hai đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 1,67<ĐTB≤2,35. Quản lí (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng và (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính, và (11) QL sinh viên tốt nghiệp được đánh giá ở mức ý nghĩa không thực hiện, với điểm trung bình bình chung do cả 2 đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 1,00≤ĐTB≤1,67.
Về mức độ đáp ứng yêu cầu, bảng 2.10 cho thấy quản lí (3) Quá trình tuyển sinh được đánh giá ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng này đánh giá nằm trong khoảng 2,50<ĐTB≤3,25. Quản lí (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được cả 2 đối tượng khảo sát trên đánh giá ở mức chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện các cải tiến, với điểm trung bình chung nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Quản lí (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng, (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính, (11) QL sinh viên tốt nghiệp được cả 2 đối tượng đánh giá ở mức hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những biện pháp khắc phục với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 1,00<ĐTB≤1,75. Ngoài ra, để có kênh đối sánh độc lập khác, tác giả cũng khảo sát đánh giá của (3) sinh viên đối với 11 yếu tố này. Kết quả thu được cũng tương đồng với kết quả khảo sát đối với 02 đối tượng (1) CBQL và (2) GV, SV, cụ thể: quản lí
(3) Quá trình tuyển sinh được đánh giá ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung
bình đánh giá nằm trong khoảng 2,50<ĐTB≤3,25. Quản lí (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được đánh giá ở mức chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện các cải tiến, với điểm trung bình chung nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Quản lí (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng, (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính, (11) Sinh viên tốt nghiệp được đánh giá ở mức hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những biện pháp khắc phục với điểm trung bình đánh giá nằm trong khoảng 1,00<ĐTB≤1,75. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA ở mức 95% cho kết quả sig>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.
Ngoài ra, bảng 2.10 còn cho thấy quản lí (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên,
(10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được Trưởng đơn vị QLĐT thực hiện thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Như vậy, QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM đã đạt được những thành công nhất định như đã tổ chức thực hành PDCA thường xuyên trong quản lí (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (3) Quá trình tuyển sinh (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp nhưng kết quả chỉ có quản lí (3) Quá trình tuyển sinh đáp ứng yêu cầu, quản lí các yếu tố còn lại đều chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến hoặc cần có biện pháp khắc phục.
2.5. Thực trạng các yếu tố tác động đến quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận Quản lí chất lượng tổng thể tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Thực trạng các yếu tố tác động đến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM được xác định như bảng 2.11.
Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố tác động đến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM
Yếu tố tác động | Đối tượng | Thúc đẩy (%) | Cản trở (%) | |||||
Không thúc đẩy | Ít thúc đẩy | Thúc đẩy | Không cản trở | Ít cản trở | Cản trở | |||
1 | Xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng | CBQL | 00,0 | 40,0 | 60,0 | 10,0 | 33,3 | 56,7 |
GV, CV | 00,0 | 30,0 | 70,0 | 07,5 | 20,0 | 72,5 | ||
SV | 06,7 | 38,3 | 55,0 | 05,8 | 36,7 | 57,5 | ||
2 | Lãnh đạo và chiến lược | CBQL | 00,0 | 33,3 | 67,7 | 06,7 | 33,3 | 60,0 |
GV, CV | 00,0 | 07,5 | 92,5 | 12,5 | 07,5 | 80,0 | ||
SV | 00,0 | 40,0 | 60,0 | 02,5 | 38,3 | 59,2 | ||
3 | Văn hoá chất lượng | CBQL | 0,0 | 36,7 | 63,3 | 3,3 | 36,7 | 70,0 |
GV, CV | 0,0 | 20,0 | 80,0 | 0,0 | 17,5 | 82,5 | ||
SV | 0,0 | 33,3 | 66,7 | 0,0 | 43,3 | 56,7 |
2.5.1. Thực trạng tác động của yếu tố xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng
Bảng 2.11 cho thấy, tất cả (1) CBQL, (2) giảng viên, chuyên viên và (3) sinh viên đều cho rằng yếu tố xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động cản trở đến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM, cụ thể: (1) CBQL có 60% cho rằng xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng có tác động thúc đẩy QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM và 56,7% cho rằng có tác động cản trở; (2) giảng viên, chuyên viên có 70% cho rằng xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng có tác động thúc đẩy QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM và 72,5% cho rằng có tác động cản trở; (3) sinh viên có 55% cho rằng xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng có tác động thúc đẩy QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM và 57,5% cho rằng có tác động cản trở. Đây là điều dễ hiểu vì nếu nhà trường xác định đúng các đối tượng khách hàng và xác định đúng nhu cầu của khách hàng, thì việc xác lập hệ thống chỉ báo cho quá trình đào tạo và QLĐT theo định hướng khách hàng, điều đó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ và đảm bảo thành công cho QLĐT theo tiếp cận TQM; còn ngược lại xác định không đúng khách hàng và không đúng
nhu cầu khách hàng sẽ dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong QLĐT theo tiếp cận TQM.
Bên cạnh đó, sự tác động của chương trình giáo dục phổ thông mới và chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới cũng tác động rất lớn đến đào tạo và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM. Đây là nhu cầu của cấp quản lí nhà nước cao nhất (là nhu cầu của một loại khách hàng). Từ nhu cầu của cấp quản lí này, sẽ làm thay đổi nhu cầu của nhà sử dụng lao động trực tiếp, nhu cầu của sinh viên làm sao sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo GVTHPT phải đảm bảo tối thiếu ít nhất yêu cầu cơ bản của chuẩn nghề nghiệp và giảng dạy được chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì vậy, việc xác khách hàng và nhu cầu của khách hàng có tác động thúc đẩy cũng như tác động cản trở QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.
2.5.2. Thực trạng tác động của yếu tố lãnh đạo và chiến lược
Bảng 2.11 cho thấy, tất cả (1) CBQL, (2) giảng viên, chuyên viên và (3) sinh viên đều cho rằng yếu tố lãnh đạo và chiến lược có tác động song song (vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động cản trở) đến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM, cụ thể: (1) CBQL có 67,7% cho rằng lãnh đạo và chiến lược có tác động thúc đẩy và 60,0% cho rằng có tác động cản trở; (2) giảng viên, chuyên viên có 92,5% cho rằng xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng có tác động thúc đẩy và 80,0% cho rằng có tác động cản trở; (3) sinh viên có 60% cho rằng có tác động thúc đẩy và 59,2% cho rằng có tác động cản trở.
Lãnh đạo và chiến lược lấy việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị cốt lỗi của nhà trường làm cơ sở cho việc xây dựng và ban hành chính sách chất lượng, kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và các kế hoạch hành động khác cũng như hệ thống quy trình QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM từ đầu vào, quá trình và đầu ra. Vì vậy. yếu tố lãnh đạo và chiến lược có tác động thúc đẩy đến QLĐT nếu các yếu tố của lãnh đạo và chiến lược được phát huy mạnh mẽ trong tổ chức, còn ngược lại lãnh đạo và chiến lược sẽ gây cản trở đến QLĐT của nhà trường.
2.5.3. Thực trạng tác động của yếu tố văn hoá chất lượng
Bảng 2.11 cho thấy, tất cả (1) CBQL, (2) giảng viên, chuyên viên và (3) sinh viên đều cho rằng yếu tố yếu tố VHCL có tác động song song (vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động cản trở) đến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM, cụ thể: (1) CBQL có 63,3% cho rằng lãnh đạo và chiến lược có tác động thúc đẩy và 70,0% cho rằng có tác động cản trở; (2) giảng viên, chuyên viên có 80,0% cho rằng xác định khách hàng và nhu cầu khách hàng có tác động thúc đẩy và 82,5% cho rằng có tác động cản trở; (3) sinh viên có 66,7% cho rằng có tác động thúc đẩy và 56,7% cho rằng có tác động cản trở. TQM được triển khai thành công trong nhà trường khi VHCL nhà trường là yếu tố thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường. Thực trạng VHCL tại Trường ĐHSPTPHCM được đánh giá vừa thúc đẩy, vừa cản trở QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường, điều này cho phép kết luận VHCL của Trường chưa đáp ứng yêu cầu và cần phải tiếp tục cải tiến.
2.6. Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo GVTHPT theo tiếp cận Quản lí chất lượng tổng thể tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
2.6.1. Đánh giá chung
Kết quả khảo sát thực trạng về ĐT và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM cho thấy nhà trường đã bước đầu triển khai QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM bằng việc tổ chức quản lí theo vòng tròn Deming PDCA.
Về thực trạng các yếu tố ĐT GVTHPT, các yếu tố (2) Quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR và CTĐT, (3) Quá trình tuyển sinh, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu; các yếu tố (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng; (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đào tạo; (5) Quá trình đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu phục vụ đào tạo; (6) Quá trình chuẩn bị tài chính phục vụ đào tạo; (8) Quá trình học của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến và yếu tố (11) Sinh viên tốt nghiệp hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu, cần có biện pháp khắc phục.
Về thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM, Trưởng các đơn vị QLĐT đã bước đầu thực hành PDCA trong quản lí, tuy nhiên, việc
thực hành PDCA chưa đồng bộ và thường xuyên trong từng hoạt động của vòng tròn PDCA cho tất cả các yếu tố quản lí. Đánh giá tổng thể, tất cả các hoạt động trong vòng tròn Deming (P1, P2, D1, D2, C, A) đều được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng và chưa đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, mức độ thực hiện theo PDCA của từng yếu tố cũng chưa đồng đều như các yếu tố (2) Quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR, CTĐT;
(3) Quá trình tuyển sinh; (8) Quá trình học của sinh viên; (9) Quá trình thực tập sư phạm; (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp được đánh giá thực hành PDCA ở mức độ thường xuyên nhưng vẫn còn một số yếu tố chưa thực hành PDCA trong quản lí ở mức độ thường xuyên như (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên; thậm chí có quá trình chưa thực hành theo PDCA trong quản lí như: (1) Quản lí quá trình xác định nhu cầu khách hàng; (4) Quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ đào tạo; (5) Quá trình đảm bảo cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo, (6) Quá trình đảm bảo tài chính; (11) Sinh viên tốt nghiệp. Do đó kết quả quản lí cũng chưa đáp ứng yêu cầu, cụ thể, mức độ thực hành PDCA trong QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM chỉ có (3) Quá trình tuyển sinh là đáp ứng yêu cầu; còn lại các yếu tố khác là chưa đáp ứng yêu cầu hoặc hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu.
2.6.2. Những điểm mạnh
Trường đã triển khai thực hành PDCA trong QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM bước đầu đã có những thành công nhất định. Cụ thể, đã triển khai thực hành PDCA thường xuyên trong quản lí các yếu tố (2) Quá trình rà soát, điều chỉnh CĐR, CTĐT; (3) Quá trình tuyển sinh; (8) Quá trình học của sinh viên; (9) Quá trình thực tập sư phạm; (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp. Trong đó thực hành PDCA trong quản lí yếu tố (3) Quá trình tuyển sinh đáp ứng yêu cầu.
2.6.3. Những điểm yếu
Thứ nhất, thực hành PDCA trong QLĐT GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM còn rời rạc, chưa thành hệ thống, chưa được thực hiện thường xuyên và kết quả chưa đáp ứng yêu cần ở hầu hết các yếu tố.