phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên với điểm trung bình do từng đối tượng tham gia khảo sát đánh giá và điểm trung bình chung do cả hai đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 2,35<ĐTB≤3,00. Còn lại các yếu tố
(1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng và (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực,
(5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính và (11) QL sinh viên tốt nghiệp được đánh giá ở mức ý nghĩa không thực hiện, với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 1,00≤ĐTB≤1,67. Đánh giá chung cho cả 11 yếu tố về mức độ thực hiện hoạt động (D2) tổ chức, chỉ đạo thực hiện QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM ở mức độ thỉnh thoảng, với giá trị trung bình do 2 đối tượng đánh giá và trung bình chung nằm trong khoảng 1,67<ĐTB≤2,35. Đồng thời, kiểm định Independent Samples T-Test trung bình đánh giá của (1) CBQL và (2) GV, CV ở mức ý nghĩa 95% đều cho giá trị sig.>0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 đối tượng khảo sát trên.
Về mức độ đáp ứng yêu cầu, bảng 2.7 cho thấy tổ chức, chỉ đạo thực hiện các yếu tố (3) Quá trình tuyển sinh, (8) Quá trình học của sinh viên được đánh giá ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng này đánh giá nằm trong khoảng 2,50<ĐTB≤3,25. Các yếu tố (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng, (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được cả 2 đối tượng khảo sát trên đánh giá ở mức chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện các cải tiến, với điểm trung bình nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Các yếu tố còn lại (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính, (11) QL sinh viên tốt nghiệp được cả 2 đối tượng đánh giá ở mức hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những biện pháp khắc phục với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 1,00<ĐTB≤1,75. Đánh giá chung hoạt động (D2) tổ chức, chỉ đạo thực hiện QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM của 11 yếu
tố cho thấy điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức ý nghĩa chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test đều cho giá trị sig.>0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 đối tượng khảo sát trên.
Ngoài ra, bảng 2.7 còn cho thấy hoạt động (D2) tổ chức, chỉ đạo thực hiện của yếu tố (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên,
(10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp Trưởng đơn vị QLĐT thực hiện thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; yếu tố (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng nhưng lại đáp ứng yêu cầu. Tất cả CBQL, GV tham gia phỏng vấn đều khẳng định rằng Trưởng các đơn vị QLĐT mới chỉ tập trung tổ chức, chỉ đạo các hoạt động như rà soát, cập nhật CTĐT; tuyển sinh; giảng dạy của giảng viên; học tập của sinh viên, thực tập sư phạm và đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng thì các hoạt động khác chưa được chú ý, vì vậy,
QLĐT GVTHPT của trường chưa đáp ứng yêu cầu.
Trong hồ sơ QLĐT của Trường ĐHSPTPHCM năm học 2018 - 2019, ngoài 2 hoạt động (1) tổ chức, chỉ đạo xác định nhu cầu khách hàng và (11) tổ chức, chỉ đạo quản lí sinh viên tốt nghiệp không có hồ sơ thì các hoạt động còn lại đều có tổ chức và chỉ đạo nhất định, ví dụ như hoạt động (2) tổ chức, chỉ đạo rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, Trưởng các đơn vị QLĐT có thành lập Ban chỉ đạo cấp trường, các tổ rà soát CĐR, CTĐT theo từng CTĐT, có các biên bản họp phân công và họp thống nhất thông qua các nội dung, thông qua sản phẩm cuối cùng là CĐR và CTĐT sau rà soát, đánh giá, cập nhật.
Từ những thông tin thu thập được, tác giả nhận thấy hoạt động (D2) trưởng các đơn vị QLĐT tổ chức, chỉ đạo thực hiện QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM chưa được thực hiện đồng bộ, thường xuyên và chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến.
2.4.5. Thực trạng hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá
Thực trạng hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM được xác định như bảng 2.8.
Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM
Giám sát, đo lường, đánh giá | Mức độ thực hiện | Mức độ đáp ứng yêu cầu | |||||||
CBQL | GV, CV | TBC | Sig. | CBQL | GV, CV | TBC | Sig. | ||
1 | Quá trình xác định nhu cầu khách hàng | 1,53 | 1,38 | 1,44 | 0,21 | 1,40 | 1,58 | 1,50 | 0,68 |
2 | Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT | 2,57 | 2,50 | 2,53 | 0,40 | 2,47 | 2,43 | 2,44 | 0,54 |
3 | Quá trình tuyển sinh | 2,53 | 2,55 | 2,54 | 0,79 | 2,57 | 2,65 | 2,61 | 0,21 |
4 | Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực | 1,47 | 1,60 | 1,54 | 0,35 | 1,47 | 1,53 | 1,50 | 0,35 |
5 | Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu | 1,53 | 1,40 | 1,46 | 0,35 | 1,63 | 1,55 | 1,59 | 0,18 |
6 | Quá trình chuẩn bị tài chính | 1,57 | 1,43 | 1,49 | 0,89 | 1,53 | 1,43 | 1,47 | 0,54 |
7 | Quá trình giảng dạy của giảng viên | 2,57 | 2,43 | 2,49 | 0,41 | 1,90 | 1,90 | 1,90 | 0,71 |
8 | Quá trình học của sinh viên | 2,77 | 2,68 | 2,71 | 0,28 | 2,60 | 2,55 | 2,57 | 0,41 |
9 | Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên | 2,63 | 2,70 | 2,67 | 0,27 | 2,10 | 2,15 | 2,13 | 0,22 |
10 | Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp | 2,53 | 2,43 | 2,47 | 0,54 | 2,20 | 2,28 | 2,24 | 0,15 |
11 | Quản lí sinh viên tốt nghiệp | 1,43 | 1,43 | 1,43 | 0,89 | 1,47 | 1,43 | 1,44 | 0,23 |
Trung bình chung | 2,10 | 2,05 | 2,07 | 0,48 | 1,94 | 1,95 | 1,95 | 0,83 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Nghiên Cứu Sản Phẩm Hoạt Động
- Thực Trạng Các Yếu Tố Quá Trình Trong Đào Tạo Gvthpt Tại Trường Đhsptphcm
- Thực Trạng Hoạt Động (P2) Xây Dựng Hệ Thống Quy Định, Quy Trình Và Kế Hoạch Thực Hiện
- Thực Trạng Qlđt Gvthpt Theo Tiếp Cận Tqm Tại Trường Đhsptphcm
- Biện Pháp Quản Lí Đào Tạo Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Tiếp Cận Quản Lí Chất Lượng Tổng Thể Tại Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố
- Hoàn Thiện Hệ Thống Quy Định, Quy Trình Và Tài Liệu Hướng Dẫn Quản Lí Đào Tạo Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Tiếp Cận Quản Lí Chất Lượng Tổng
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Về mức độ thực hiện, bảng 2.8 cho thấy hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá các yếu tố (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (3) Quá trình tuyển sinh,
(7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, 10) giám sát, đo lường, đánh giá đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên với điểm trung bình do từng đối tượng tham gia khảo sát đánh giá và điểm trung bình chung do cả hai đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 2,35<ĐTB≤3,00. Còn lại các yếu tố (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng và
(4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính và (11) QL sinh viên tốt nghiệp được đánh giá ở mức ý nghĩa không thực hiện, với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 1,00≤ĐTB≤1,67. Đánh giá chung cho cả 11 yếu tố về mức độ thực hiện hoạt động (D2) tổ chức, chỉ đạo thực hiện QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM ở mức độ thỉnh thoảng, với giá trị trung bình do 2 đối tượng đánh giá và trung bình chung nằm trong khoảng 1,67<ĐTB≤2,35. Đồng thời, kiểm định Independent Samples T-Test trung bình đánh giá của (1) CBQL và (2) GV, CV ở mức ý nghĩa 95% đều cho giá trị sig.>0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 đối tượng khảo sát trên.
Về mức độ đáp ứng yêu cầu, bảng 2.8 cho thấy hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá các yếu tố (3) Quá trình tuyển sinh, (8) Quá trình học của sinh viên được đánh giá ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng này đánh giá nằm trong khoảng 2,50<ĐTB≤3,25. Các yếu tố (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên,
(10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được cả 2 đối tượng khảo sát trên đánh giá ở mức chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện các cải tiến, với điểm trung bình nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Các yếu tố còn lại (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng, (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính, (11) QL sinh
viên tốt nghiệp được cả 2 đối tượng đánh giá ở mức hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những biện pháp khắc phục với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 1,00<ĐTB≤1,75. Đánh giá chung hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM của 11 yếu tố cho thấy điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức ý nghĩa chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test đều cho giá trị sig.>0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 đối tượng khảo sát trên.
Ngoài ra, bảng 2.8 còn cho thấy hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá của yếu tố (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp Trưởng đơn vị QLĐT thực hiện thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; yếu tố (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng nhưng lại đáp ứng yêu cầu.
Trong hồ sơ QLĐT của Trường ĐHSPTPHCM năm học 2018 - 2019, hoạt động
(C) giám sát, đo lường, đánh giá của Trưởng các đơn vị QLĐT được thể hiện trong các báo cáo tổng kết của các hoạt động tương ứng gồm báo cáo hoạt động rà soát, đánh giá, cập nhật CTĐT năm 2018, báo cáo công tác tuyển sinh năm 2018, báo cáo tổng kết hoạt động thực tập sư phạm năm học 2018 – 2019, báo cáo tổng kết hoạt động năm học 2018 - 2019 của phòng Đào tạo và của Trường. Ngoài ra, hoạt động giám sát còn được thực hiện bởi phòng Thanh tra Đào tạo của trường trong các hoạt động như giám sát hoạt động tuyển sinh, giám sát hoạt động giảng dạy của giảng viên, giám sát hoạt động thi kết thúc học phần, giám sát kết quả xét và công nhận tốt nghiệp cho sinh viên. Tuy nhiên, các hoạt động giám sát này chỉ mang tính chất giám sát hành chính thông thường, các số liệu hay kết quả giám sát chưa thể làm cơ sở đánh giá mức độ đáp ứng của QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM. Mặt khác, Trường cũng đã tổ chức khảo sát nhu cầu các bên liên quan về QLĐT của trường như đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, đánh giá của sinh viên về hoạt động kiểm tra đánh giá học phần. Hoạt động
khảo sát này chỉ dừng lại ở bước thu thập thông tin chứ chưa sử dụng thông tin để cải tiến các hoạt động tương ứng. Đồng thời, các khảo sát còn thiếu nhiều đối tượng khách hàng và thiếu thông tin, chẳng hạn khảo sát sinh viên, giáo viên, các trường phổ thông, các sở giáo dục và đào tạo về chính sách và quá trình tuyển sinh của trường có phù hợp với đào tạo GVTHPT hay không; khảo sát tính linh hoạt của chương trình đào tạo; khảo sát về dịch vụ đào tạo có thoả mãn nhu cầu của sinh viên, giảng viên; các khảo sát về chất lượng cơ sở vật chất, học liệu, chính sách tài chính có phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách hàng hay chưa. CBQL có mã phỏng vấn QL01 khẳng định: “Trường chưa xây dựng được hệ thống giám sát, đánh giá QLĐT của trường nói chung cũng như chưa xây dựng được hệ thống QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM. Các giám sát, đánh giá mà trường đang thực hiện chỉ mang tính chất hành chính, chưa theo định hướng quản lí chất lượng”.
Từ những thông tin thu thập được, tác giả nhận thấy hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM chưa xây dựng được hệ thống giám sát, đánh giá theo tiếp cận TQM, vì vậy, hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến.
2.4.6. Thực trạng hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo
Thực trạng hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM được xác định như bảng 2.9.
Bảng 2.9. Thực trạng hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM
Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo | Mức độ thực hiện | Mức độ đáp ứng yêu cầu | |||||||
CBQL | GV, CV | TBC | Sig. | CBQL | GV, CV | TBC | Sig. | ||
1 | Quá trình xác định nhu cầu khách hàng | 1,50 | 1,38 | 1,43 | 0,17 | 1,33 | 1,35 | 1,34 | 0,77 |
2 | Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT | 2,50 | 2,48 | 2,49 | 0,79 | 2,47 | 2,40 | 2,43 | 0,12 |
3 | Quá trình tuyển sinh | 2,43 | 2,38 | 2,40 | 0,37 | 2,63 | 2,60 | 2,61 | 0,57 |
4 | Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực | 1,53 | 1,63 | 1,59 | 0,97 | 1,47 | 1,53 | 1,50 | 0,89 |
5 | Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu | 1,33 | 1,25 | 1,29 | 0,15 | 1,27 | 1,25 | 1,26 | 0,76 |
6 | Quá trình chuẩn bị tài chính | 1,57 | 1,43 | 1,49 | 0,89 | 1,47 | 1,43 | 1,44 | 0,54 |
7 | Quá trình giảng dạy của giảng viên | 1,27 | 1,33 | 1,30 | 0,42 | 2,07 | 2,08 | 2,08 | 0,79 |
8 | Quá trình học của sinh viên | 2,33 | 2,33 | 2,33 | 0,89 | 1,83 | 1,80 | 1,81 | 0,48 |
9 | Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên | 2,57 | 2,58 | 2,57 | 0,89 | 2,07 | 2,10 | 2,10 | 0,33 |
10 | Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp | 2,40 | 2,53 | 2,47 | 0,26 | 2,10 | 2,08 | 2,09 | 0,48 |
11 | Quản lí sinh viên tốt nghiệp | 1,33 | 1,25 | 1,29 | 0,15 | 1,33 | 1,38 | 1,36 | 0,47 |
Trung bình chung | 1,89 | 1,87 | 1,88 | 0,93 | 1,82 | 1,82 | 1,82 | 0,89 |
Về mức độ thực hiện, bảng 2.9 cho thấy hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo các yếu tố (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (3) Quá trình tuyển sinh, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng
tốt nghiệp được cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên với điểm trung bình do từng đối tượng tham gia khảo sát đánh giá và điểm trung bình chung do cả hai đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 2,35 <ĐTB≤3,00. Yếu tố (8) Quá trình học của sinh viên được cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức độ thực hiện thỉnh thoảng với điểm trung bình do từng đối tượng tham gia khảo sát đánh giá và điểm trung bình chung do cả hai đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 2,35
<ĐTB≤3,00. Còn lại các yếu tố (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng và (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu,
(6) Quá trình chuẩn bị tài chính, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên và (11) QL sinh viên tốt nghiệp được đánh giá ở mức ý nghĩa không thực hiện, với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 1,00≤ĐTB≤1,67. Đánh giá chung cho cả 11 yếu tố về mức độ thực hiện hoạt động (A) chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định nội dung cải tiến cho chu kì PDCA tiếp theo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM ở mức độ thỉnh thoảng, với giá trị trung bình do 2 đối tượng đánh giá và trung bình chung nằm trong khoảng 1,67<ĐTB≤2,35. Đồng thời, kiểm định Independent Samples T-Test trung bình đánh giá của (1) CBQL và
(2) GV, CV ở mức ý nghĩa 95% đều cho giá trị sig.>0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 đối tượng khảo sát trên.
Về mức độ đáp ứng yêu cầu, bảng 2.9 cho thấy hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo các yếu tố (3) Quá trình tuyển sinh được đánh giá ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng này đánh giá nằm trong khoảng 2,50<ĐTB≤3,25. Các yếu tố (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên,
(10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được cả 2 đối tượng khảo sát trên đánh giá ở mức chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện các cải tiến, với điểm trung bình nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Các yếu tố còn lại (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng, (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (5) Quá trình