Thực Trạng Các Yếu Tố Quá Trình Trong Đào Tạo Gvthpt Tại Trường Đhsptphcm


Bảng 2.2 cho thấy có sự thống nhất trong đánh giá quá trình giảng dạy của giảng viên của cả ba đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên với điểm trung bình chung 2,50<ĐTB=2,67≤3,25 tương ứng với mức ý nghĩa đạt yêu cầu, trong đó, điểm trung bình lần lượt do CBQL phòng, khoa đánh giá là 2,50<ĐTB=2,73≤3,25; do giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo đánh giá là 2,50<ĐTB=2,73≤3,25; do sinh viên đánh giá là 2,50<ĐTB=2,63≤3,25; Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA của 03 nhóm đối tượng khảo sát trên cho kết quả sig.=0,41>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát. CBQL có mã phỏng vấn QL3 cho biết: “Đa số giảng viên thực hiện tốt việc giảng dạy trên lớp, hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tế, kiểm tra quá trình học tập của sinh viên. có không ít giảng viên thực hiện quá trình giảng dạy vượt trên cả mong đợi, là hình mẫu cho mọi người học tập”. Với những thông tin thu thập được, tác giả nhận thấy quá trình giảng dạy của giảng viên là đáp ứng yêu cầu.

b. Thực trạng quá trình học của sinh viên

Bảng 2.2 cho thấy, CBQL phòng, khoa đánh giá quá trình học của sinh viên ở mức ý nghĩa chưa đạt yêu cầu, cần thực hiện cải tiến với điểm trung bình là 1,75<ĐTB=2,30<2,50; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo cũng đánh giá quá trình học của sinh viên ở mức ý nghĩa chưa đạt yêu cầu, cần thực hiện cải tiến với điểm trung bình là 1,75<ĐTB=2,30<2,50 và bản thân sinh viên đánh giá quá trình học của mình ở mức ý nghĩa chưa đạt yêu cầu, cần thực hiện cải tiến với điểm trung bình là 1,75<ĐTB=2,28<2,50. Nhìn chung, cả ba đối tượng khảo sát đánh giá quá trình học của sinh viên ở mức ý nghĩa chưa đạt yêu cầu, cần thực hiện cải tiến với điểm trung bình chung do cả ba đối tượng đánh giá là 1,75<ĐTB=2,28<2,50. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA của ba nhóm đối tượng khảo sát trên cho kết quả sig.=0,89>0,05, nghĩa là không có sự khác nhau về mặt thống kê của cả ba đối tượng khảo sát. Cả ba nhóm đối tượng đều đánh giá quá trình học của sinh viên chưa đạt yêu cầu được CBQL có mã phỏng vấn QL3 giải thích “việc lập kế hoạch học tập cá nhân chưa tốt; việc tự học, tự nghiên cứu của đa số sinh viên còn thụ động”.


Ngoài ra, qua quá trình phỏng vấn các CBQL và giảng viên của trường, tác giả nhận thấy sinh viên chưa được coi là trung tâm trong quá trình dạy và học; chưa có ý thức tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và năng lực nghề nghiệp; chưa hình thành được thói quen chủ động trong tự nghiên cứu; chậm trong việc đổi mới phương pháp học; chưa có ý thức xây dựng cho mình phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá phù hợp với năng lực và những đặc thù của đào tạo GVTHPT mà sinh viên đang theo học.

Tác giả cũng tìm hiểu thêm về các văn bản quy định, hướng dẫn quá trình học của sinh viên. Kết quả thu được tương đồng với ý kiến của CBQL, giảng viên: (1) Từng năm học, từng học kì thì không có văn bản nào thông tin cụ thể các học phần sẽ tổ chức giảng dạy trong năm học hay học kì đó; (2) chương trình chi tiết học phần chỉ nêu đánh giá bằng hình thức nào (tiểu luận cá nhân, thuyết trình nhóm, bài thi viết) nhưng không có nêu những nội dung đánh giá hay thang đánh giá theo năng lực. Điều này làm cho việc tự đánh giá của sinh viên gặp không ít khó khăn.

Từ thông tin thu thập được, tác giả thống nhất nhận định quá trình học của sinh viên vẫn cần phải tiếp tục cải tiến.

c. Thực trạng quá trình thực tập sư phạm của sinh viên

Bảng 2.2 cho thấy tất cả các đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình chung 2,50<ĐTB=2,80≤3,25, trong đó, điểm trung bình lần lượt do từng đối tượng đánh giá là: CBQL phòng, khoa 2,50<ĐTB=2,70≤3,25; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo 2,50<ĐTB=2,75≤3,2); Sinh viên 2,50<ĐTB=2,82≤3,25. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA cho kết quả sig.=0,382>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.

Từ những thông tin thu thập được, tác giả nhận thấy quá trình thực tập của sinh viên trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM là đáp ứng yêu cầu.

2.3.3. Thực trạng các yếu tố đầu ra‌

Thực trạng các yếu tố đầu ra trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM được thể hiện ở bảng 2.3.


Bảng 2.3. Thực trạng các yếu tố quá trình trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM

STT

Nội dung

CBQL

GV,

CV

SV

TBC

Sig.


1

Thực trạng quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt

nghiệp


2,60


2,75


2,71


2,70


0,38

2

Sinh viên tốt nghiệp

1,53

1,48

1,53

1,52

0,70

2.1

Thông tin về việc làm của

SVTN sau 6 tháng đến 1 năm

1,63

1,40

1,44

1,46

0,11


2.2

Thông tin tự đánh giá của SVTN về năng lực của sinh viên đối với chuẩn nghề nghiệp GVPT, đối với vị trí

việc làm


1,40


1,40


1,48


1,45


0,61


2.3

Thông tin đánh giá của trường THPT về năng lực của SVTN đối với chuẩn nghề nghiệp

GVPT, đối với vị trí việc làm


1,70


1,63


1,66


1,66


0, 81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 10

a. Thực trạng quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp

Bảng 2.3 cho thấy tất cả các đối tượng khảo sát (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên đánh giá quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình chung 2,50<ĐTB=2,70≤3,25, trong đó, điểm trung bình lần lượt do từng đối tượng đánh giá là: CBQL phòng, khoa 2,50<ĐTB=2,70≤3,25; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo 2,50<ĐTB=2,75≤3,25; Sinh viên 2,50<ĐTB=2,71≤3,25. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA cho kết quả sig.=0,38>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.


Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường (ban hành kèm theo Quyết định 2045/QĐ-ĐHSP ngày 05/09/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHSPTPHCM) quy định rõ về thang điểm đánh giá học phần ở Điều 19 đến Điều 23 và được quy định rõ ràng trong đề cương chi tiết từng học phần. Kết quả từng học phần được đánh giá kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá cuối kì với nhiều hình thức (bài tập nhóm, chuyên cần, tham gia lớp học, bài tập, báo cáo chuyên đề, thi giữa kì và thi cuối kì), trong đó tỉ lệ điểm đánh giá cuối kì không dưới 50%. Phương pháp đánh giá cũng được quy định cụ thể trong đề cương chi tiết học phần. Ngoài ra, trường còn tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất của sinh viên bằng quy định đánh giá kết quả rèn luyện. Sinh viên được xét, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng từ Điều 24 đến Điều 27 Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường (ban hành kèm theo Quyết định 2045/QĐ-ĐHSP ngày 05/09/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐHSPTPHCM). Những quy định này tuân thủ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường. Các CBQL tham gia phỏng vấn cũng có cùng quan điểm là quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM của trường thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc Quy chế đã ban hành và đáp ứng những yêu cầu. Như vậy, nhận định chung quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp là đáp ứng yêu cầu.

b. Thực trạng sinh viên tốt nghiệp

Về nội dung “Thông tin về việc làm của SVTN sau 6 tháng đến 1 năm”: bảng

2. 3 cho thấy (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo;

(3) Sinh viên đánh giá ở mức ý nghĩa hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu,cần có những giải pháp khắc phục 1,00≤ĐTB=1,46≤1,75, trong đó, điểm trung bình lần lượt do từng đối tượng đánh giá là: CBQL phòng, khoa 1,00≤ĐTB=1,63≤1,75; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo 1,00≤ĐTB=1,40≤1,75; Sinh viên 1,00≤ĐTB=1,44≤1,75. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA cho kết quả sig.=0,11>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.

Về nội dung “Thông tin tự đánh giá của SVTN về năng lực của sinh viên đối với chuẩn nghề nghiệp GVPT, đối với vị trí việc làm”, bảng 2. 3 cho thấy (1) CBQL


phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên đánh giá ở mức ý nghĩa hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu,cần có những giải pháp khắc phục 1,00≤ĐTB=1,45≤1,75, trong đó, điểm trung bình lần lượt do từng đối tượng đánh giá là: CBQL phòng, khoa 1,00≤ĐTB=1,40≤1,75; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo 1,00≤ĐTB=1,40≤1,75; Sinh viên 1,00≤ĐTB=1,48≤1,75. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA cho kết quả sig.=0,61>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.

Về nội dung “Thông tin đánh giá của trường THPT về năng lực của SVTN đối với chuẩn nghề nghiệp GVPT, đối với vị trí việc làm”, bảng 2. 3 cho thấy (1) CBQL phòng, khoa; (2) Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo; (3) Sinh viên đánh giá quá ở mức ý nghĩa hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những giải pháp khắc phục 1,00≤ĐTB=1,66≤1,75, trong đó, điểm trung bình lần lượt do từng đối tượng đánh giá là: CBQL phòng, khoa 1,00≤ĐTB=1,40≤1,70; Giảng viên, chuyên viên phục vụ đào tạo 1,00≤ĐTB=1,63≤1,75; Sinh viên 1,00≤ĐTB=1,66≤1,75. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA cho kết quả sig.=0,81>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.

Từ ba nội dung đánh giá trên cho thấy có sự thống nhất đánh giá của cả ba đối tượng tham gia khảo sát, với điểm trung bình chung cho cả ba nội dung đánh giá là 1,00≤ĐTB=1,52≤1,75 tương ứng với mức ý nghĩa hoàn toàn chưa đạt yêu cầu, cần có những giải pháp khắc phục. Trong đó, điểm trung bình chung ba nội dung do CBQL đánh giá là 1,00≤ĐTB=1,53≤1,75, giảng viên và sinh viên đánh giá là 1,00≤ĐTB=1,48≤1,75 và do sinh viên đánh giá 1,00≤ĐTB=1,53≤1,75. Kết quả phân tích bằng phương pháp One-Way ANOVA cho kết quả sig.=0,70>0,05, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các đối tượng khảo sát.

Sinh viên tốt nghiệp là một chỉ số chất lượng quan trọng trong quá trình đào tạo trường đại học nói chung và của quá trình đào tạo GVTHPT nói riêng. Cả ba nội dung khảo sát là những chỉ báo quan trọng làm cơ sở để điều chỉnh CĐR, CTĐT và cả QLĐT. Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy quá trình này của nhà trường hoàn toàn chưa đạt yêu cầu, cần khắc phục ngay lập tức. Tác giả tìm hiểu thêm về vấn đề này, các CBQL tham gia phỏng vấn đều có chung nhận định “Trường chưa có hệ


thống thu thập thông tin phản hồi về việc làm của sinh viên, thích ứng nghề nghiệp cũng như tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của nhà sử dụng lao động về năng lực của sinh viên tốt nghiệp”.

Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu về số lượng và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn năm 2019 (phụ lục 7). Xét trong các ngành tác giả khảo sát trong luận văn này, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn so với tỉ lệ sinh viên nhập học các ngành đào tạo GVTHPT của Trường ĐHSPTPHCM là khá thấp khoản 55%, trong đó có một số ngành đặc biệt thấp như Sư phạm Toán là 40%, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học là 46,34%, ngành có tỉ lệ tốt nghiệp đúng hạn cao nhất là ngành Sư phạm Tiếng Anh 64,34%., Sư phạm Lịch sử là 64,20%. Mặt khác, sinh viên tốt nghiệp chủ yếu được xếp hạng khá trở lên, hạng trung bình cho tất cả các ngành khảo sát trong luận văn này chỉ có 20/626 sinh viên (3,2%), loại khá 406/626 sinh viên (64,86%) và loại giỏi, xuất sắc là 171/626 sinh viên (31,95%). Đặc biệt, ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Tiếng Anh không có sinh viên tốt nghiệp được xếp loại trung bình; Ngành Sư phạm Vật lí, Sư phạm Hoá học có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tương đối thập (48,48% và 46,34%) chỉ có một sinh viên tốt nghiệp được xếp loại trung bình. Vấn đề số lượng, tỉ lệ và xếp loại sinh viên tốt nghiệp sẽ được bàn luận thêm trong một đề tài khác.

Từ các thông tin thu thập được từ số lượng, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn, thông tin sinh viên có việc làm sau sáu tháng đến một năm, thông tin sinh viên tự đánh giá năng lực của mình, thông tin nhà sử dụng lao động đánh giá năng lực của sinh viên tốt nghiệp, tác giả nhận định rằng vấn đề sinh viên tốt nghiệp của trường hoàn toàn chưa đạt yêu cầu và cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục với nguyên nhân chính là nhà trường chưa có hệ thống thu thập thông tin phản hồi.

2.4. Thực trạng quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh‌

2.4.1. Thực trạng hoạt động (P1) xác định hệ thống chỉ báo‌

Thực trạng xác định hệ thống chỉ báo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM được xác định như bảng 2.4.


Bảng 2.4. Thực trạng xác định hệ thống chỉ báo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM


STT

Xác định hệ thống chỉ báo

Mức độ thực hiện

Mức độ đáp ứng yêu cầu

CBQL

GV, CV

TBC

Sig.

CBQL

GV, CV

TBC

Sig.

1

Quá trình xác định

nhu cầu khách hàng

1,57

1,40

1,47

0,60

1,60

1,55

1,57

0,41

2

Quá trình rà soát, cập

nhật CĐR, CTĐT

2,00

1,98

1,99

0,83

1,70

1,68

1,69

0,66

3

Quá trình tuyển sinh

2,57

2,45

2,50

0,78

2,60

2,55

2,57

0,41

4

Quá trình đảm bảo

nguồn nhân lực

1,47

1,58

1,53

0,54

2,30

2,45

2,39

0,02


5

Quá trình đảm bảo

CSVC, trang thiết bị, học liệu


1,30


1,20


1,24


0,06


1,63


1,53


1,57


0,11

6

Quá trình chuẩn bị

tài chính

1,60

1,58

1,59

0,68

1,53

1,43

1,47

0,54

7

Quá trình giảng dạy

của giảng viên

2,80

2,75

2,77

0,33

2,70

2,63

2,66

0,19

8

Quá trình học của

sinh viên

2,93

2,90

2,91

0,33

2,20

2,15

2,17

0,28

9

Quá trình thực tập sư

phạm của sinh viên

2,87

2,85

2,86

0,70

2,40

2,48

2,44

0,10


10

Quá trình đánh giá

kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp


2,53


2,43


2,47


0,54


1,93


1,78


1,84


0,17

11

Quản lí sinh viên tốt

nghiệp

1,40

1,50

1,46

0,21

1,30

1,35

1,33

0,38


Trung bình chung

2,09

2,05

2,07

0,07

1,99

1,96

1,97

0,42

Về mức độ thực hiện, bảng 2.4 cho thấy hoạt động xác định hệ thống chỉ báo cho (3) Quá trình tuyển sinh, (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được đánh giá ở mức độ thường xuyên với điểm trung bình chung nằm trong khoảng 2,35<ĐTB≤ 3,00; điểm trung bình do (1) CBQL và (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 2,35<ĐTB≤3,00. Hoạt động xác định hệ thống chỉ báo cho (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT được đánh giá ở mức ý nghĩa thỉnh thoảng với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng này đánh giá nằm trong khoảng


1,67<ĐTB≤2,35. Hoạt động xác định hệ thống chỉ báo cho (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng, (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính, (11) Quản lí sinh viên tốt nghiệp được đánh giá ở mức ý nghĩa không thực hiện, với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng đánh giá nằm trong khoảng 1,00≤ĐTB≤1,67. Đánh giá chung cho cả 11 yếu tố về mức độ thực hiện xác định hệ thống chỉ báo cho QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM ở mức thình thoảng, với giá trị trung bình do 2 đối tượng đánh giá và trung bình chung nằm trong khoảng 1,67<ĐTB≤2,35. Đồng thời, kiểm định Independent Samples T-Test trung bình đánh giá của (1) CBQL và (2) GV, CV ở mức ý nghĩa 95% đều cho giá trị sig.>0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 đối tượng khảo sát trên.

Về mức độ đáp ứng yêu cầu, bảng 2.4 cho thấy hoạt động xác định hệ thống chỉ báo cho (3) Quá trình tuyển sinh và (7) Quá trình giảng dạy của giảng viên được đánh giá ở mức ý nghĩa đáp ứng yêu cầu với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá và điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng này đánh giá nằm trong khoảng 2,50<ĐTB≤3,25. Hoạt động xác định hệ thống chỉ báo cho (4) Quá trình đảm bảo nguồn nhân lực, (8) Quá trình học của sinh viên, (9) Quá trình thực tập sư phạm của sinh viên, (10) Quá trình đánh giá kết quả đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp được cả 2 đối tượng khảo sát trên đánh giá ở mức chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện các cải tiến, với điểm trung bình nằm trong khoảng 1,75<ĐTB≤2,50. Hoạt động xác định hệ thống chỉ báo cho (1) Quá trình xác định nhu cầu khách hàng, (2) Quá trình rà soát, cập nhật CĐR, CTĐT, (5) Quá trình đảm bảo CSVC, trang thiết bị, học liệu, (6) Quá trình chuẩn bị tài chính, (11) Quản lí sinh viên tốt nghiệp được cả 2 đối tượng đánh giá ở mức hoàn toàn chưa đáp ứng yêu cầu, cần có những biện pháp khắc phục. Đánh giá chung 11 yếu tố cho thấy điểm trung bình chung do cả 2 đối tượng khảo sát đánh giá ở mức ý nghĩa chưa đáp ứng yêu cầu, cần thực hiện cải tiến với điểm trung bình do (1) CBQL, (2) GV, CV đánh giá nằm trong khoảng 1,00<ĐTB≤1,75. Kết quả kiểm định Independent Samples T-Test đều cho giá trị sig.>0,05, nghĩa là không có sự khác biệt trong đánh giá của cả 2 đối tượng khảo sát trên.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí