Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Hđtn Cho Hs Ở Các Trường Th

Bảng 2.8. Thực trạng hình thức tổ chức HĐTN cho HS ở các trường TH



STT


Hình thức tổ chức HĐTN

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

KBG


ĐTB

Thứ bậc

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB

1

Thi hát, múa, năng khiếu

90

2.57

15

0.29

0

0.00

2.86

1

2

Trò chơi học tập

80

2.29

25

0.48

0

0.00

2.76

2

3

Trò chơi vận động

76

2.17

28

0.53

1

0.01

2.71

3

4

Kỷ niệm các ngày lễ

71

2.03

33

0.63

1

0.01

2.67

4

5

Các Game show

70

2.00

31

0.59

4

0.04

2.63

5

6

Diễn đàn theo chủ đề

62

1.77

39

0.74

4

0.04

2.55

6

7

Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần

và sinh hoạt lớp cuối tuần

60

1.71

40

0.76

5

0.05

2.52

7

8

CLB theo sở thích (thể thao,

nghệ thuật, học thuật)

50

1.43

50

0.95

5

0.05

2.43

8

9

Dã ngoại theo chủ điểm

36

1.03

66

1.26

3

0.03

2.31

9

10

Tham quan nhà máy, xí

nghiệp, làng nghề

30

0.86

75

1.43

0

0.00

2.29

10

11

Hội thảo khoa học

21

0.60

80

1.52

4

0.04

2.16

11


Điểm trung bình

2.54


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên - 8

Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các HĐTN cho học sinh tiểu học qua bảng 2.6 cho thấy, CBQL, GV đánh giá đạt 2.54 điểm.

Các HĐTN được các thầy cô đánh giá ở mức độ thường xuyên với 2.54 điểm.

Nội dung 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 là những hoạt động được đánh giá ở mức tốt (mức đồng ý) với điểm trung bình dao động từ 2.43 - 2.86 điểm.

Các nội dung được tiến hành thường xuyên nhất là hoạt động thi hát, múa, năng khiếu với 2.86 điểm xếp thứ 1/1. Đây là các hoạt động được tổ chức thường xuyên để kỷ niệm nững ngày lễ lớn như Hội thi 20/11 theo khối 1, 2, 3, 4, 5 mỗi khối được giao một tiết mục văn nghệ, thi làm bánh trôi, bánh chay dịp tháng 3 âm lịch,…; Các hoạt động trò chơi cũng được đánh giá cao như trò chơi Rung chuông vàng của CLB Toán, tiếng Anh; hoạt động trò chơi thi kéo co, thể dục nhịp điệu nhân ngày thành lập Đội,…

Nội dung 9,10,11 được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB từ 2.16 -

2.31 điểm. Đối với các nội dung 9, 10 tham quan các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề và hoạt động dã ngoại theo chủ điểm được đánh giá thỉnh thoảng mới thực hiện nhưng HS cũng thích thú vô cùng. Ví dụ học sinh trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân tham quan dã ngoại tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong một ngày tham quan các em học sinh được hoạt động với nhiều nội dung hoạt động như tìm hiểu, khám phá trải nghiệm, tìm hiểu góc ASEAN, con đường Trà xưa và nay, các hoạt động vui chơi, vận động, em làm nhà báo, phóng viên. Các em học sinh còn được mặc các bộ trang phục của dân tộc, được làm các công đoạn chế biến chè (từ chế biến sơ khai cho đến các dây chuyền chế biến chè hiện đại), cách pha chè qua từng thời kỳ, phân biệt chè, cách pha từng loại chè, được thưởng thức sản phẩm mình làm ra. Các em học sinh còn được các nghệ nhân dân tộc Mông hướng dẫn cách làm vải lanh, nghệ nhân làng Chuông (Hà Nội) hướng dẫn cách làm nón, nghệ nhân dân tộc Dao hướng dẫn cách in hoa văn sáp ong và làm giấy dó, được tham gia chương trình trải nghiệm khác như in tranh Đông Hồ, nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm, tự làm đồ gốm (bát, bình, lọ,…), xách nước qua cầu khỉ, nấu cơm niêu,… Hoạt động hội thảo khoa học ít được tổ chức nhất với 2.16 điểm xếp thứ 11/11. Đây là hoạt động mang tính học thuật cao, chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học nên hầu như các trường ít thậm chí là chưa bao giờ tổ chức. Theo chúng tôi thì các hoạt động này mặc dù mang lại hiệu quả giáo dục nhưng cũng không được thực hiện thường xuyên, bởi để tổ chức các hoạt động này các thầy cô phải chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng từ xây dựng kế hoạch hoạt động, lựa chọn địa điểm tham quan, dã ngoại, thực hiện kế hoạch, mặt khác kinh phí để thực hiện hết sức hạn hẹp. Số lượng HS lại đông nên gây nhiều khó khăn cho hoạt động tổ chức HĐTN. Hoạt động tham quan, dã ngoại thường chỉ được

các trường chỉ tổ chức được một lần trong năm.

Ngược lại các hoạt động thi hát múa, năng khiếu, hoạt động trò chơi (vận động và học tập), kỷ niệm các ngày lễ,… được tổ chức thường xuyên. Bởi đây

là các hoạt động thông thường dễ thực hiện không phải mất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị. Tuy vậy trong quá trình chuẩn bị các thầy cô phải có sự tìm hiểu về tâm, sinh lứa tuổi, tránh rập khuôn theo lối mòn tìm ra các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực học sinh để phát huy giá trị của các hoạt động này cho học sinh.

Từ quan điểm của giáo viên, nhà quản lí về các hình thức hoạt động trải nghiệm trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức trải nghiệm cho học sinh tiểu học chủ yếu theo cảm tính của mỗi cá nhân, mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành đồng thời chưa có sự thống nhất trong cách thức thực hiện. Trong thời gian tới nhà trường cần đổi mới tư duy, quán triệt tới cán bộ, giáo viên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn.

Vậy trong quá trình tổ chức HĐTN các GV có gặp những khó khăn gì? Các ý kiến của các thầy cô đều cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm là hoạt động được khuyến khích tại các trường tiểu học hiện nay. Tuy vậy, đây là công việc không dễ thực hiện. Khi các trường học bắt tay vào thực hiện sẽ gặp phải không ít khó khăn.

Một là, khó khăn về thời gian tổ chức HĐTN. Mục đích của các HĐTN là giúp các em học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống thực tiễn, nề nếp học tập ở nhà cũng như ở trường; biết tuân thủ các nội quy, quy định; có thể tự định hướng, hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức làm việc nhóm, ý thức tham gia hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng; làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi với cuộc sống của học sinh. Tuy nhiên thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm rất ít, chỉ có 105 tiết/ khối lớp/ năm để thực hiện, tính trung bình mỗi tháng chí có 1 tiết/ khối lớp/năm học. Như vậy là thời gian quá ít rất khó cho GV để thiết kế và tổ chức HĐTN.

Bên cạnh đó, yếu tố không gian, địa lí cũng là một trở ngại. Khi tổ chức HĐTN thông qua các hoạt động như tham quan các khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học. Do khoảng cách địa lí, phương tiện di chuyển và đối tượng trải nghiệm nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức cho số đông học sinh tham gia HĐTN sẽ gặp không ít khó khăn. Mặt khác, tổ chức các hoạt động cũng cần đến kinh phí để thực hiện. Do đó, các HĐTN dạng này không thường được tổ chức thường xuyên. Hầu hết các trường chỉ tổ chức mỗi năm một lần. Qua trao đổi với cô N.B.H, giáo viên lớp 5 trường tiểu học Đội Cấn, cô cho biết: “Do hạn hẹp về nguồn kinh phí nhất là tài chính để phục vụ các hoạt động trải nghiệm nên các hình thức sân khấu tương tác, tham quan, dã ngoại ít được sử dụng”.

Mặt khác, khi tổ chức HĐTN là GV phải có sự chuẩn bị về tâm lí và phương pháp tổ chức HĐTN. Các em học sinh rất dễ bị rơi vào sự thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến HĐTN thành một chuyến tham quan. Do đó để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học, yêu cầu đặt ra cho người GV tổ chức các HĐTN phải có sự đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị các HĐTN nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho học sinh; mỗi nhà trường cần có một chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật sự khoa học và phù hợp.

Khi xây dựng chương trình, cần chú ý đến hoạt động này trong thời lượng chương trình để việc sắp xếp và tổ chức xen kẽ vừa hợp lí vừa hiệu quả. CBQL các trường tiểu học cần căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động học tập trải nghiệm sao cho hiệu quả, làm tốt công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và các địa phương trong khi tổ chức HĐTN cho HS.

2.3.3. Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học qua câu hỏi 7 (phụ lục 1,2), kết quả khảo sát như sau (bảng chi tiết - bảng 5.6 - phụ lục 5).

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về công tác chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học

TT

Chỉ đạo tổ chức HĐTN


Mức điểm đánh giá ( X )

Thứ bậc

CBQL

GV

Chung


1

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch trải nghiệm theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học

sinh tiểu học


2.47


2.42


2.45


3

2

Phối hợp giữa các LL tham gia tổ

chức HĐTN

2.67

2.45

2.56

2

3

Chỉ đạo liên hệ với địa phương hoặc

cơ sở học sinh đi trải nghiệm

2.60

2.55

2.58

1

4

Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực

hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh

2.13

2.25

2.19

4


5

Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho

HĐTN cho học sinh


2.18


2.13


2.16


5

Điểm trung bình của nhóm

2.39


Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các HĐTN cho học sinh tiểu học qua bảng 2.9 cho thấy, CBQL, GV đánh giá đạt 2.39 điểm, mức độ đánh giá cao (mức đồng ý).

Về phía CBQL: Các nội dung Chỉ đạo liên hệ với địa phương hoặc cơ sở học sinh đi trải nghiệm; Phối hợp giữa các LL tham gia tổ chức HĐTN; Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm học sinh, nội dung giáo dục thực hiện có hiệu quả, điểm đánh giá từ 2.47 đến

2.67 điểm. Các nội dung Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh; Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho HĐTN cho học sinh thực hiện chưa hiệu quả, điểm đánh giá từ 2.13 đến 2.18 điểm.

Về phía GV: Các nội dung Chỉ đạo liên hệ với địa phương hoặc cơ sở học sinh đi trải nghiệm; Phối hợp giữa các LL tham gia tổ chức HĐTN; Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm học sinh, nội dung giáo dục thực hiện có hiệu quả, điểm đánh giá từ 2.42 đến

2.55 điểm. Các nội dung Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh; Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho HĐTN cho học sinh thực hiện chưa hiệu quả, điểm đánh giá từ 2.16 đến 2.19 điểm.

Tìm hiểu về nội dung “Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch trải nghiệm theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh”, chúng tôi quan sát thấy, CBQL đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm học sinh, thường xuyên có sự điều chỉnh, sự cân đối chương trình sao cho phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.

Tìm hiểu nội dung “Chỉ đạo công tác mua sắm, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, phục vụ cho HĐTN cho học sinh”, chúng tôi trao đổi vấn đề này với cô N.T.T, cô cho biết: “Hầu hết các trường tiểu học đều thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ cho HĐTN. Đa phần các thiết bị đều đã cũ và lạc hậu, chưa được bổ sung qua các năm học”. Cô P.T.P - Hiệu trưởng trường Đội Cấn. Cô cho biết: “Đây là sự thật không thể chối bỏ. Tình trạng các trường thiếu về các phương tiện dạy học là phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là kinh phí nhà trường khá hạn hẹp, công tác huy động các LL giáo dục tham gia tổ chức HĐTN cho các em còn yếu nên hạn chế hiệu quả của HĐTN”.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Tìm hiểu đánh giá của CQBL, GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên qua câu hỏi 8 (phụ lục 1,2), kết quả khảo sát như sau: (Bảng chi tiết - Bảng 5.7 - Phụ lục 5).

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐTN ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên


TT


Kiểm tra, đánh giá HĐTN


Mức điểm đánh giá ( X )

Thứ bậc

CBQL

GV

Chung


1

Lựa chọn các cách thức kiểm tra phù hợp để

đánh giá đúng thực chất HĐTN cho học sinh


2.13


2.27


2.22


3


2

Tổ chức thu nhập các thông tin cho việc đánh

giá HĐTN qua nhiều kênh thông tin


2.13


2.22


2.16


5


3

Điều chỉnh kế hoạch HĐTN (cả về hình thức,

nội dung, phân bổ thời gian...) cho phù hợp


2.33


2.29


2.32


1

4

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra HĐTN

2.20

2.10

2.18

4


5

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch các HĐTN

có đảm bảo mục tiêu đặt ra hay không


2.27


2.23


2.26


2

Điểm trung bình của nhóm

2.22


Dựa vào ĐTB ở bảng 2.10, với 5 nội dung kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN được đánh giá ở mức trung bình với 2.22 điểm.

Mức độ tiến hành các nội dung kiểm tra HĐTN không đồng đều mà có các mức độ cao thấp khác nhau.

Các nội dung kiểm tra hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn Thái Nguyên được CBQL đánh giá thực hiện mang lại hiệu quả cao là nội dung điều chỉnh kế hoạch HĐTN (cả về hình thức, nội dung, phân bổ thời gian...) cho phù hợp với 2.47 điểm. Để toàn bộ HĐTN diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra, không chỉ cần làm tốt các bước xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mà khâu kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch (về nội dung, hình thức,…) sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, với thực tiễn tại trường,… sẽ quyết định sự thành công của HĐTN. GV lại đánh

giá nội dung kiểm tra việc thực hiện kế hoạch các HĐTN có đảm bảo mục tiêu đặt ra hay không mang lại hiệu quả cao với 2.68 điểm. Cô T.H.K khẳng định: “Chính sự thường xuyên, kiểm tra, đôn đốc của CBQL mà người GV trong quá trình tổ chức HĐTN luôn quan tâm điều chỉnh các kế hoạch đã được xây dựng, uốn nắn nó sao cho phù hợp với đúng mục tiêu, tôn chỉ đã đặt ra từ trước”.

Tuy nhiên hoạt động kiểm tra, đánh giá HĐTN cũng còn một số vấn đề tồn đọng như: Xây dựng các tiêu chí kiểm tra hoạt động trải nghiệm hay tổ chức thu nhập các thông tin cho việc đánh giá HĐTN qua nhiều kênh thông tin. Đây là hai nội dung được cho rằng chỉ mang lại hiệu quả trung bình với số điểm lần lượt là 2.13 điểm và 2.23 điểm. Trong thời gian qua các trường vẫn đang loay hoay xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá các HĐTN. Việc chưa xác định được tiêu chí đánh giá làm cho việc thu thập các thông tin phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới Hiệu trưởng các trường cần đưa ra hội đồng giáo viên thảo luận để xây dựng nên tiêu chí để giám sát tổ chức hoạt động trải nghiệm.

2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến tổ chức HĐTN cho học sinh ở trường tiểu học qua câu hỏi 9 (phụ lục 1,2), kết quả khảo sát như sau:

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí