Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Thông Qua Trải Nghiệm Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Lào Cai

bạo lực, game điện tử, mạng internet xã hội... Các em dễ dàng bị lôi kéo, bị dụ dỗ vào những việc tiêu cực do KNS của các em còn nhiều hạn chế. Phải trang bị cho các em những kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ mình trong những tình huống bất lợi cho bản thân. Cần rèn luyện cho các em có nhận thức về việc chia sẻ, trách nhiệm đối với mọi người xung quanh, đối với xã hội. Để thực hiện nguyên tắc “Đảm bảo tính thực tiễn” thì các biện pháp đưa ra phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học và tình hình thực tế quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng các biện pháp, phương pháp dạy học phải thiết thực nhằm phát triển các kỹ năng sống của học sinh. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống bao gồm các yếu tố có liên quan với nhau như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả. Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cái nọ làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, kết quả của yếu tố này là điều kiện cho sự phát triển của yếu tố kia.

Để thực hiện nguyên tắc “Đảm bảo tính hiệu quả” cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, phải có sự đồng thuận cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Phải được sự chấp thuận của lãnh đạo ngảnh, địa phương. Khi thỏa mãn các điều kiện trên thì việc triển khai thực hiện kế hoạch sẽ có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao trong việc quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp có thể áp dụng một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện biện pháp giáo dục KNS cho học sinh, phải tôn trọng nguyên tắc này. Sự kế thừa, tôn trọng những thành quả đã đạt được,

sẽ là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát triển, triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục KNS cho HS trong nhà trường. Trên cơ sở của những kết quả đạt được, tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp đã sử dụng để chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, từ đó, hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức giáo dục kỹ năng giao tiếp, xây dựng định hướng phát triển, hoàn thiện biện pháp giáo dục phù hợp với tình hình hoàn cảnh hiện nay và vận dụng vào thực tiễn.

Để thực hiện nguyên tắc “Đảm bảo tính khả thi” thì các biện pháp quản lý GDKNS phải căn cứ vào tình hình chung thực tế kinh tế - xã hội tại địa phương và riêng tại các trường. Trường nằm trên địa bàn trung tâm kinh tế - văn hóa của thành phố và trường nằm ở vùng ven, tùy thực tế để đưa ra biện pháp cụ thể. Biện pháp quản lý đưa ra phải thích hợp với điếu kiện cơ sở vật vất từng trường. Trên cơ sở đó các biện pháp đề xuất mới bảo đảm được tính khả thi trong triển khai thực hiện việc quản lý GDKNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học thành phố Lào Cai.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

3.2.1. Chỉ đạo xây dựng danh mục các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh các trường Tiểu học của thành phố Lào Cai

3.2.2.1. Mục tiêu

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 11

Giúp các nhà trường xác định đúng các kĩ năng sống cần thiết phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học thành phố Lào Cai, phù hợp với môi trường giáo dục nhà trường và sát với tình hình chính trị, xã hội hiện nay của địa phương, đất nước.

Nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay, giúp các em có kiến thức, kĩ năng, hành vi, thái độ tích cực thích ứng với môi trường sống ngày càng biến đổi.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải hướng tới mục tiêu giúp cho học sinh có các kĩ năng, hành vi, thói quen tích cực, giúp các em thích nghi với

môi trường sống để sống an toàn. Sự thống nhất, lựa chọn được nội dung giáo dục phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao. Do đó, khi lựa chọn các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để đưa vào kế hoạch, CBQL cần nắm bắt.

Điều kiện thực tiễn của thành phố Lào Cai

Thành phố Lào Cai là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Lào Cai, được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai thị xã Lào Cai và Cam Đường. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên 221km2, địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố tập trung ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần của các xã Vạn Hoà, Cam Đường và Đồng Tuyển.

Thành phố gồm 17 đơn vị hành chính (12 phường, 5 xã). Trong 17 đơn vị xã, phường còn 2 xã điều kiện kinh tế rất khó khăn là xã Tả Phời và xã Hợp Thành.

Thành phố Lào Cai có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía nam Trung Quốc; là địa đầu của đất nước, thành phố Lào Cai là cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía tây nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Nằm trên tuyến du lịch quốc gia: Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sa Pa - Lào Cai. Nằm trên tuyến đường cao tốc Hà nội - Lào Cai; có cáp treo PhanXiPăng hiện đại nhất Đông Nam Á lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Có khu du lịch quốc gia SaPa, Bắc Hà với khí hậu quanh năm mát mẻ và nhiều đặc sản hoa trái nổi tiếng trong cả nước như mận Tam hoa (Bắc Hà), Lê, mận Hậu (Sapa),... Vì vậy thành phố Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế.

Theo số liệu thống kê năm 2017, thành phố Lào Cai có trên 11 vạn người, trong đó 70, 56 dân số sống ở thành thị và 29,4% dân số sống ở nông thôn. Cộng đồng dân cư gồm 25 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 35,9%.

Tăng trưởng dân số có tốc độ khá cao (trung bình trên 10% năm). Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 62, 9%. Dân số thuộc loại trẻ, là lợi thế cho quá trình phát triển nhưng đồng thời là áp lực cho các cấp chính quyền trong vấn đề giải

quyết việc làm, ổn định dân cư đô thị. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Lào Cai đang dần trở thành trung tâm kinh tế vùng Tây Bắc của Tổ quốc.

Đặc điểm học sinh tiểu học thành phố Lào Cai

Học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, các em mang những đặc điểm chung của lứa tuổi học sinh tiểu học, đây là những thực thể đang phát triển mạnh cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới.

Tuy nhiên do đặc điểm điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội vùng miền nên học sinh các trường tiểu học thành phố Lào cai cũng có những nét khác biệt. Đối với các em học sinh ở những trường tiểu học nằm ở trung tâm thành phố, học sinh là con em người Kinh thì không có nhiều sự khác biệt so với học sinh ở các vùng đồng bằng, thành phố khác. Tuy nhiên đối với các em học sinh ở các trường ven thành phố, con em đồng bào dân tộc thiểu số, những trường thuộc vùng khó khăn thì các em cũng có những nét đặc trưng riêng, những đặc trưng mang tính tộc người và những đặc trưng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá tạo nên: Về cảm giác, tri giác các em có độ nhạy cảm cao, tuy nhiên sự định hướng tri giác theo các nhiệm vụ học tập chưa cao, tri giác thường gắn với hành động, sự vật, hình ảnh trực tiếp, tính kế hoạch và kiên trì hạn chế dễ chán nản. Nét nổi bật trong tư duy là các em chưa có thói quen làm việc trí óc, đa số các em ngại suy nghĩ động não, khi vấp phải vấn đề khó hay bỏ qua, ngại hỏi, ngại trao đổi, tranh luận, rụt rè, nhút nhát, dễ thừa nhận điều người khác nói, một phần lớn nguyên nhân do hạn chế về Tiếng Việt. Về trí nhớ chủ yếu ghi nhớ máy móc dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản. Về chú ý thiếu bền vững, nhịp độ học tập chậm hơn vì nếu

tiến độ học tập nhanh các em sẽ không theo kịp và không hiểu bài. Về tình cảm các em rất chân thành, yêu ghét rõ ràng, giáo viên tận dụng đặc điểm này để thiết lập các nhóm học tập tạo cơ hội cho các em giao lưu, chia sẻ việc học tập sẽ tốt hơn. Căn cứ kết quả khảo sát ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai như phần thực trạng đã phân tích cho thấy, một số kĩ năng được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên, đó là: kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng thể hiện sự tự tin; kĩ năng tự phục vụ. Một số kĩ năng như: kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm; kĩ năng ứng phó với căng thẳng; kĩ năng phòng tránh bị xâm hại; kĩ năng tham gia giao thông; kĩ năng giao tiếp còn ở mức độ chưa thường xuyên, trong khi những kĩ năng đó rất cần thiết với học sinh tiểu học. Từ đó, những đặc điểm của học sinh tiểu học thành phố Lào Cai, và đực điểm điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội của tành phố Lào Cai, qua kết quả phỏng vấn, trao đổi với giáo viên, phụ huynh học sinh và bản thân học sinh, xác định danh mục các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh các nhà trường trường tiểu học thành phố Lào Cai bao gồm:

- Kĩ năng giao tiếp.

- Kĩ năng tự nhận thức.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

- Kỹ năng ra quyết định.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.

- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Kỹ năng lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng tự phục vụ.

- Kĩ năng tham gia giao thông.

- Kĩ năng phòng tránh bị xâm hại.

Từ hệ thống các kỹ năng này các trường lựa chọn những nội dung phù hợp,

cần thiết để giáo dục cho các em thì hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học mới hiệu quả.

Cách thức thực hiện:

Các trường tiểu học cần:

+ Ngay từ đầu năm học, CBQL tổ chức họp với giáo viên, giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thăm dò, có thể dùng phiếu hỏi để khảo sát nguyện vọng của HS và CMHS qua đó nắm bắt tình hình thực tế, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn KNS phù hợp với các em để đưa vào kế hoạch chỉ đạo.

+ Chỉ đạo lên kế hoạch tổ chức giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm phong phú đa dạng phù hợp với nhu cầu của học sinh.

+ Nhà trường có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với nội dung. Ví dụ, lựa chọn nội dung giáo dục phòng tránh bị xâm hại cho trẻ thì phải chuẩn bị các nội dung về giáo dục giới tính, các câu chuyện, bài viết về thực trạng tệ nạn xâm hại trẻ hiện nay,... Giáo viên soạn giáo án phải chi tiết, rõ ràng, chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy phù hợp với nội dung dạy học đề ra.

+ Tạo sự đồng thuận cao giữa các lực lượng giáo dục về nội dung giáo dục học sinh, thống nhất các nội dung giáo dục học sinh ở nhà, khi đến trường và khi ra ngoài xã hội; trao đổi phương pháp giáo dục và xây dựng được những hình thức giáo dục đa dạng, phong phú.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Muốn thực hiện có hiệu quả biện pháp trên thì nhà trường phải phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục tạo ra sự thống nhất, đồng thuận trong việc giáo dục KNS cho học sinh.

Ban Giám hiệu căn cứ vào kết quả khảo sát, thăm dò để xây dựng kế hoạch phù hợp.

Có kế hoạch bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất tương ứng phục vụ hoạt động giáo dục KNS cho học sinh.

Giáo viên luôn phối hợp với PHHS, gần gũi học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và tổng phụ trách đội TNTP các trường tiểu học thành phố Lào Cai

3.2.2.1. Mục tiêu

Mục tiêu là lựa chọn và bồi dưỡng nhằm xây dựng một đội ngũ GVCN và tổng phụ trách đội giỏi về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, có tình thương yêu học sinh, có kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho HS.

Bồi dưỡng giúp đội ngũ giáo viên có năng lực tổ chức tốt các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học. Các năng lực cần thiết gồm:

- Những hiểu biết cơ bản về KNS, các loại KNS cần thiết đối với HS tiểu học nói chung và học sinh tiểu học thanh phố thành phố Lào Cai nói riêng, và các biện pháp tổ chức giáo dục KNS cho học sinh có hiệu quả.

- Nắm vững nội dung, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS tiểu học của các trường.

- Có phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các KNS của học sinh.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

* Đối với giáo viên chủ nhiệm

- Trước hết, hiệu trưởng lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN giúp họ thấy được trách nhiệm thấy được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển nhân cách học sinh nói chung và hoạt động giáo dục KNS nói riêng.

- Trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng về hoạt động trải nghiệm, kỹ năng sống của học sinh tiểu học, hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, những kỹ năng cần thiết để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kNS cho học sinh.

* Đối với Tổng phụ trách Đội TNTP

Bồi dưỡng những kiến thức về KNS, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, qua đó giúp họ có năng lực tổ chức cho các đội viên (học

sinh) thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Đội thiếu niên là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, là môi trường để khuyến khích, động viên đội viên thi đua học tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt. Thông qua các hoạt động, các chương trình hành động cụ thể đội viên được trang bị thêm những kiến thức và hiểu biết về khả năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó, đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, kỹ năng đạt các mục tiêu,... Đội thiếu niên là nơi tổ chức các nội dung sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi, trẻ trung, ở đó học sinh có điều kiện rèn luyện kỹ năng sống và tự khẳng định mình. Vì thế mọi tổ chức trong nhà trường cần quan tâm, tạo mọi điều kiện cho tổ chức Đội TNTP hoạt động. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi khéo tay hay làm,... Tổ chức “học mà hơi, chơi mà học”, giao lưu với các trường bạn, Đội TNTP góp phần giáo dục kỹ năng sống và hình thành ước mơ cao đẹp cho học sinh.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Để bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GVCN và Tổng phụ trách Đội tham gia giáo dục KNS cho học sinh cần:

- Tổ chức các đợt tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên những kiến thức, hiểu biết về định hướng giá trị trong thời kì mới và mối quan hệ của nó với kĩ năng sống. Giúp giáo viên có hiểu biết sâu về tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh tiểu học. GV nắm vững bản chất của các KNS cơ bản cần rèn luyện cho HS tiểu học đó là: kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng kiểm soát cảm xúc; kỹ năng ứng phó với căng thẳng; kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; kỹ năng thể hiện sự tự tin; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích; kĩ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng thể hiện sự cảm thông; kỹ năng hợp tác...

- Tổ chức các đợt tập huấn về kĩ năng sống cho giáo viên và nâng cao kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên theo các cách tiếp cận khác nhau.

+ Nâng cao kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên thông qua sử dụng phương pháp dạy học tích cực và các kĩ thuật dạy học: Phương pháp dạy

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí