Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Giáo Dục Kns Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học

nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB nghệ thuật; CLB trò chơi dân gian; Câu lạc bộ MC; Câu lạc bộ Nhảy cùng Bi Bi…

1.3.6.2. Hình thức trò chơi

Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn các bước được tiến hành như sau:

1.3.6.3. Sân khấu tương tác

Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình

diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,…

1.3.6.4. Tham quan, dã ngoại

Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo.

1.3.6.5. Hoạt động nhân đạo

Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,… Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng cao; Tổ chức trung thu tặng quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn.

1.3.6.6. Hoạt động giao lưu

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 6

Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau:

- Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh.

- Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm và hào hứng.

- Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em.

Để chuẩn bị tốt cho các hoạt động giao lưu thì học sinh các phải phối hợp với nhau để cùng tập luyện, qua các buổi tập luyện các em sẽ rèn được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng ra quyết định.

1.3.6.7. Tổ chức hoạt động tình nguyện

Là hình thức hoạt động mang tính tập thể cao. Được tổ chức ngoài khuôn viên của nhà trường như làng xóm, thị trấn như chăm sóc và bảo vệ di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóa. Với sự tiến hành thường xuyên của các nhà trường sẽ giúp ích rất lớn vào việc hình thành đức tính yêu lao động ở HS, giúp các em hiểu và có trách nhiệm với bản thân, cuộc sống…

Hoạt động này giúp các em cũng được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, luyện tập ý trí và tinh thần vì lợi ích cho mọi người và xã hội, rèn luyện tính tự giác, tự kiềm chế, tính chịu đựng, biết hy sinh lợi ích các nhân để xây dựng cộng đồng và thế giới tốt đẹp hơn.

Qua hoạt động tình nguyện sẽ giúp giáo dục cho các em kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng cảm thông, kỹ năng ứng phó với căng thẳng.

1.4. Một số vấn đề về quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS ở trường tiểu học

Lập kế hoạch là xác định các căn cứ pháp lí và căn cứ thực tiễn cho việc GD KNS, đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện.

Xác định thực trạng nhiệm vụ GD KNS cho học sinh của nhà trường: Về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lí luận, kiến thức của đội ngũ GV về vấn đề GD KNS; các cơ sở vật chất cần thiết.

Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác GD KNS cho học sinh. Với mỗi nhiệm vụ xác định chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về tài liệu, CSVC cần thiết để thực hiện công việc đó cũng như tiến độ thời gian cần thiết để hoàn thành công việc.

Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đối với nhà trường, các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện, cả đối với tập thể, cá nhân học sinh, xác định nguồn kinh phí huy động.

Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra đánh giá hoạt động, các quy định, quy chế cần thiết để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Nhiệm vụ lập kế hoạch được thực hiện bởi Hiệu trưởng nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các vấn đề sau:

- Có sự thống nhất chỉ đạo của chi bộ trường học, thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường.

- Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sự đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường.

- Phó Hiệu trưởng nghiên cứu tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng ở các bộ môn, mục đích yêu cầu của nhiệm vụ GD KNS cho học sinh Tiểu học. Đối chiếu các vấn đề trên với thực trạng hoạt động GD KNS của nhà trường để lập kế hoạch một cách khoa học, hợp lí và khả thi.

Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đóng góp của các thành viên hội đồng và được sự phê duyệt của Hiệu trưởng trước khi triển khai thực hiện.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phải căn cứ vào những cơ sở sau đây:

- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục.

- Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ, Sở, PGD&ĐT về giáo dục KNS.

- Căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ của năm học.

- Căn cứ vào tình hình giảng dạy và nội dung chương trình các môn học trong nhà trường, các chủ trương công tác trọng tâm và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Dựa vào điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục KNS mang tính khả thi hơn.

- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

Quá trình xây dựng kế hoạch cần phải chú ý lựa chọn các hoạt động phù hợp để tích hợp nội dung giáo dục KNS cho HS. Đồng thời phải có kế hoạch cho toàn trường, cho từng khối lớp, tiến tới ổn định thành nền nếp. Lựa chọn những

KNS sẽ giáo dục cho HS phù hợp với từng độ tuổi học sinh tiểu học. Cần kết hợp khéo léo giữa hình thức và nội dung giáo dục KNS sao cho không bị chồng chéo gây nhàm chán và quá tải đối với học sinh.

1.4.2. Tổ chức thực hiện giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Để tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục KNS có hiệu quả, người hiệu trưởng cần:

- Thành lập Ban chỉ đạo và bố trí nhân sự để thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Tuỳ điều kiện nhà trường mà phân công trách nhiệm quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Cán bộ quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng.

- CBQL xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, từng học kỳ, từng tháng và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó; phân công trách nhiệm quản lí trong Ban Giám hiệu nhà trường và định hướng chỉ đạo thực hiện đối với mỗi cán bộ giáo viên tại từng thời điểm khác nhau trong năm học.

+ Phó Hiệu trưởng: Cùng với các lực lượng giáo dục lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch; xây dựng các cơ chế giám sát, kiểm tra cần thiết; xây dựng nội dung, chương trình phù hợp để giáo dục KNS cho học sinh trong trường và triển khai tới các giáo viên để thực hiện.

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp: Là những thành viên chủ chốt thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh; là những người thiết kế các hoạt động và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động đó, qua đó truyền tải đến học sinh các thông điệp cần thiết và rèn luyện cho các em các KNS cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, học sinh và gia đình học sinh, cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch.

+ Giáo viên bộ môn phối hợp với các lực lượng giáo dục khác làm tốt công tác giáo dục KNS cho học sinh.

- Tổ chức những hoạt động lớn và thực hiện sự phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài trường. Tổ chức, hướng dẫn đội ngũ GVCN thực hiện kế

hoạch giáo dục KNS, giúp CBQL kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường bao gồm: Tập thể cán bộ, giáo viên, Đội Thiếu niên Tiền phong của nhà trường, cán bộ lớp, ban đại diện cha mẹ HS, các tổ chức quần chúng, các ban ngành trên địa bàn trường đóng.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm của CBQL bao gồm:

- Triển khai xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng tháng, từng tuần, lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp.

- Tổ chức chỉ đạo các lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch, lực lượng theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục KNS. Giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên và của chính người lập kế hoạch, đảm bảo rằng công tác GD KNS cho học sinh đang được thực hiện đúng kế hoạch đã định, hướng tới các mục tiêu xác định trước.

- Triển khai giáo dục thông qua các giờ hoạt động tập thể, thông qua hoạt động xã hội, thông qua các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học.

- Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm của từng tháng, từng hoạt động. Tùy theo từng hoạt động mà có sự phân công, phân nhiệm và có ban chỉ đạo thích hợp.

- Tiến hành các buổi họp đánh giá rút kinh nghiệm từng giai đoạn của quá trình thực hiện kế hoạch, trong đó tổng hợp được các mặt mạnh hay các hạn chế đã thực hiện, rút kinh nghiệm bổ sung điều chỉnh kế hoạch.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lí quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó giúp chủ thể quản lí có thông tin phản hồi chính xác

từ đối tượng quản lí. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Công tác kiểm tra, đánh giá phải được định hướng theo hai cách: Kiểm tra từ trên xuống và tự kiểm tra đánh giá của các tổ chức tự quản của HS như tập thể lớp, chi đội, liên đội.

Về cách thức tiến hành: Có thể kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện KNS thông qua kết quả của các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, thông qua việc tự kiểm tra của các lớp, các chi đội có sự chỉ đạo giúp đỡ, cố vấn của GVCN đối với tập thể cá nhân. Việc đánh giá kết quả rèn luyện KNS của HS cũng có thể được tiến hành thông qua kiểm tra sản phẩm hoạt động, qua thăm dò dư luận, trưng cầu ý kiến tập thể… Đồng thời cần có sự tổng kết, đánh giá, khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau và rút ra bài học kinh nghiệm.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý của các lực lượng tham gia quản lý giáo dục. Có thể nhận thấy việc quản lý giáo dục KNS cho học sinh đòi hỏi Hiệu trưởng phải có năng lực, kinh nghiệm tổ chức trong điều hành. Hiệu trưởng có năng lực, có kinh nghiệm sẽ biết cách phát huy thế mạnh của nhà trường, thế mạnh của giáo viên, các bộ phận cùng tham gia vào quản lý giáo dục KNS. Sự thiếu hụt năng lực, kinh nghiệm quản lý sẽ dẫn đến những hệ quả tiêu cực, như việc xác định mục tiêu, các nội dung, phương pháp giáo dục không chính xác hoặc quá trình chỉ đạo thực hiện không đáp ứng được yêu cầu thực tế, sự đòi hỏi của học sinh và của xã hội.

- Năng lực giáo dục kĩ năng sống của GV cho học sinh tiểu học có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của giáo dục KNS cho học sinh. Nếu như GV có năng lực tổ chức các hoạt động yếu thì kết quả giáo dục KNS của học sinh không thể cao, không đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Nếu GV có năng lực giáo dục KNS cho học sinh tốt thì kết quả giáo dục KNS cũng cao.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí