Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp ở Việt Nam - phân tích từ thực tiễn các khu công nghiệp ở Hà Nội - 6

Pháp luật lao động ban hành quy định nhằm đảm bảo người lao động được nhận lương đầy đủ, đúng hạn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu cuộc sống của họ.

Pháp luật lao động sử dụng nhiều công cụ nhằm đảm bảo đời sống và thu nhập cho người lao động như: bảo hiểm thất nghiệp, chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất…[41].

Qua nghiên cứu tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta đã nhận định thực trạng tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm khá phổ biến trong xã hội nhất là trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng như hiện nay. Do đó pháp luật lao động đã hoàn thiện những quy định về bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống cho người lao động [5].

Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp hiện nay của Việt nam được quy định chi tiết bởi các văn bản sau:

- Nghị định 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp

- Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 1/3/2013 sửa đổi một số điều Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn một số điều Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Các văn bản này quy định chi tiết về điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp, căn cứ chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời các văn bản này cũng quy định về hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và chế độ bảo hiểm cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Các quy định này đều phù hợp với các quy chuẩn pháp luật quốc tế và đảm bảo thích đáng quyền lợi cho người lao động.

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ 1/10/2009, việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp mới bắt đầu từ 01/10/2010 nhưng đã sớm có các văn bản hướng dẫn đồng bộ, kịp thời nhằm thực thi các quy định về bảo hiểm thất nghiệp đạt hiệu quả cao.

Pháp luật lao động còn thực hiện việc bảo đảm thu nhập và đời sống của người lao động thông qua các chế độ bảo hiểm xã hội ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất

Theo Bộ luật Lao động:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nhà nước quy định chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gặp rủi ro khác [41, Điều 140].

Có 2 loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện được áp dụng cho từng loại đối tượng và từng loại doanh nghiệp để đảm bảo người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thích hợp.

Quyền của lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp ở Việt Nam - phân tích từ thực tiễn các khu công nghiệp ở Hà Nội - 6

Theo thống kê, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở nước ta tăng nhanh từ 8,17 triệu người (năm 2007) lên 9,34 triệu người (năm 2010), chiếm 60% tổng số người thuộc phạm vi điều chỉnh [4].

Pháp luật bảo đảm thu nhập và đời sống cho người lao động thông qua chế độ bảo hiểm thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. Riêng người lao động quy định tại điểm b và điểm c nói trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mới được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản [40, Điều 28].

Người lao động hưởng chế độ thai sản được nghỉ làm mà vẫn được hưởng chế độ trợ cấp thai sản. Điều 35 Luật bảo hiểm xã hội quy định rõ, trong thời gian người lao động nghỉ thai sản vẫn được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Pháp luật bảo đảm thu nhập cho gia đình người lao động nghỉ hưu thông qua chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được qui định như sau:

1. Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.

2. Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

3. Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng kí tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.

4. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Danh mục Bệnh nghề nghiệp do Bộ y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành [8].

Người lao động thuộc những trường hợp trên sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động theo qui định tại Điều 42 và Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2006.

Pháp luật bảo đảm thu nhập cho gia đình người lao động nghỉ hưu thông qua chế độ hưu trí.

Điều 50 Luật bảo điểm xã hội năm 2006 quy định: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên và có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

- Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi

tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện nói trên được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đôi với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75% [40, Điều 52, Khoản 1].

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng các chế độ sau đây:

- Hưởng lương hưu hàng tháng.

- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng [40, Điều 73,74].

Pháp luật bảo đảm thu nhập cho gia đình người lao động bị chết thông qua chế độ tử tuất, cụ thể như sau:

- Trợ cấp mai tang

- Ngoài ra, thân nhân của người lao động bị chết (thuộc diện theo quy định của pháp luật) tùy từng trường hợp còn được nhận trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần (quy định tại các Điều 64, 65, 66, 67 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006). Cụ thể là:

Trợ cấp tuất hàng tháng: Người lao động đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần; người đang hưởng lương hưu; người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chết thì thân nhân của họ sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Trợ cấp một lần: Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội; người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc đến chết mà không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc không có thân nhân đủ

điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì thân nhân của đối tượng đó được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

Đối với công nhân làm việc trong các KCN nói chung và công nhân nữ nói riêng cũng được pháp luật bảo vệ những quyền lợi thích đáng này.

e) Quyền được tôn trọng và bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, nhân cách

Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành có nhiều quy định thể hiện sự đề tôn trọng và nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự và nhân cách của người lao động. Các quy định này tập này tập trung ở các nhóm nội dung chính sau:

- Đảm bảo môi trường quản lí lao động dân chủ, công bằng, văn minh;

- Đảm bảo chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lí;

- Đảm bảo chế độ tiền lương hợp lí nhằm bù đắp hao phí sức lao động, bảo đảm sức khỏe cho người lao động [45].

Khoản 2 điều 4, Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc đảm bảo môi trường làm việc “… đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội” [41, Điều 4].

Môi trường làm việc công bằng, văn minh là môi trường có sự đối thoại, trao đổi giữa người lao động và người sử dụng lao động, các chủ thể trong quan hệ lao động được tôn trọng, được đối xử công bằng và được đảm bảo quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật.

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định nhằm tạo một môi trường làm việc dân chủ văn minh, công bằng cho người lao động. Ví dụ như các quy định tại chương III, chương V Bộ luật lao động 2012 quy định về đối thoại nơi làm việc, thương lượng tập thể…nhằm hướng đến môi trường làm. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, Bộ luật lao động 2012 cũng có những quy định nhằm khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải với nhau. Đây là những quy định nhằm hướng đến tính dân chủ, đối thoại trong môi trường làm việc cho người lao động [4].

Đảm bảo chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý là một trong

những yêu cầu quan trọng nhất trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động bởi lẽ đây là những quy định ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người lao động. Các quy định của pháp luật lao động hiện nay đều dựa trên các kết quả về xã hội học, các nghiên cứu về thực tiễn môi trường của nước ta. Bên cạnh đó pháp luật cũng có những quy định nhằm khống chế thời gian làm thêm giờ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, quy định những trường hợp cấm huy động làm thêm giờ… nhằm ngăn chặn những hành vi lạm dụng sức lao động, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của người lao động…

Thời giờ nghỉ ngơi được quy định bao gồm thời giờ nghỉ ngơi xen kẽ trong giờ làm việc, thời giờ làm việc sau một thời gian làm việc dài hoặc chế độ nghỉ hàng tuần, hàng năm… sau một chu kỳ làm việc dài hơn…

Tuy nhiên thời giờ là việc 48giờ/tuần vẫn được xem là khá cao so với các quốc gia khác, cần được xem xét điều chỉnh lại.

Ngoài ra, Bộ luật lao động cũng ban hành những quy định nhằm đảm bảo chế độ tiền lương hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Như đã phân tích ở trên, công cụ căn bản để đảm bảo chế độ tiền lương cho người lao động là thông qua quy định về tiền lương tối thiểu. Sau đó sau khi ban hành những quy định về chế độ làm thêm giờ, những nhà làm luật nhận thấy sự cần thiết phải có những quy định về tiền làm thêm giờ, tiền lương cho những công việc làm việc trong môi trường độc hại, chế độ làm đêm, chế độ làm việc vào ngày lễ tết...Một số quy định pháp luật hiện nay như: chế độ làm đêm hơn làm ngày ít nhất 130% so với lương làm việc ban ngày, chế độ lương làm thêm giờ cao hơn lương trong giờ tiêu chuẩn, được hưởng 300% lương nếu làm thêm giờ vào ngày lễ, tết…

Mặc dù được đánh giá là có nhiều điểm tích cực, tuy nhiên vẫn còn bất cập như sau khi Nhà nước ban hành quy định về việc tăng lương, điều chỉnh lương trong những trường hợp đặc biệt cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ tìm cách cắt giảm các chi phí khác như: hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ đi lại, tiền chuyên cần… Do vậy trên thực tế tổng thu nhập của người lao động không thay đổi nhưng người lao động phải tăng tiền đóng bảo hiểm do lương cơ bản tăng. Vô hình chung

như vậy cũng có những ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Do vậy trong thời gian tới cần có những quy định nhằm quản lý thu nhập của người lao động cũng như hạn chế những bất cập nói trên.

Pháp luật lao động cũng đưa ra những quy định nhằm đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm đảm bảo quyền được tôn trọng, đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng cho người lao động trong quan hệ lao động.

Vấn đề đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động tập trung chủ yếu tại chương IX (từ điều 133 đến 152 Bộ luật lao động năm 2012), nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 hướng dẫn thi hành Luật lao động 1995 về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 sửa đổi bổ sung nghị định số 06/CP… Nội dung các văn bản pháp luật ở nước ta đã toát lên được những nội dung chính như sau:

Thứ nhất quy định pháp luật đã đưa ra được những quy định nhằm đảo bảo tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Trước hết trách nhiệm của việc đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động thuộc về người sử dụng lao động. Bên cạnh đó người lao động lại phải thể hiện trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, tuân thủ nội quy làm việc của doanh nghiệp. Khi xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh cần tuân thủ các quy định về an toàn lao động.

Người sử dụng lao động đồng thời phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sang, đạt tiêu chuẩn về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ

…cho người lao động. Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, phải có bộ phận che chắn đối với các thiết bị dễ gây nguy hiểm tới người lao động, phải bố trí đề phòng khi có sự cố xảy ra, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở ví trí dễ thấy, dễ đọc. Trong trường hợp tại nơi làm việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động thì phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động cho tới khi nguy cơ đó được khắc phục.

Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ vị trí nếu nhận thấy nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình. Người lao động chỉ phải quay lại nơi làm việc khi nguy cơ đó được khắc phục.

Thứ hai quy định về việc khám, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động.

Trước khi tuyển dụng, người lao động phải có chứng nhận đủ điều kiện để làm việc. Quy định pháp luật hiện hành còn có những điều chỉnh liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người lao động ví dụ như: có chỉ dẫn về an toàn lao động, học tập về an toàn lao động, vệ sinh lao động, tổ chức kiểm tra định kỳ về môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe để phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe…[10].

Đối với nơi làm việc có tính độc hại, phải có biển thông báo và chỉ dẫn ở nơi dễ đọc, nếu nơi làm việc có những yếu tố có thể gây bệnh nghề nghiệp thì người lao động phải được thông báo nhằm có những biện pháp chủ động phòng tránh…Hằng năm người quản lý lao động phải tổ chức tập huấn cho người lao động về các nội dung an toàn lao động. Đối với chế độ khám sức khỏe định kỳ thì người sử dụng lao động phải có trác nhiệm khám sức khỏe cho người lao động định kỳ ít nhất 1năm/1lần. Luật cũng quy định về nội dung khám sức khỏe, yêu cầu về cách thức thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ này.

Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, pháp luật còn quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động, của trung tâm y tế phường xã, các bệnh viện cấp tỉnh, thành phố…. Đối với doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc bố trí bác sỹ, y sỹ hoặc có trạm y tế doanh nghiệp để thực hiện chức năng bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Trong trường hợp không có thì phải hợp đồng với cán bộ y tế của trạm y tế, cán bộ y tế đã nghỉ hưu…để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cán bộ y tế phải được tập huấn về chương trình chăm sóc sức khỏe lao động theo quy định hiện hành và phải chịu sự chỉ đạo chuyên môn của trung tâm y tế phường, xã, quận huyện đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Thứ ba, luật quy định về việc tổ chức tập huấn về an toàn lao động, vệ sinh

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 21/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí