- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh, cụ thể: 30% cán bộ quản lí và giáo viên được hỏi cho rằng có tác động lớn, 52% cho rằng tác động vừa phải, chỉ có 18% cho rằng tác động ít.
Các kết quả khả sát cho thấy Yếu tố giáo dục nhà trường ảnh hưởng 89,3%. Chúng ta biết giáo dục nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho HS. Với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Yếu tố giáo dục gia đình ảnh hưởng 81,3%, có thể nói gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Trong gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơ bản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển, cha mẹ phải là những tấm gương về đạo đức cho các em học tập. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các em trong xã hội hiện đại. Tuy vậy, giáo dục gia đình vẫn không thể thay thế hoàn toàn giáo dục của nhà trường.
Giáo dục xã hội chiếm ảnh hưởng 78%. Khu dân cư nơi học sinh cư trú, các cơ quan, ban, ngành... ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, văn minh là điều kiện thuận lợi cho giáo dục kỹ năng sống và hình thành nhân cách HS.
Sự tự giáo dục của bản thân học sinh chiếm ảnh hưởng 30%. Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhu cầu tự giáo dục của các em còn hạn chế, các em chưa tự ý thức được những giá trị mà các em cho là hữu ích với cuộc sống.
Trong quá trình giáo dục ở nhà trường CBQL phải lập kế hoạch chỉ đạo phối hợp ba môi trường, vận dụng những phương pháp phát huy được năng lực tự
học của học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể vừa chơi vừa học, vừa tự rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết nhất.
- Điều kiện văn hóa xã hội của địa phương cũng được đánh giá 100% có tác động, tuy nhiên mức độ đánh giá có tác động ít hơn so với điều kiện kinh tế.
Như vậy, qua khảo sát cho thấy điều kiện kinh tế, văn hoá có ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành và phát triển kĩ năng sống cho học sinh.
Từ kết quả khảo sát cho thấy: cả 6 yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến việc giáo dục KNS cho học sinh, các yếu tố tác động ở mức độ tương đối đồng đều.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Giáo Dục Tiểu Học Thành Phố Lào Cai
- Thực Trạng Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu Học Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Các Trường Tiểu Thành Phố Lào Cai
- Thực Trạng Về Quản Lý Giáo Dục Kns Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Lào Cai
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Thông Qua Trải Nghiệm Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Trên Địa Bàn Thành Phố Lào Cai
- Chỉ Đạo Tăng Cường Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Trong Việc Giáo Dục Kỹ Năng Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho
- Tăng Cường Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá, Thi Đua Khen Thưởng Trong Công Tác Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu Học
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Hiện nay, các văn bản hướng dẫn về hoạt động giáo dục kĩ năng sống có rất ít, thậm chí không có những văn bản hướng dẫn chuyên sâu. Vì vậy việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của giáo viên gặp nhiều khó khăn.
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các năm học giống nhau, do không có tài liệu, văn bản chỉ đạo cụ thể nên giáo viên ngại đề xuất mà thường lấy giáo án năm trước chỉnh sửa để thực hiện cho năm học sau. Mặt khác, nhà trường muốn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng phải phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, vào sự hỗ trợ kinh phí từ phía CMHS.
Công tác kiểm tra, đánh giá và cơ chế động viên khen thưởng của các nhà trường cũng ảnh hưởng đến thái độ tham gia của học sinh. Đối với các nội dung giáo dục khác học sinh được đánh giá khen thưởng động viên kịp thời, nhưng đối với các kĩ năng sống học sinh đạt được ở các mức độ tốt hay chưa tốt đều không được khen thưởng. Đó cũng là một trong những ảnh hưởng đến việc hứng thú hay không hứng thú khi tham gia các hoạt động giáo dục KNS với học sinh.
2.6.2. Yếu tố chủ quan
* Ý thức, thái độ của học sinh đối với hoạt động giáo dục KNS
Tính tích cực của học sinh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục KNS cho các em. Đây là nhân tố quan trọng, quyết định kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục KNS cho học sinh. Học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, đa số nhút nhát (do đặc điểm địa lí thành phố Lào Cai là thành phố thuộc khu vực miền núi, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống). Qua trao đổi trò chuyện với các em cho thấy: hầu hết các em rất thích được tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, các em thích được giáo dục các kĩ năng cần thiết như giao tiếp, phòng tránh tai nạn giao thông,… Điều này cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ trong việc lựa chọn các nội dung giáo dục KNS cho học sinh của các nhà trường.
* Năng lực quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của đội ngũ CBQL
Thông qua một số nội dung khảo sát về công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đánh giá của CBQL các trường tiểu học thành phố Lào Cai về hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học cho thấy chưa đồng bộ, vẫn bộc lộ những mặt hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành nên kết quả giáo dục KNS chưa cao. Do đó cần đề xuất những biện pháp quản lí giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai để hoạt động này tốt hơn.
* Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của đội ngũ giáo viên
Hiện nay ở các trường tiểu học thuộc thành phố Lào Cai phối hợp với các trung tâm trong thành phố có những giáo viên chuyên để đảm nhiệm các tiết dạy KNS nên hiệu quả giáo dục tốt hơn. Với thành phố Lào Cai, đội ngũ giáo viên trực tiếp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chủ yếu là giáo viên giảng dạy các môn văn hoá làm công tác chủ nhiệm lớp, không được đào tạo về dạy KNS, vốn kiến thức của giáo viên chỉ là những kinh nghiệm sống tích luỹ được. Đó cũng là một trong những lí do, học sinh ở các vùng nông thôn có kĩ năng sống hạn chế hơn học sinh thành thị.
2.7. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai
2.7.1. Những ưu điểm
Qua điều tra phân tích chúng tôi thấy đa số CBQL, GV các trường Tiểu học thành phố Lào Cai đều có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của việc
giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Công tác lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được nhà trường quan tâm.
Công tác tổ chức đã được thực hiện, hoạt động giáo dục KNS cho học sinh bước đầu đã được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, sinh hoạt tập thể, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,…
Hoạt động giáo dục KNS đã trở thành bắt buộc được triển khai ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai, học sinh tỏ ra hứng thú, có mong muốn và tích cực tham gia.
2.7.2. Những hạn chế
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các nhà trường chưa thống nhất. Nguyên nhân của điều này là do thiếu văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức, xây dựng các hoạt động lồng ghép giáo dục KNS còn chưa thực sự được quan tâm đầy đủ. Ngoài ra, các hoạt động được áp dụng vẫn còn mang nặng tính lề lối, chưa phát huy năng lực sáng tạo và sự chủ động của học sinh. Các hoạt động chủ yếu được tổ chức ở nhà trường thường tập trung vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, song chưa có cơ hội cho tất cả các HS được tham gia mà thường căn cứ vào sự chỉ định của giáo viên, phân công của giáo viên thông qua tính cách, tính chủ động của các em. Điều này có thể dẫn đến một số học sinh được đào tạo kỹ năng tốt, còn một số khác thì không, chỉ tham gia theo yêu cầu, không thực sự có nhiệt tình và mong muốn trau dồi kỹ năng của bản thân.
Khó khăn lớn nhất khi triển khai giáo dục KNS ở cấp tiểu học chính là năng lực triển khai giáo dục KNS, các kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS, sự tiếp cận với các phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong giáo dục KNS của
giáo viên còn hạn chế mà nguyên nhân chính là sự nhận thức và hiểu biết về KNS chưa sâu sắc.
Hiện nay chưa có hệ thống tiêu chí, các công cụ đánh giá và các thang đo phù hợp để đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục KNS. Việc lựa chọn các KNS phù hợp được đưa vào triển khai trong hoạt động giáo dục KNS và các điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động cũng là những khó khăn đáng kể sẽ gặp phải khi thực hiện chủ trương đưa nội dung giáo dục KNS vào.
Các hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, có chiều sâu để cuốn hút học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện cho học sinh.
Việc phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ, nhất là các bậc cha mẹ học sinh chưa nhận thức rõ được mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống và các biện pháp giáo dục kỹ năng sống để cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong quá trình tổ chứ giáo dục kỹ năng sống cho HS.
2.7.3. Nguyên nhân thực trạng
* Nguyên nhân khách quan:
- Do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường nên một số học sinh đã có những ảnh hưởng và có những quan niệm, những suy nghĩ lệch lạc, hành vi phù hợp.
- Về hoạt động quản lý, do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ từ trên xuống và do thiếu các tài liệu, văn bản pháp quy hướng dẫn nên công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa được coi là một tiêu chí quan trọng so với giáo dục văn hóa trong nhà trường.
*Nguyên nhân chủ quan
Năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức, xây dựng các hoạt động lồng ghép dạy giáo dục KNS còn chưa thực sự được quan tâm đầy đủ. Thiếu giáo viên chuyên dạy KNS:
Ngoài ra, các hoạt động được áp dụng vẫn còn mang nặng tính lề lối, chưa phát huy năng lực sáng tạo và sự chủ động của học sinh.
Các kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục KNS, sự tiếp cận với các phương pháp giáo dục tích cực được áp dụng trong giáo dục KNS của giáo viên còn hạn chế.
Những nguyên nhân khách quan và chủ quan kể trên đây nếu được khắc phục kịp thời thì sẽ nâng cao chất lượng QL giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng về giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh cũng như quản lý giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai, chúng tôi nhận thấy: bên cạnh những kết quả đã làm được thì các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai vẫn còn một số hạn chế như chưa có sự quan tâm đúng mức công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Nhận thức của đội ngũ CBQL và GV về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục KNS đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là đúng đắn. Đa số giáo viên nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS. Song năng lực của đội ngũ CBQL, GV tham gia thực hiện giáo dục KNS cho học sinh còn nhiều hạn chế nên phương pháp hình thức tổ còn chưa thật phong phú, đa dạng nên hiệu quả chưa cao.
Việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa có sự đầu tư thỏa đáng về các điều kiện CSVC và các phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục KNS.
Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh ở một số trường vẫn còn lúng túng, chưa được thực hiện tốt. Hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lí, thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng sống chưa đủ, chưa hoàn thiện.
Cơ chế quản lí phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa phù hợp.
Từ cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, qua việc phân tích thực trạng hoạt động quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống ở các trường Tiểu học thành phố Lào Cai ở chương 2, chúng tôi thấy cần thiết phải khắc phục các hạn chế tồn tại, đề xuất được các biện pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Lào Cai.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu của mỗi hoạt động là kết quả dự kiến mà mỗi cá nhân, hệ thống phấn đấu đạt được, nó có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động. Điều 27 Luật Giáo dục quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp quản hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh cần dựa trên chuẩn trình độ kĩ năng cần có được quy định trong phân phối chương trình hiện hành của các môn và mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đòi hỏi trong quá trình giáo dục, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu, nắm vững giá trị kỹ năng mà giá trị kỹ năng phải có tính hệ thống, vận dụng được vào trong thực tiễn, giúp ích cho bản thân, góp phần cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân. Tất cả lý thuyết phải đi đôi với thực hành, nếu không có thực hành thì tất cả lý thuyết trở thành lý luận suông, xa rời cuộc sống, không đạt được mục tiêu, đi ngược lại với mục tiêu. Trong thời đại công nghiệp 4.0 tốc độ phát triển của xã hội cực kì nhanh chóng sẽ làm nảy sinh những vấn đề mà chúng ta không lường trước được như: Lối sống thực dụng, phim ảnh