Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học

(iii) Hình thức tổ chức hoạt động trò chơi

Tác dụng của hoạt động trò chơi giúp học sinh có thể phát huy tính sáng tạo của mình đồng thời giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng; giúp cho giáo viên có thể đưa vào các tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau vào bài học và xây dựng được bầu không khí thân thiện.

Một số trò chơi có thể tổ chức trong trường tiểu học là:

- Trò chơi học tập.

- Trò chơi vận động.

- Trò chơi khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập.

- Trò chơi mô phỏng game show truyền hình như: Ai là triệu phú, Rung chuông vàng, Đấu trường 100,…

Tùy theo từng trò chơi cụ thể mà trò chơi có quy mô tổ chức là nhóm nhỏ từ 2 - 4 học sinh hoặc nhóm lớn 10 - 15 học sinh hay quy mô lớp hoặc khối lớp hay toàn trường.

(iv) Hình thức tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện trong trường tiểu học là một hoạt động tạo cơ hội cho HS được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện HS được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện HS sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình, tạo ra nhiều cảm xúc mới, năng lực mới. Ngoài ra, HS còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến. Ở trường tiểu học có thể tổ chức các sự kiện sau để giáo dục toán học cho HS: Lễ ra mắt CLB toán học, lễ gia nhập CLB toán học của thành viên mới, lễ kỉ niệm ngày thành lập CLB, lễ vinh danh thành tích của thành viên CLB... Các buổi triển lãm kết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

quả của các dự án toán học, hội thảo khoa học về tổ chức, bồi dưỡng học tập, trải nghiệm toán ở tiểu học, hội diễn nghệ thuật của các CLB; hội thi giải toán giao lưu giữa các CLB toán tuổi thơ;...

(v). Hình thức hoạt động câu lạc bộ:

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên - 5

Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt của những nhóm HS cùng sở thích, có nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục (có thể là GV, phụ huynh hoặc nhà giáo dục, nhà khoa học) nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với GV, với những người lớn khác. HĐ của câu lạc bộ tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về toán học mà HS quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,...

CLB hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện của các thành viên tham gia. CLB có thể tổ chức định kỳ và được tổ chức dưới nhiều hình thức:

- CLB thể thao: bơi lội, điền kinh, cầu lông, khiêu vũ,…

- CLB học thuật: tiếng anh, văn học, lịch sử, địa lý, thiên văn,…

- CLB nghệ thuật: âm nhạc, mỹ thuật, dẫn chương trình, dân vũ,…

Hình thức sinh hoạt CLB có thể là Hội vui học tập, Hái hoa dân chủ, Giải ô chữ, Rung chuông vàng, Tọa đàm, Hội thảo, Thảo luận về một đề tài được lựa chọn. Nội dung sinh hoạt CLB có thể là tham quan, dã ngoại học tập các địa danh du lịch, làng nghề của địa phương,…

Mỗi nhà trường có thể tùy vào điều kiện của mình để tổ chức các hình thức CLB và xây dựng kế hoạch cụ thể cho các CLB.

(vi). Hình thức diễn đàn:

Diễn đàn là một hình thức tổ chức HĐ được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn

khác có liên quan. Các chủ đề của diễn đàn có thể là các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế văn hóa hay một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về các vấn đề mà các em quan tâm thể hiện nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của HS. HS có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình. Đây cũng là dịp để HS biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Diễn đàn được tổ chức linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức HĐ cụ thể, phù hợp với HS. Có thể tổ chức cho HS nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập, ngày lễ lớn, có thể ở buổi sơ kết, tổng kết năm học hoặc hướng dẫn các em tham gia diễn đàn trên báo Toán Tuổi thơ, báo Nhi đồng, báo Thiếu niên... Qua diễn đàn, các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và những người lớn có liên quan hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, suy nghĩ, mong đợi của các em.

1.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học phải được bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch. Xây dựng kế hoạch này phải đạt mục tiêu chung của hoạt động trải nghiệm, sau khi xây dựng xong cần được tập thể nhà trường trao đổi, bàn bạc và thông qua vào đầu mỗi năm học. Để đạt được mục tiêu trên, tùy vào hoàn cảnh và điều kiện hiện trạng của các trường tiểu học, Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có thể lập kế hoạch bao gồm những nội dung sau:

- Xây dựng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm. Mục tiêu của hoạt động: phải minh bạch, phù hợp với mục tiêu của giáo dục, kiến thức, nhận thức, khả năng, năng lực của học sinh,...

Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm. Để lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh, Hiệu trưởng tiến hành các nội dung sau:

- Hiệu trưởng thực hiện phân cấp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm với các cấp độ: Cấp độ Trường, Khối, Lớp tương ứng với mỗi loại kế hoạch trên lại có kế hoạch hoạt động theo năm, theo học kỳ và theo tháng.

- Hiệu trưởng cần thống nhất các loại kế hoạch, kế hoạch của khối lớp phải nằm trong kế hoạch chung của trường.

- Trong kế hoạch, căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung trải nghiệm phù hợp với HS từng khối lớp. Ví dụ đối với khối lớp 1 thì nội dung các hoạt động trải nghiệm ở trình độ giản đơn sẽ xoay xung quanh vấn đề về chào hỏi, lớp học, gia đình, thế giới quanh em,… Ở lớp 2 nội dung các hoạt động trải nghiệm có thể khó hơn một chút như quan sát và mô tả trường học, tìm hiểu khu phố, gia đình hàng xóm xung quanh, thiết lập các mối quan hệ với bạn bè ở lớp thông qua việc chào hỏi, lắng nghe, chia sẻ, quan tâm đến bạn bè,… Ở lớp 3 nội dung trải nghiệm bắt đầu mở rộng các chủ đề như phương tiện giao thông, biển báo giao thông, chủ đề về thư viện, trải nghiệm quy trình mượn, đọc, trả sách,…

Cần liệt kê đầy để các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ.

- Lựa chọn những hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học cần tiến hành theo chủ đề của tuần, tháng, kỳ, năm học

- Xác định các lực lượng tham gia: nhà trường có thể mời thêm các chuyên gia, cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan cùng tham gia HĐTN.

- Nguồn lực tổ chức HĐTN: Nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường đồng thời nhà trường nên phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Kết quả sẽ đạt được: sự thay đổi về lượng kiến thức, kỹ năng hành vi ở học sinh.

1.4.2. Tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Kế hoạch HĐTN cho học sinh tiểu học có thực hiện được hay không và đạt được đến mức nào phụ thuộc vào việc sử dụng các nguồn lực liên quan (nhân lực, vật lực) để thực hiện kế hoạch. Do vậy khi tổ chức kế hoạch trải nghiệm, CBQL cần làm những công việc sau:

- Thành lập Ban chỉ đạo HĐTN gồm Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng, đại diện công đoàn, Bí thư đoàn trường, giáo viên và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban chỉ đạo HĐTN có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

- Phân công nhiệm vụ cho những người tham gia HĐTN. Khi phân công các nhiệm vụ, CBQL phải là người nắm được các phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt hạn chế để công việc được tiến hành một cách có hiệu quả nhất. Mặt khác, trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hiệu trưởng tổ chức hình thành mối quan hệ giữa các bộ phận và cá nhân phụ trách liên quan đến tổ chức hoạt động trải nghiệm như phối hợp với Tổng phụ trách Đội, lực lượng giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ HS, các tổ chức xã hội: Đoàn phường, xã, Công an, Phụ nữ, các đơn vị kết nghĩa… cùng phối hợp để tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần tổ chức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm những kiến thức, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động này sao cho có hiệu quả.

- Để tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, cần huy động các nguồn tài chính bằng các nguồn tài chính khác nhau như: ngân sách nhà nước, nguồn từ cha mẹ học sinh đóng góp, nguồn từ các tổ chức ngoài trường tài trợ từ cá nhân và tổ chức ngoài trường,…

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học là sự tác động của Hiệu trưởng đến các cá nhân và tập thể làm nhiệm vụ tổ chức HĐTN để bảo đảm kế hoạch HĐTN chắc chắn diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, phối hợp được với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Khi chỉ đạo, CBQL cần lưu ý:

+ Xây dựng bản nội quy, quy chế phù hợp với thực tiễn của trường;

+ Đảm bảo tính dân chủ;

+ Động viên, khích lệ CB, nhân viên, GV phát huy năng lực của mình để hoàn thành nhiệm vụ;

Chỉ đạo thực hiện HĐTN cho học sinh tiểu học bao gồm những nội dung sau:

+ Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch HĐTN cho học sinh tiểu học dựa trên kế hoạch chung của nhà trường; Việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học cần cụ thể theo khối lớp, đảm bảo tính kế tiếp, hệ thống và đồng trục về nội dung giữa các khối lớp học sinh trong nhà trường tiểu học đảm bảo phát triển ở học sinh năng lực cá nhân.

CBQL chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch, chương trình HĐTN cho học sinh tiểu học dựa trên kế hoạch hoạt động và định hướng hoạt động ngoại khóa của trường.

+ Chỉ đạo giáo viên đổi mới hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học. Có nhiều phương pháp, hình thức tổ chức các HĐTN mà các trường tiểu học có thể lựa chọn cho trường mình.

Việc tiến hành các hình thức trải nghiệm cần được tiến hành theo bản chất của việc học qua trải nghiệm nhằm đảo bảo cho học sinh: Sẵn sàng, hứng thú và tích cực tham gia trải nghiệm; Có khả năng suy nghĩ về những gì đã trải nghiệm; Là người ra quyết định và có kỹ năng giải quyết vấn đề dựa vào những ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

+ Để HĐTN diễn ra có hiệu quả cần đến quá trình quản lí các HĐTN về mức đầu tư tài chính cho các hoạt động và các lực lượng tham gia, vấn đề an toàn cho học sinh và CBGV tham gia những HĐTN.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, có một số chương trình hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học tổ chức ở bên ngoài nhà trường cần phải thực hiện theo các bước sau:

Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo các chủ điểm phù hợp với đặc điểm học sinh, nội dung giáo dục. Lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp với mục tiêu, nội dung, thời gian hoạt động đã đề ra.

Chỉ đạo liên hệ với địa phương hoặc cơ sở học sinh đi trải nghiệm để thống nhất các kế hoạch.

Phổ biến kế hoạch hoạt động trải nghiệm tới các lực lượng giáo dục tham gia. Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch hoạt động.

Đối với các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thông qua câu lạc bộ, tổ chức sự kiện, hoạt động chuyên đề đòi hỏi Hiệu trưởng phối hợp các tổ chức chính trị, xã hội, các nhà khoa học, các nhà lão thành cách mạng… tạo sức mạnh tổng hợp trong việc tổ chức các hoạt động này.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Trong hoạt động quản lí, kiểm tra là một chức năng rất quan trọng. Kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét các hoạt động có diễn ra theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không. Đồng thời giúp chủ thể quản lí kịp thời điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó cải thiện chất lượng công việc tốt hơn. Để làm tốt công tác này Hiệu trưởng cần:

- Xây dựng được bộ các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sát với mục đích yêu cầu của các chủ đề hoạt động, trong từng thời điểm.

- Xây dựng được lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động. Việc triển khai, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Hiệu trưởng có thể sử dụng các hình thức đánh giá như: phiếu khảo sát, quan sát thực tế, trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến giáo viên, học sinh hoặc chuyên

gia để đánh giá các HĐTN do cán bộ, GV thực hiện có đúng nhiệm vụ đề ra hay không; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ra những nguyên nhân khắc phục trong quá trình thực hiện HĐTN; đánh giá tình hình thực hiện các HĐTN có phù hợp với các điều kiện thực tiễn của nhà trường hay không đồng thời tìm ra những nhân tố mới, khả năng tiềm tàng của CBGV để kịp thời bồi dưỡng và có thể điều chỉnh về mặt nhân sự.

Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá. Trong kiểm tra đánh giá, CBQL cần công tâm, thu thập thông tin và lắng nghe những ý kiến đóng góp của cấp dưới, thấu hiểu công việc khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV. Việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch cần phải dựa trên kế hoạch trải nghiệm đã xây dựng. Đánh giá thường xuyên và điều chỉnh kịp thời ngay trong quá trình thực hiện kế hoạch là một công việc không thể thiếu trong quá trình quản lí.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường Tiểu học

1.5.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí

Đối với giáo dục tiểu học, những người chỉ đạo trực tiếp việc triển khai thực hiện nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục ở địa phương là các cấp quản lí Phòng GD&ĐT và lãnh đạo trường tiểu học.

Tại trường tiểu học, năng lực của Hiệu trưởng có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của toàn trường. Hiệu trưởng vừa nhà thiết kế và người tổ chức thực hiện thể hiện qua văn bản xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng lực lượng, giám sát và đánh giá, khen thưởng động viên,… đội ngũ GV trong nhà trường. Ngoài ra, hiệu trưởng còn có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Do đó, công tác quản lí, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo giáo dục có vai trò quan trọng, góp phần vào thành công (hoặc thất bại) trong việc triển khai áp dụng mô hình HĐTN.

1.5.2. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên tiểu học

Một chương trình HĐTN có thành công hay không phụ thuộc vào năng lực của người tổ chức các hoạt động trải nghiệm. GV chính là người tổ chức

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí