Hoàn Thiện Các Điều Kiện Phục Vụ Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh

Đổi mới hình thức tham quan, dã ngoại: Với hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại có thể có nhiều hình thức như: Đến với các làng nghề truyền thống như đến với làng gốm Bát Tràng học sinh được trải nghiệm làm nghề gốm, đến với làng nghề làm đan lát thủ công Vĩnh Thụy, học sinh được trải nghiệm nghề đan lát mây tre,... Do tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức hoạt động trải nghiệm, người quản lí nhà trường cần chú ý tới nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em HS để tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động một cách tự giác và đạt hiệu quả cao nhất.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải xây dựng và phê duyệt kế hoạch trải nghiệm chung cho cả năm học của trường, kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ cho từng hoạt động để làm cơ sở cho GV xây dựng kế hoạch hoạt động tránh chồng chéo với các hoạt động khác của nhà trường, của địa phương.

3.2.5. Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhà trường chủ động huy động sự đóng góp từ nhiều phía: cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ,… để có thể phục vụ cho hoạt động trải nghiệm tốt hơn.

b. Nội dung biện pháp

- Hiệu trưởng đảm bảo các điều kiện về CSVC, trang thiết bị phục vụ tổ chức HĐTN cho học sinh.

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn về việc mua sắm, bảo quản, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ tổ chức HĐTN cho HS.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng cần quan tâm đầu tư CSVC, trang thiết bị cho hoạt động này và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị đã có. Mỗi trường cần có sự đầu tư một

trang thiết bị tối thiểu như: Tài liệu, cờ, đàn, băng nhạc, dụng cụ thể thao, hệ thống loa đài, máy chiếu đa năng, mô hình phù hợp hoạt động…

- Xây dựng và tổ chức thực hiện một kế hoạch dài hạn về tăng cường CSVC, trong đó xác định rõ: các nguồn kinh phí hỗ trợ, các nguồn trang thiết bị hỗ trợ. Có thể tranh thủ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm là những phụ huynh có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, các công ty, doanh nghiệp đóng ở địa phương, các đơn vị kết nghĩa.

- Kế hoạch dài hạn được cụ thể thành kế hoạch sửa chữa mua sắm mỗi năm, để sau khi hoàn thành kế hoạch thì nhà trường đã có CSVC tương đối đủ phục vụ cho HĐTN. Giáo viên các lớp cần phải lập sổ nhật ký ghi chép theo dõi trang thiết bị tài sản, cuối năm học kiểm kê tài sản phục vụ hoạt động trải nghiệm.

- Giao nhiệm vụ quản lí và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cụ thể cho cán bộ phụ trách và gắn trách nhiệm với nghĩa vụ để nâng cao tinh thần công việc cho cán bộ nhân viên phụ trách.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng xây dựng bản kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm, bảo dưỡng, duy tu cơ sở vật chất ngay từ đầu năm để phục vụ hoạt động trải nghiệm.

- Việc quản lí và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần được giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách và gắn trách nhiệm với nghĩa vụ để nâng cao tinh thần công việc cho cán bộ nhân viên phụ trách.

3.2.6. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

a. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm thông qua việc xác định mục đích đánh giá, nội dung đánh giá, xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm để giáo viên đánh giá kết quả quá trình tham gia hoạt động của học sinh trong quá trình tham gia trải nghiệm. Đây cũng là cơ sở để người CBQL điều chỉnh kế hoạch, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm tiếp theo.

b. Nội dung biện pháp

- Xây dựng tiêu chí đánh giá tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học.

- Khảo sát ý kiến cán bộ, GV về mức độ phù hợp tiêu chí đánh giá và hoàn thiện.

- Thử nghiệm tiêu chí đánh giá về mức độ phù hợp giữa tiêu chí đánh giá và hoàn thiện.

- Hoàn thiện tiêu chí đánh giá.

- Tập huấn GV về sử dụng các tiêu chí đánh giá và đưa vào sử dụng tiêu chí.

c. Cách thực hiện biện pháp

- Xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá: Xác định quy trình lập kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN cho HS.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Phân tích thực trạng hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá và QL đổi mới kiểm tra, đánh giá; Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá và đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu đó; Xác định các hoạt động đổi mới KT, ĐG của nhà trường tương ứng với các mục tiêu; Xác định các nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, sách và thiết bị dạy học, tài chính...) thực hiện hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá của nhà trường; Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá của nhà trường; Trình bày kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá của nhà trường.

Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động kiểm tra, đánh giá gồm các nội dung:

+ Cải tiến hoàn thiện tổ chức: Trên cơ sở phân tích năng lực tổ chức HĐTN của GV trong nhà trường để phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Thành lập bộ phận kiểm tra, đánh giá với đầy đủ các thành viên có uy tín, năng lực để làm công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN cho HS tiểu học.

+ Nâng cao công tác chỉ đạo: CBQL thường xuyên, liên tục theo dõi và giám sát công tác này để chỉ huy, ra quyết định cho các cá nhân, bộ phận và các

hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch đã xây dựng. Công tác chỉ đạo phải phối hợp được các lực lượng giáo dục nhằm tạo sự liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Định hướng công việc rõ ràng, tránh chồng chéo, tạo điều kiện các thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ. Theo dõi sát sao, chỉ đạo kịp thời, thưởng phạt phân minh, luôn động viên giúp đỡ cấp dưới sẽ giúp giảm thiểu và hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với quản lí hoạt động và hoạt động kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN:

+ Kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS là quá trình CBQL xem xét thực tiễn để phát hiện, đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm thực hiện việc xây dựng hoàn thiện và ban hành các quy chế, quy định, các văn bản hướng dẫn, hệ thống các tiêu chuẩn, đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoạt động kiểm tra, đánh giá.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động KT, ĐG kết quả HĐTN nhằm chỉ ra xem các nội dung trong kế hoạch hoạt động kiểm tra, đánh giá có được thực hiện đầy đủ hay không? Có được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất có thể hay không, các nội dung có hướng tới kết quả mong đợi không?

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên:

+ Bồi dưỡng năng lực của CBQL, giáo viên về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN cho HS: Có kế hoạch định kì hàng năm tổ chức các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn chuyên môn cho CBQL, GV về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN cho HS.

+ Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch cho CBQL: Xác lập các mục tiêu tổng quát cũng như kế hoạch cụ thể cho công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức HĐTN. Kế hoạch được xây dựng phải sát với thực tế, phù hợp với nhà trường.

- Hiệu trưởng các trường cần đưa ra hội đồng giáo viên thảo luận để xây dựng nên tiêu chí để giám sát tổ chức hoạt động trải nghiệm đồng thời thiết lập các chế tài xử lí vi phạm của giáo viên, học sinh nếu làm sai những quy định chung về hoạt động trải nghiệm.

- Để hoạt động đánh giá kết quả tổ chức trải nghiệm đạt hiệu quả cần phải:

+ Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

+ Xây dựng nội dung, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm dựa trên chương trình chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.

+ Xây dựng thang đánh giá và bộ công cụ đo kết quả đạt được ở mỗi học sinh.

+ Phổ biến thang đánh giá và bộ công cụ đánh giá quản lí hoạt động trải nghiệm tới GV trong trường ngay từ đầu năm học.

+ CBQL tiến hành đôn đốc, kiểm tra kế hoạch trải nghiệm của giáo viên một cách thường xuyên.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có nhiều cách để phối hợp để tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐTN:

* Đối với giáo viên

- Kiểm tra giáo án: Giáo án phải thể hiện được mục tiêu, nội dung, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm. Khi tiến hành kiểm tra phải có biên bản kiểm tra và có đánh giá xếp loại dựa trên các tiêu chí đã xây dựng.

- Dự giờ hoạt động: Giờ giảng cần thể hiện được chú ý 3 nội dung: kiến thức - kĩ năng - thái độ của học sinh. Qua dự giờ, BGH sẽ nắm sát tình hình để giải quyết kịp thời những phát sinh, uốn nắn lệch lạc trong quá trình tổ chức. Đồng thời tạo cho cả người dạy lẫn người học tâm lí làm việc nghiêm túc.

* Đối với học sinh: Kiểm tra sự tham gia hoạt động của HS các lớp. Đây là căn cứ để đánh giá thi đua của GVCN và thi đua của đơn vị lớp dựa vào tiêu chí xây dựng từ đầu năm học.

3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Khái quát về khảo nghiệm

a. Mục tiêu khảo sát

Chúng tôi tiến hành thăm dò, phỏng vấn, lấy ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên về tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất. Từ đó có thể triển khai các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

b. Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát

- Xây dựng phiếu trả lời câu hỏi về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

- Đối tượng khảo nghiệm: Chúng tôi tiến hành phát 70 phiếu hỏi cho các đối tượng là CBQL và GV các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên... Số lượng phiếu hợp lệ thu về là 68 phiếu.

- Cách đánh giá

Sử dụng thang likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu được xử lý theo cách cho điểm như sau:

+ Với những lựa chọn cho mức độ rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm

+ Lựa chọn mức độ cần thiết, khả thi: 2 điểm

+ Lựa chọn mức không cần thiết, không khả thi: 1 điểm

Dựa trên điểm số thu được, tính ĐTB cho các nội dung khảo sát, dựa trên ĐTB tiến hành lượng giá như sau:

+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp (không cần thiết, không khả thi)

+ 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình (cần thiết, khả thi)

+ 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao (rất cần thiết, rất khả thi)

3.3.2. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Tính cần thiết của các biện pháp khảo sát



TT


Biện pháp

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần

thiết

Trung bình X

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB


1

Nâng cao nhận thức cho GV và CBQL về hoạt động trải nghiệm và tổ chức HĐTN cho học sinh trong nhà

trường tiểu học


30


2.09


35


1.08


3


0.04


2.40


2

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho

học sinh


38


2.11


30


0.86


0


0.00


2.56


3

Kế hoạch hóa tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp với điều kiện

của nhà trường


35


1.48


33


0.87


0


0.00


2.51


4

Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong tổ chức HĐTN cho HS

tiểu học


40


1.64


28


0.77


0


0.00


2.59


5

Hoàn thiện các điều kiện

phục vụ tổ chức HĐTN cho HS tiểu học


50


1.70


18


0.42


0


0.00


2.74


6

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong tổ chức

HĐTN cho HS TH


32


1.43


30


0.90


6


0.09


2.38


Điểm trung bình







2.53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên - 11

Qua khảo sát cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều rất cần thiết với điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,53 điểm. 4/6 biện pháp đạt >2,5 điểm. Trong đó cần thiết nhất là biện pháp số 5 “Hoàn thiện các điều kiện phục vụ tổ chức HĐTN cho HS tiểu học” với điểm trung bình là 2,74. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Để hoạt động trải nghiệm phát huy vai trò của nó trong việc phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện thì một yêu

cầu không thể thiếu là yếu tố cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho hoạt động trải nghiệm; cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhu cầu học tập trải nghiệm ngày càng tăng. Do đó, yêu cầu tăng cơ sở vật chất cho HĐTN là rất cấp thiết.

Biện pháp “Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong tổ chức HĐTN cho HS tiểu học” cũng là biện pháp được coi là rất cấp thiết. Sự phát triển của kinh tế thị trường hội nhập quốc tế vừa đem lại những thuận lợi cũng như những khó khăn cho sự phát triển của đất nước. Chương trình trải nghiệm ở các trường tiểu học phải hoàn thành sứ mạng của mình trong giáo dục nhân cách học sinh toàn diện, do đó yêu cầu các tình huống trải nghiệm phải bám sát vào những tình huống thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng xã hội cho học sinh.

3.3.3. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất



TT


Biện pháp

Rất khả

thi

Khả thi

Không

khả thi

Trung bình

X

SL

ĐTB

SL

ĐTB

SL

ĐTB


1

Nâng cao nhận thức cho GV và CBQL về hoạt động trải nghiệm và tổ chức HĐTN cho học sinh

trong nhà trường tiểu học


55


80.9


13


19.1


0


0.0


2.81


2

Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học

về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh


52


76.5


14


44.1


2


2.9


2.74


3

Kế hoạch hóa tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phù hợp

với điều kiện của nhà trường


32


47.1


28


48.5


8


11.8


2.35


4

Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong tổ

chức HĐTN cho HS tiểu học


35


51.5


28


41.2


5


7.4


2.44

5

Hoàn thiện các điều kiện phục vụ

tổ chức HĐTN cho HS tiểu học

30

44.1

20

26.5

18

26.5

2.18

6

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh

giá trong tổ chức HĐTN cho HS TH

33

48.5

30

44.9

5

7.4

2.41


Điểm trung bình

2.49

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí