Mục Tiêu Của Giáo Dục Kĩ Năng Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học

quan hệ xã hội. Nắm được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức - “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”… thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai. Cụ thể là:

- Trong quan hệ với chính mình: giáo dục KNS thông qua HĐTN giúp HS biết biến hành động thành thói quen.

- Trong quan hệ với gia đình: giáo dục KNS thông qua HĐTN giúp HS biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành…

- Trong quan hệ với xã hội: giáo dục KNS thông qua HĐTN giúp HS biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môi trường thiên nhiên,… Góp phần làm cho môi trường sống trong sạch, lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu - quyền lợi - nghĩa vụ trong cộng đồng. Do những ý nghĩa đặc biệt nêu trên, việc giáo dục hình thành nhân cách cho HS nói chung và đối với GD KNS thông qua HĐTN nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn.

1.3.3. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học, trong đó các kĩ năng là một thành phần quan trọng để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Học sinh không chỉ cần có kiến thức mà còn phải biết làm, biết hành động phù hợp trong những tình huống, hoàn cảnh.

Giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh tiểu học nhằm các mục tiêu sau:

- Thông qua các hoạt động học sinh trực tiếp tham gia, qua đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ từ đó các em có khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống để các em có kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội…

- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

- Các em được rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ; kĩ năng phòng tránh bị xâm hại; phòng tránh tai nạn giao thông; đuối nước và các tai nạn thương tích khác,...

Học sinh Tiểu học có kỹ năng sống sẽ biết ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình. Có thể khẳng định, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua HĐTN là trang bị cho các em những kiến thức cần thiết của cuộc sống, giúp các em thích ứng với cuộc sống hiện tại và không ngừng biến đổi trong tương lai.

Như vậy, giáo dục kĩ năng sống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc can thiệp, ngăn ngừa những hành vi lệch lạc của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.

1.3.4. Nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

Có một số cách phân loại kĩ năng sống:

* Kỹ năng sống được chia thành 2 loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao.

- Kỹ năng cơ bản gồm kỹ năng nghe; nói; đọc; viết; múa; hát; đi; đứng; chạy; nhảy;...

- Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn. Nó bao gồm: các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh,... Ở tiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ

năng cơ bản được xem trọng còn các lớp cuối cấp nâng dần cho các em các kỹ năng nâng cao.

* Theo UNESCO, chia kĩ năng sống của học sinh tiểu học thành hai loại kĩ năng cứng và kĩ năng mềm. Các kỹ năng mềm cần giáo dục cho học sinh tiểu học bao gồm:

- KN gián tiếp liên nhân cách;

- KN thương lượng/KN từ chối;

- KN hợp tác và làm việc nhóm;

- KN ủng hộ, biện hộ, bênh vực;

- KN ra quyết định/ KN giải quyết vấn đề;

- KN tư duy có phê phán;

- KN tăng cường năng lực kiểm soát bên trong;

- KN quản lý cảm xúc;

- KN ứng xử khi bị căng thẳng;

- Tự nhận thức, tự đánh giá bản thân xã hội;

- Tự tin và tự trọng;

- Thể hiện sự cảm thông;

- Có trách nhiệm đối với xã hội;

- Quan hệ ứng xử giữa cá nhân với người khác và với xã hội.

Dựa vào đặc điểm học sinh tiểu học, căn cứ vào các kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh của UNESCO, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng học sinh tiểu học, căn cứ vào những kĩ năng được phân loại theo nhóm trong giáo dục chính quy ở nước ta (dẫn theo [39]), có thể đưa ra một số kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học, bao gồm:

* Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình:

- Kĩ năng tự nhận thức;

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: có kiến thức, tin vào khả năng cá nhân của mình, tin vào những điều tốt đẹp;

- Kĩ năng thể hiện sự trung thực: Không nói dối, không đối phó, không làm điều mình không muốn với bạn;

- Kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến mình và người khác;

- Kĩ năng tự phục vụ: tự ăn, mặc, vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp đồ dùng học tập, tự giác học bài.

* Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác:

- Kĩ năng giao tiếp trong gia đình và ở trường học;

- Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm;

- Kĩ năng sử dụng các vật dụng thông thường trong gia đình;

- Kĩ năng xử lí những chấn thương nhỏ như bị đứt tay, đau bụng, bỏng,...

- Kĩ năng xử lí những vấn đề nhỏ liên quan đến những vật dụng của mình như rửa các vết bẩn, dọn vệ sinh thủy tinh vỡ,...

- Kĩ năng giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi,...

- Kĩ năng tiết kiệm nước, điện, tiết kiệm đồ ăn, giữ vệ sinh chung;

- Kĩ năng đi đúng phần đường, làn đường quy định khi tham gia giao thông;

- Kĩ năng phòng tránh bị xâm hại;

- Kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước;

- Kĩ năng thực hiện đúng luật khi tham gia chơi trò chơi.

* Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả:

- Tư duy có phê phán, phân tích và ra quyết định;

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin;

Với từng lứa tuổi mà yêu cầu về mức độ đạt được của các kĩ năng với mỗi học sinh là khác nhau.

Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là với học sinh các trường tiểu học ở thành phố miền núi, theo tác giả, các kĩ năng cần giáo dục cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay bao gồm: 5 nhóm kỹ năng sau:


1


Nhóm kĩ năng nhận thức

Nhận thức bản thân.

Xây dựng kế hoạch.

Kĩ năng học và tự học

Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo.

Giải quyết vấn đề

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 5

2


Nhóm kĩ năng xã hội

Kĩ năng giao tiếp.

Kĩ năng thuyết trình và nói được đám đông.

Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi

Kĩ năng làm việc nhóm

Kĩ năng quan sát

Kĩ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh)


3


Nhóm kĩ năng quản lý bản thân

Kĩ năng làm chủ bản thân

Quản lý thời gian

Giải trí lành mạnh


4


Nhóm kĩ năng giao tiếp

Xác định đối tượng giao tiếp

Xác định nội dung và hình thức giao tiếp


5


Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực

Phòng chống xâm hại thân thể.

Phòng chống bạo lực học đường.

Phòng chống bạo lực gia đình.

Tránh tác động xấu từ bạn bè.



1.3.5. Các phương pháp giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho HS ở trường tiểu học

Có nhiều phương pháp để giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thì cần phối hợp hài hoà các phương pháp sau:

* Phương pháp giảng giải

Là phương pháp nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng minh một chuẩn mực đạo đức xã hội nhằm giúp cho học sinh hiểu được nội dung và quy tắc thực hiện các quy tắc, chuẩn mực đạo đức đó.

Thông qua phương pháp giảng giải, giáo viên truyền thụ đến học sinh hệ thống các chuẩn mực, hành vi một cách một cách đầy đủ, tránh được tình trạng học sinh hiểu không đầy đủ dẫn đến thực hiện các chuẩn mực, hành vi lệch lạc, sai lầm.

Phương pháp giảng giải rất phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học, phù hợp với số lượng học sinh trong lớp nhiều. Khi giảng giải cần lưu ý lời nói phải rõ ràng, mạch lạc không lan man, lập luận chính xác, dễ hiểu phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học.

* Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương mẫu mực, cụ thể sinh động trong đời sống để kích thích học sinh làm theo.

Trong giáo dục, tấm gương được sử dụng như một phương tiện. Nó làm cho chuẩn mực đạo đức trở lên cụ thể hơn, có sức thuyết phục hơn. Lời nói sẽ giảm giá trị, giảm ảnh hưởng nếu nó không có các tấm gương thực tế sinh động, cụ thể của người khác chứng minh.

Thông qua việc thăm quan các khu dịch lịch sử, các danh lam thắng cảnh, giáo viên nêu những tấm gương hiếu học hay những tấm gương dũng cảm của các thế hệ trước nhằm khích lệ các em để các em học tập và nôi gương theo.

* Phương pháp đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để học sinh căn cứ vào kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên để làm sáng tỏ vấn đề, tìm ra những tri thức mới, nhằm củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức đã tiếp thu, từ đó tổng kết hệ thống hóa tri thức.

Ví dụ trong buổi tham quan chúng tôi tiến hành đàm thoại,qua đó để giúp cho học sinh hiểu được vai trò của KNS cần thiết như thế nào đối với học sinh, thông qua đó cho học sinh thấy được người có KNS sẽ thành công trong công việc, biết cách ứng phó với cuộc sống một cách có hiệu quả.

* Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Đóng vai là cho học sinh nhập vai cụ thể. GV đưa ra tình huống sau đó học sinh nhập vai và tự tìm cách xử lý tình huống.

Phương đóng vai học sinh phải tập luyện cùng nhau giúp các hình thành kỹ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm.

* Phương pháp kể chuyện

Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để mô tả diễn biến sự việc theo một câu chuyện nhằm giúp học sinh nắm được nội dung, từ đó rút ra bài học cần thiết.

Với phương pháp kể chuyện, giáo viên và học sinh hầu như thoát li hẳn sách vở, giao hòa tình cảm một cách hồn nhiên thông qua những nội dung câu chuyện được kể, thông qua lời kể của giáo viên và học sinh. Qua câu chuyện, học sinh rút ra được ý nghĩa cho cuộc sống hiện tại. Những câu chuyện hay, hấp dẫn luôn có sức tác động mạnh mẽ đến tâm hồn trẻ thơ khiến các em không thể nào quên. Những câu chuyện sẽ thu hút các em nhập vai vào tình huống của truyện kể. Qua đó định hướng một cách tự nhiên, thoải mái cho những suy nghĩ, hành động đúng đắn của học sinh.

* Phương pháp luyện tập, rèn luyện

Phương pháp luyện tập, rèn luyện trong giáo dục kĩ năng sống là dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và phát triển những kĩ năng, kĩ xảo.

Theo mức độ tính chất hoạt động, người ta phân chia ra luyện tập có tính chất tái hiện, luyện tập có tính chất sáng tạo.

Những yêu cầu cơ bản khi vận dụng phương pháp luyện tập:

- Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định.

- Luyện tập phải tiến hành theo một trình tự chặt chẽ. Lúc đầu đơn giản, có làm mẫu, có chỉ dẫn, sau tăng dần tính phức tạp của hành động và sự tự lực luyện tập.

- Phải nắm lí thuyết rồi mới luyện tập.

Học sinh luyện tập nhiều lần một kĩ năng, hành vi đạo đức nào đó sẽ trở thành thói quen, kĩ năng sống.

1.3.6. Các hình thức giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

1.3.6.1. Hoạt động câu lạc bộ

Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí