Rủi Ro Do Doanh Nghiệp Chưa Hiểu Rõ Bản Chất Của Thư Tín Dụng

2.3.2. Rủi ro đạo đức kinh doanh

Công ty thép Việt Nam ký hợp đồng nhập khẩu thép của công ty xuất khẩu A (Nga). Số lượng 20,000 cuộn, trọng lượng: 500kg/cuộn. Tổng số 10,000 tấn +/- 5%. Cảng đến là cảng Hải Phòng. Công ty thép Việt Nam viết đơn xin mở L/C tới ngân hàng Techcombank yêu cầu mở L/C cho công ty A hưởng lợi vớ nội dung như hợp đồng nhưng thiếu chi tiết trọng lượng cuộn bằng 500kg. Ngân hàng Techcombank mở L/C như đơn (cũng thiếu trọng lượng cuộn). Tàu đến cảng Hải Phòng giao đủ 20,000 cuộn, cảng vụ thấy trên tàu còn nhiều chủng loại và yêu cầu giám định. Trọng lượng bình quân cuộn là 369kg/cuộn, người bán giao hàng, lập bộ chứng từ phù hợp L/C và được thanh toán. Song còn thiếu: 131 kg/ cuộn tương đương với 2620 tấn/ tổng số.

Theo ví dụ trên ta thấy rằng trách nhiệm ở đây hoàn toàn thuộc về người mua. Và ngân hàng không có sai phạm. Tuy nhiên trong quan hệ khách hàng giữa người mua và người bán có trách nhiệm hợp đồng, việc giao nhầm thuộc lỗi cố ý của người bán. Đây được cho là hành vi lừa đảo, cố ý làm sai do L/C mở tại ngân hàng Techcombank không ghi rõ trọng lượng của cuộn.

2.3.3. Rủi ro do doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất của thư tín dụng

Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thư tín dụng L/C để chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày. Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP500.

Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn

đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận.

Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hang đồ gỗ này.

Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không có dòng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình với nhận định rằng: “theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hàng này. Về phía Lagergren, hãng đã có đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Unctad) mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứng từ và yêu cầu được thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Trước hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak – người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đưa ra là trong tình huống này liệu điều kiện “hàng hoá đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” được thoả mãn hay chưa? Tiếp đó, Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tín

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

dụng và cách mà người ta phải hiểu nó: “Thư tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tín dụng thanh toán hoặc sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thư tín dụng được thoả mãn, nếu thư tín dụng đó dùng để thanh toán (Điều 3: Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ)”.Bản chất của thư tín dụng là người bán chắc chắn sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các chứng từ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không được chấp nhận.

Một tín dụng chứng từ không thể được hiểu theo bất cứ một luật quốc gia nào mà các bên không có thoả thuận, thư tín dụng phải được hiểu theo các thông lệ được áp dụng cho đối tượng này trong thương mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thư tín dụng là việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều kiện trong thư tín dụng được thoả mãn và người hưởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ được thực hiện. Cadtrak lập luận rằng trong trường hợp này, với việc hàng giao không được người mở thư tín dụng chấp nhận nên điều kiện “hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” đã không được thoả mãn. Nhưng theo trong tài thì việc thư tín dụng có được thanh toán hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tín dụng (người mua). Việc hiểu điều kiện “hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tín dụng chứng từ. Theo đó, việc thanh toán không được phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ở đây, hàng của Lagergren không có bất cứ sai phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak không kiểm chứng từ trước, hãng có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng chứ không thể từ chối thanh toán được. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtral thì hoàn toàn không an toàn cho Lagergren.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 11

Như vậy rõ ràng Cadtrak đã sai khi từ chối việc thanh toán hoặc việc

cho phép thanh toán cho Ngân hàng Thuỵ Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren được hưởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanh toán quá hạn.

Qua vụ việc trên, ta có thể nhìn thấy một thực tế rằng, ngay cả những phương thức thanh toán an toàn nhất thì nguy cơ rủi ro cũng có thể xuất hiện. Để tránh được rủi ro, ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tác cũng như những quy định pháp luật về phương thức thanh toán đang được áp dụng.

2.3.4. Rủi ro do lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định

Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong hợp đồng, Hapos đã để cho đối tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật Bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. Kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.

Từ ví dụ trên đưa ra một kinh nghiệm cho các NHTM nói chung và SGD1 ngân hàng BIDV nói riêng là: Phương thức thanh toán qua L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro tương tự. Do đó cần có những biện pháp tránh rủi ro như:

Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F của Incoterm – Bản quy định về các điều kiện thương mại quốc tế của ICC)

Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhập khẩu

Mua bảo hiểm cho hàng hoá

Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed… của Incoterm

2.3.5. Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá

Tập đoàn Nestle có nhập khẩu bơ từ hãng Latel của Na Uy để sản xuất các loại sữa giàu dinh dưỡng. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Nestle chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Nestle chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi mà hàng thì mãi vẫn chưa thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới vỡ lẽ ra rằng, Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.

Ví dụ trên cho ta một bài học kinh nghiệm trong việc quan hệ bạn hàng.

Và tránh rủi ro trên, các NHTM cần:

Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng

Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác

Nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt trong hợp đồng (Penalty)

Yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

Yêu cầu phải đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân hàng như Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu.

2.4. NGUYÊN NHÂN RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC L/C TẠI CÁC NHTM NÓI CHUNG VÀ AGRIBANK NÓI RIÊNG

2.4.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải hoạt động trong môi trường cạch tranh gay gắt, chịu sự chi phối

lớn của các quy luật cung – cầu, qui luật cạnh tranh…nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi do giá cả thay đổi, do công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành yếu kém, các cuộc khủng hoảng tài chính… gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí là phá sản

Thứ hai: Những nguyên nhân gây ra biến cố chính trị, xã hội kinh tế… của một nước: Những mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái, tôn giáo đe dọa sự ổn định nội bộ của một nước. Rồi những xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình, đình công, bạo động và chiến tranh. Hay vĩ mô hơn nữa về mặt tài chính là vấn đề nợ nước ngoài chồng chất khiến chính phủ nước nhập khẩu buộc phải đưa ra biện pháp, chính sách bảo hộ hàng trong nước họ, cấm thánh toán hay chuyển ngoại tệ ngoại hối ra nước ngoài. Khi dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề, khiến cho chính phủ nước nhập khẩu buộc đưa ra biện pháp cấp bách dừng thanh toán với nước ngoài

Thứ ba: Môi trường pháp lý và luật pháp của mỗi bên khác nhau, dù cho TTQT lựa chọn phương thức thanh toán bằng L/C theo UCP600, song ở nhiều nước khác nhau, giao dịch này cũng bị điều chỉnh, chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia. UCP và luật pháp quốc gia tạo thành hành lang pháp lý cho giao dịch L/C của các NHTM nói chung khi tham gia TTQT. Tuy nhiên mức độ vận dụng UCP của từng nước vào thực tiễn không giống nhau, vì phải tùy thuộc vào pháp luật nước đó. Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi đối đầu vớ thông lệ quốc tế, nhưng không phải hoàn toàn không có mâu thuẫn. Nếu có sự khác biệt thậm chí là đối nghịch với UCP thì luật quốc gia sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ. Quan điểm của ICC (Phòng thương mại quốc tế) là UCP (qui tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ) không thể làm thay đổi luật quốc gia, những tranh chấp nếu có tốt

nhất là để cho tòa an xem xét và phán quyết. Vì vậy rủi ro về pháp lý là không tránh khỏi.

Ví dụ năm 1994, một công ty nhập khẩu Việt Nam kiện người bán hàng Hàn Quốc tại trọng tài quốc tế Việt Nam do gian lận trong giao hàng và vi phạm cam kết hợp đồng thương mại. Trường hợp cụ thể như sau: bộ chứng từ hoàn hảo, nên NHPH đã ký chấp nhận hối phiếu, nhà nhập khẩu đã phát hiện có gian lận và vi phạm hợp đồng thương mại, nhà nhập khẩu kiện nhà xuất khẩu lên trọng tại quốc tế Việt Nam. Tòa án phán quyết là “Người bán buộc phải nhận lại hàng, đền bù thiệt hại do việc giao hàng không đúng hợp đồng và chịu án phí”. Căn cứ vào phán quyết của trọng tài, người nhập khẩu Việt Nam yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C trả lại tài sản thế chấp và yêu cầu bỏ thành toán. Tuy nhiên theo điều 5 UCP 600 thì ngân hàng giao dịch bằng chừng từ chứ không giao dịch bằng hàng hóa mà các chứng từ liên quan đến. Người mua kiện người bán theo hợp đồng thương mại, quyết định của trọng tài cũng không đề cập đến việc thanh toán L/C. Ngoài ra, Việt Nam cũng không có một văn bản nào điều chỉnh nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của ngân hàng phát hành khi có sự kiện tụng giữa hai bên mua bán.

Thứ tư: Môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT còn thiếu và chưa đồng bộ tài Việt Nam. Mặc dù luật NH đã ban hành và có hiệu lực, nhưng chúng ra chưa có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc. Các văn bản hiện hành thì chồng chéo, liên tục có sự thay đổi, không thống nhất gây khó khăn cho các NHTM trong việc áp dụng những qui định, điều luật vào thực tiễn, khiến hiệu quả hoạt động không cao. Việt Nam chưa có văn bản chính thức qui định rõ ràng về hoạt động TTQT nói chung và Thanh toán bằng L/C nói riêng, nhất là những qui định hướng dẫn áp dụng các thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERMS, khiến hoạt động TTQT chưa thực sự được bảo vệ bởi một hành lang pháp lý mỗi khi có rủi ro xảy ra.

Ví dụ: Trong trường hợp có tranh chấp giữa khách hàng (người mở, người hưởng) với ngân hàng (ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo), thì các chừng từ giao dịch ngân hàng như đơn xin mở L/C, đơn xin chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, thông báo L/C…trong UCP600 chưa có điều chỉnh quan hệ nội bộ trong giao dịch L/C, do vậy nhằm lấp khoảng trống về pháp luật thì cần phải luật hóa hơn nữa các qui định pháp lý.

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Thông tin không đối xứng. Đôi khi ngân hàng thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác. Vì vậy đã đưa ra những quyết định sai lầm gây nên những rủi ro trong thanh toán. Đặc biệt phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP600 qui định việc thanh toán dựa hoàn toàn vào chứng từ hồ sơ thanh toán, mà không căn cứ vào thực trạng hàng hóa. Sự tách biệt giữa thanh toán theo hồ sơ và hàng hóa đã tạo ra kẽ hở cho một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì thế mà rủi ro đạo đức vẫn còn tồn tại

Thứ hai: Do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu rất khắt khe của L/C, của qui thắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP600), dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi lập chứng từ và thanh toán. Ngoài ra cũng phải kể đến trình độ nghiệp vụ và ý thức thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán các văn bản liên quan.

Thứ ba: Chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu thông tin khách hàng. Đây chính là lý do thông tin không cân xứng giữ khách hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/10/2023