Chỉnh Hình Van Mũi Bằng Sụn Tự Thân Với Đường Mổ Hở


Dễ dàng đặt và cố định mảnh ghép

Kết quả mổ ổn định lâu dài và thẩm mỹ tốt.

1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.5.1 Chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân với đường mổ hở

Chúng tôi không tìm được công trình nghiên cứu nào của Việt Nam về phẫu thuật chỉnh hình van mũi bằng sụn tự thân.

Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về chỉnh hình van mũi với đường mổ hở, chúng tôi tìm được các nghiên cứu sau:

1.5.1.1 Andre RF (2004)

Andre RF nghiên cứu ứng dụng SG phẫu thuật chỉnh hình van mũi trong cho 89 bệnh nhân với đường mổ hở, theo dõi trong 1 năm. Hầu hết trong số đó (88%) có kết quả rất tốt. Tác giả cũng nghiên cứu 3 kỹ thuật khâu cố định SG và cho thấy kỹ thuật khâu chặt cố định mảnh ghép dưới cốt mạc sụn, giữa vách ngăn và sụn cánh mũi bên trên là tốt nhất [7].

1.5.1.2 Asharf Ragal (2005)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Asharf Ragal phẫu thuật chỉnh hình van mũi trong trên 24 bệnh nhân chỉnh hình mũi với đường mổ hở. Tác giả so sánh hai nhóm bệnh nhân: nhóm 1 được khâu cố định sụn mũi trên vào vách ngăn đơn thuần, nhóm 2 được đặt Spreader graft. Kết quả có 83% bệnh nhân nhóm 1 tái nghẹt mũi sau mổ so sánh với 8,3% của nhóm 2. Spreader graft không những làm mở rộng van mũi trong mà còn làm vững chắc và chỉnh thẩm mỹ vùng sống mũi [8].

1.5.1.3 D. Heath Stacey (2009)

D. Heath Stacey và cộng sự tiến hành chỉnh hình mũi điều trị nghẹt mũi cho 82 bệnh nhân: 30 bệnh nhân được đặt mảnh ghép SG, 52 bệnh nhân được đặt mảnh ghép BG. SG được lấy từ sụn vách ngăn, BG được lấy từ sụn vành tai (Hình 1.39, 1.40). Tất cả bệnh nhân đặt SG và 75% đặt BG được mổ hở.


Theo dõi bệnh nhân ít nhất 3 tháng. Bệnh nhân được đánh giá tình trạng nghẹt mũi trước và sau mổ theo thang điểm 1-5, tình trạng ngủ ngáy. Kết quả: tình trạng khó thở cải thiện tốt hơn sau mổ ở nhóm đặt BG (90%) so với nhóm đặt SG (83,3%), khác biệt không có ý nghĩa thống kê; 88% nhóm bệnh nhân nhóm BG hài lòng với cải thiện thẩm mỹ mũi sau mổ. Kết luận: BG cho kết quả ít nhất tương đương với SG trong điều trị nghẹt mũi do hẹp van mũi trong, mặt khác BG cũng cho kết quả chỉnh hình thẩm mỹ mũi rất tốt [30].

1.5.1.4 Maurice M Khosh (2004)

Maurice M Khosh và cộng sự nghiên cứu trên 53 bệnh nhân bị hẹp van mũi (51% hẹp van mũi trong, 23% hẹp van mũi ngoài và 26% hẹp cả van mũi trong & ngoài). Thống kê nguyên nhân hẹp van mũi: do sau chỉnh hình mũi (79%), chấn thương mũi (15%) và bẩm sinh (6%). Tác giả đã áp dụng các kỹ thuật mổ như mảnh ghép SG (79%), ABG (36%), CS (65%). 55% bệnh nhân được mổ hở, 45% với đường mổ trong mũi. Bệnh nhân được theo dõi 1 năm. 89% bệnh nhân cải thiện triệu chứng tốt, 11% không thay đổi so trước mổ trong đó có 2 bệnh nhân được mổ với đường mổ kín, bị sẹo dính trong mũi và được phẫu thuật lần 2 [70].

1.5.1.5 Rodney J. Schlosser (1999)

Rodney J. Schlosser và cộng sự dùng SG và kỹ thuật khâu mở rộng (flaring suture) chỉnh van mũi trên 35 bệnh nhân. 33/35 bệnh nhân được dùng dường mổ hở do: quan sát đầy đủ các khiếm khuyết, đặt mảnh ghép đúng vị trí và khâu cố định mảnh ghép đúng kỹ thuật hơn so với đường mổ trong mũi. Kết quả 80% mở rộng van mũi trong đáng kể so trước mổ [101].

1.5.1.6 Ozturan O. (2000)

Ozturan O. kết hợp chỉnh hình van mũi với đường mổ hở trên 76 bệnh nhân được cắt bỏ gồ sống mũi. Trong đó tác giả so sánh 3 kỹ thuật: khâu


đóng đơn thuần (PC: primary closure) cho 50 bệnh nhân, SG (Spreader graft) cho 19 bệnh nhân và ULSG (Upper lateral splay graft) cho 7 bệnh nhân. Theo dõi bệnh nhân ít nhất 3 tháng. Nhóm bệnh nhân được đặt SG và ULSG cho thấy góc van mũi được duy trì tốt và ít than phiền nghẹt mũi hơn hẳn nhóm dùng PC. Vì tỉ lệ cao bị hẹp van mũi sau mổ nên tác giả khuyến cáo không nên dùng kỹ thuật PC đơn thuần. ULSG được sử dụng trên bệnh nhân có vách ngăn thẳng và vững, SG được dùng trên bệnh nhân có vách ngăn yếu vì SG không chỉ làm mở rộng góc van mũi trong mà còn làm vững khung sụn 1/3 giữa mũi [85].

1.5.1.7 Tasca (2013)

Tasca chỉnh hình van mũi với đường mổ hở trong phẫu thuật chỉnh hình mũi sau chấn thương cho 69 bệnh nhân với độ tuổi trung bình 41,8±14,4 tuổi. Trong đó có 11/69 bệnh nhân được sử dụng mảnh ghép Spreader graft. Thời gian theo dõi trung bình 8 tháng. Đánh giá hiệu quả phẫu thuật dựa vào bảng tự đánh giá độ nghẹt mũi của bệnh nhân và đo khí áp mũi sau mổ. Kết quả phẫu thuật được đánh giá tốt trên 64 bệnh nhân, 5 bệnh nhân có sẹo hẹp vùng mũi và phải phẫu thuật lần 2 [129].

1.5.2 Mảnh ghép hình chữ L trong chỉnh hình mũi

Có 3 công trình nghiên cứu về việc sữ dụng mảnh ghép hình chữ L trong chỉnh hình mũi:

1.5.2.1 Yakup Cil (2011)

Yakup Cil và cộng sự tạo mảnh ghép hình chữ L từ xương cẳng tay để chỉnh hình mũi cho 11 bệnh nhân nam bị sa chóp mũi hay đầu mũi khoằm từ 12/2005-10/2009 (Hình 1.30, 1.31, 1.32). Theo dõi bệnh nhân trong 28 tháng, kết quả chỉnh hình tốt, chưa bệnh nhân nào phải phẫu thuật lần 2 [138].


Hình 1 30 Mảnh ghép được lấy từ xương cẳng tay Nguồn Yakup Cil 2011 138 Hình 1 1


Hình 1.30 Mảnh ghép được lấy từ xương cẳng tay.

“Nguồn: Yakup Cil, 2011” [138]


Hình 1 31 Tạo hình mảnh ghép hình chữ L từ xương Phẫu thuật mổ hở mảnh 2


Hình 1.31 Tạo hình mảnh ghép hình chữ L từ xương. Phẫu thuật mổ hở, mảnh ghép được cố định vào vị trí vách ngăn.

“Nguồn: Yakup Cil, 2011” [138]


Hình 1 32 Hình bệnh nhân trước và sau mổ Nguồn Yakup Cil 2011 138 1 5 2 2 Taha Z 3


Hình 1.32 Hình bệnh nhân trước và sau mổ.

“Nguồn: Yakup Cil, 2011” [138]


1.5.2.2 Taha Z. Shipchandler (2008)

Taha Z. Shipchandler tạo mảnh ghép hình chữ L từ xương sọ bệnh nhân để chỉnh hình những khiếm khuyết mũi hình yên ngựa & mất sụn vách ngăn nhiều (Hình 1.33, 1.34, 1.35). 15 bệnh nhân được phẫu thuật, theo dõi trong 36 tháng từ 1/2002 đến 5/2007. Nguyên nhân bao gồm: sau sử dụng cocain, nhiễm trùng, bệnh sarcoidosis, ung thư, sau phẫu thuật, bệnh u hạt Wegener và những bệnh lý u hạt không đặc hiệu khác [126].


Hình 1 33 Mảnh ghép được tạo hình từ xương sọ cố định giữa 2 phần bằng 4


Hình 1.33 Mảnh ghép được tạo hình từ xương sọ, cố định giữa 2 phần bằng titanium.

“Nguồn: Taha Z. Shipchandler, 2008” [126]



Hình 1.34 Đường mổ hở, các vị trí đặt mảnh ghép

“Nguồn: Taha Z. Shipchandler, 2008” [126]



Hình 1.35 Hình bệnh nhân trước và sau mổ.

“Nguồn: Taha Z. Shipchandler, 2008” [126]


Mảnh ghép hình L từ xương sọ có rất nhiều ưu điểm trong chỉnh hình mũi yên ngựa do khiếm khuyết vách ngăn: sống mũi được nâng đỡ, tạo hình đầu mũi nhô ra trước, cải thiện thông khí mũi và tạo hình mũi đẹp tự nhiên [117].

Taha Z. Shipchandler không báo cáo có hiện tượng tiêu mảnh ghép, tuy nhiên một số nghiên cứu khác cho thấy có hiện tượng tiêu mảnh ghép từ xương theo thời gian [19],[87],[91].

1.5.2.3 Ali Sepehr (2011)


Ali Sepehr và cộng sự tiến hành chỉnh hình mũi và van mũi cho 10 bệnh nhân bị bệnh u hạt Wegener trong khoảng thời gian từ 2005-2009 [112]. Những bệnh nhân này đều bị nghẹt mũi, sống mũi sụp lõm và mất phần lớn sụn vách ngăn. Chất liệu tạo mảnh ghép lấy từ sụn sườn do sụn vách ngăn và sụn vành tai không đủ cho khiếm khuyết lớn này. Bệnh nhân được phẫu thuật mũi hở, dùng các loại mảnh ghép từ sụn sườn như: mảnh ghép đặt trên sống mũi, mảnh ghép tiểu trụ, mảnh ghép tiểu trụ hình L, Spreader graft (Hình 1.36)


Hình 1 36 Các phương pháp đặt mảnh ghép A Mảnh ghép sống mũi dưới xương 5


Hình 1.36 Các phương pháp đặt mảnh ghép

(A) Mảnh ghép sống mũi dưới xương chính mũi & mảnh ghép tiểu trụ

(B) Mảnh ghép sống mũi trên xương chính mũi & mảnh ghép tiểu trụ

(C) Mảnh ghép sống mũi trên xương chính mũi & mảnh ghép tiểu trụ hình L

(D) Spreader graft và mảnh ghép tiểu trụ.

“Nguồn: Ali Sepehr, 2011” [112]

Thời gian theo dõi 18,3 tháng. Kết quả thành công trong 80% trường hợp: cả về chức năng là mũi thở thông và thẩm mỹ là đạt được sự hài lòng từ bệnh nhân. Hai trường hợp không còn sụn vách ngăn đã được chỉnh hình với mảnh ghép tiểu trụ hình chữ L cho kết quả tốt, không có hiện tượng thải ghép sau mổ.[5]

Có thể đưa ra các kết luận sau về hiệu quả mảnh ghép hình chữ L trong chỉnh hình mũi:

Mảnh ghép hình chữ L cần thiết khi tạo hình trục nâng đỡ mũi, có thể sửa chữa những khiếm khuyết về chức năng và thẩm mỹ mũi lớn.

Chất liệu tạo mảnh ghép có thể từ vật liệu nhân tạo, từ xương hay sụn của bệnh nhân. Chất liệu tự thân cho kết quả dung nạp tốt.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân bị nghẹt mũi trong độ tuổi 18-60 tuổi đến khám tại BV Tai Mũi Họng trong thời gian 7/2010 – 11/2014 được chẩn đoán bị hẹp van mũi trong và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Tuổi từ 18 đến 60.

- Bị nghẹt mũi

- Xác định có hẹp van mũi trong với nghiệm pháp Cottle (+) và Cottle cải tiến (+)

- Đồng ý tham gia nghiên cứu và phẫu thuật chỉnh hình van mũi trong bằng sụn tự thân.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

- Có bệnh lý khác gây nghẹt mũi: viêm xoang mạn tính có polyp mũi, viêm xoang cấp tính.

- Nhiễm trùng da vùng mũi

- Bệnh nhân sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc hóa chất thường

xuyên


- Đang có các bệnh lý toàn thân tiến triển

- Đang mang thai hoặc sử dụng các loại nội tiết tố sinh dục

- Không có điều kiện tái khám, theo dõi sau phẫu thuật

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2024