Thực Trạng Về Quản Lý Giáo Dục Kns Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học Thành Phố Lào Cai

nâng cao rõ rệt thể hiện ở chất lượng kết quả thi học sinh giỏi luôn đứng thứ 3 toàn thành phố Lào Cai. Quan điểm của Hiệu trưởng là phải giáo dục toàn diện cho học sinh nên ngoài đảm bảo kiến thức vững chắc cho học sinh thì nhà trường cũng tập trung vào hoạt động rèn KNS cho HS. Hiệu trưởng nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí giúp giáo viên có thể thực hiện được các hoạt động như giáo lưu, nhân đạo, tình nguyện, còn hoạt động tham quan thì được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình. Với sự tạo điều kiện của Hiệu trưởng, sự nhiệt tình của GV và sự ủng hộ của phụ huynh làm cho các hình thức này được tổ chức thường xuyên hơn nên đa số GV của trường đánh giá mức độ các hình thức này là thường xuyên

- Trường TH Hoàng Văn Thụ thì đánh giá của của GV về mức độ thực hiện thường xuyên các hình thức tổ chức giáo dục KNS là cao nhất. Trong ba trường thì trường Hoàng Văn Thụ là trường có nhiều lợi thế nhất. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn tốt, điều kiện kinh tế của phụ huynh là khá. Các yếu đó tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện được tốt các hình thức giáo dục KNS thông qua HĐTN cho học sinh. Các hình thức tổ chức khi đưa ra được mọi người ủng hộ rất cao nên tạo điều kiện cho việc thực hiện được thuận lợi. Vì thế mà GV của trường đánh các hoạt động cao hơn hai trường bạn.

2.5. Thực trạng về quản lý giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi (câu hỏi 6- Phụ lục 1, dành cho CBQL và giáo viên), kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lí giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh‌


TT

Nội dung đánh giá


ĐTKT

Mức độ

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐTN vào các đợt thi

đua theo chủ điểm

CBQL

6

60%

4

40%

0

0.0

0

0.0


GV


45


50%


35


39%


10


11%


0


0.0


2

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh

theo năm học

CBQL

8

80%

2

20%

0

0.0

0

0.0


GV


43


47.3%


32


35.2%


15


16.5%


0


0.0


3

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh

theo từng học kỳ

CBQL

4

40%

4

40%

2

20%

0

0.0


GV


21


23.1%


45


49.5%


33


36.3%


0


0.0


4

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh

theo từng tháng

CBQL

4

40%

3

30%

3

30%

0

0.0


GV


15


16.5%


27


62.7%


28


30.08%


20


22%


5

Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm

cho học sinh theo từng tuần

CBQL

3

30%

4

40%

3

30%

0

0


GV


12


13.2%


44


48.4%


34


37.4%


10


11%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 9

* Đối với CBQL

Qua bảng khảo sát 2.7 cho thấy: Các CBQL và giáo viên đánh giá ở mức độ tốt: công tác quản lí giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai đã được Ban Giám hiệu quan tâm ở mức nhất định; ngay từ đầu năm học, kế hoạch giáo dục KNS đã được xây dựng, cùng với đó là chương trình cụ thể từng học kỳ, từng tháng, tuần.

Tuy nhiên mức độ hiệu quả chưa cao. Qua kết quả điều tra cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch theo đánh giá của cả cán bộ quản lý và GV tỉ lệ tốt cao mới chỉ dừng lại ở kế hoạch theo năm học (80% CBQL; 47.3% GV) và kế hoạch theo các đợt thi đua theo chủ đề chủ điểm (60% CBQL; 50% GV).

Đối với kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho từng tuần được đánh giá tốt chỉ có 30,0% (CBQL), 12.3% (GV) Điều đó cho thấy, các trường cần chú trọng xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn cho từng tuần để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí nhằm tăng cường quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, làm cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.

2.5.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi (câu hỏi 7- Phụ lục 1, dành cho CBQL và giáo viên), kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai‌


TT


Nội dung đánh giá


KTĐT

Mức độ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa bao

giờ

SL

%

SL

%

SL

%


1

Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ rõ ràng

CBQL

10

100

0

0

0

0.0

GV

82

90.2

8

8.8

0

0.0


2

Chỉ đạo các bộ phận triển khai thực hiện kế hoạch

CBQL

10

100

0

0

0

0.0

GV

66

72.6

34

37.4

0

0.0


3

Động viên, khuyến khích các bộ phận thực hiện kế hoạch

CBQL

8

80

2

20

0

0.0

GV

45

49.5

38

41.8

7

7.7


4

Chỉ đạo sự phối hợp giữa các lực

lượng tham gia giáo dục KNS cho HS

CBQL

7

70

3

30

0

0.0


GV


23


26.3


48


52.8


19


20.9

Kết quả khảo sát bảng 2.8 cho thấy: CBQL đã tiến hành lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục KNS cho học sinh, đã có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng nhưng việc động viên, khuyến khích các bộ phận thực hiện kế hoạch chưa được thường xuyên (20% CBQL) và 7.7% giáo viên cho rằng chưa thực hiện; việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục KNS cho học sinh cũng chưa thường xuyên (30% CBQL; 52.8% giáo viên), đặc biệt có tới 20.9% giáo viên cho rằng nội dung này nhà trường chưa thực hiện.

Ở các nội dung, hầu hết cán bộ quản lí đều đánh giá mức độ thường xuyên cao hơn đánh giá của giáo viên. Điều đó chứng tỏ công tác chỉ đạo của CBQL chưa tác động tới giáo viên.

Như vậy việc tổ chức thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai đã tiến hành song chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục nên hiệu quả không cao.

2.5.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Nghiên cứu thực trạng việc chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai, chúng tôi đánh giá ở mức độ đạt được và xếp thứ bậc các nội dung chỉ đạo. Kết quả thu được ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đánh giá của CBGV và GV về nội dung chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh tiểu học


TT


Nội dung chỉ đạo

Mức độ đạt được


ĐTB

Thứ bậc

Tỷ lệ

Tốt

Trung

bình

Chưa

tốt


1

Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN phù hợp

cho học sinh

SL

37

54

9


2,28


1

%

37,0

54,0

9,0


2

Nâng cao nhận thức cho các LLGD về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục KNS

cho học sinh

SL

27

49

24


2,03


6

%

27,0

49,0

24,0

3

Đầu tư mua sắm trang thiết bị, CSVC phục

vụ cho hoạt động GDKNS

SL

21

51

28

1,93

7

%

21,0

51,0

28,0

4

Chỉ đạo đổi mới cách thức tổ chức hoạt

động GDKNS, thu hút HS tích cực tham gia

SL

33

49

18

2,15

3

%

33,0

49,0

18,0


5

Phối hợp với CMHS, các tổ chức đoàn thể của địa phương tham gia vào quá trình

triển khai GDKNS

SL

20

44

36


1,84


8

%

20,0

44,0

36,0

6

Tăng cường rèn kỹ năng sống cần thiết

cho học sinh

SL

26

52

22

2,04

5

%

26,0

52,0

22,0


7

Phân công cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức thực

hiện hoạt động GDKNS

SL

35

51

14


2,21


2

%

35,0

51,0

14,0


8

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục KNS thông qua HĐTN cho giáo viên và các lực lượng giáo

dục tham gia

SL

30

48

22


2,08


4


%


30,0


48,0


22,0

Theo kết quả điều tra thu được ở bảng 2.9. chúng tôi nhận thấy rằng: Các nội dung chỉ đạo thực hiện hoạt động GD KNS cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai ở một số nội dung đạt mức độ tốt, hiệu quả thiết thực như: Xếp thứ nhất là Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục KNS cho học sinh với điểm đánh giá

trung bình là 2,28/3. Đứng thứ 2 là Phân công cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức thực hiện nội dung đạt điểm trung bình mức độ hiệu quả là 2,21/3.

Trong chỉ đạo thực hiện các nội dung này của Ban Giám hiệu đối với hoạt động giáo dục giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Lào Cai đều được đánh giá thường xuyên và đạt được hiệu quả tốt. Theo đánh giá của giáo viên, học sinh và Ban Giám hiệu, các nhà trường đã Chỉ đạo đổi mới cách thức tổ chức hoạt động, cải tiến nội dung hoạt động GDKNS, thu hút học sinh tích cực tham gia.

Tuy nhiên, việc triển khai cũng như hiệu quả của các hoạt động quản lý giáo dục KNS cho học sinh còn những hạn chế và thiếu sót nhất định, theo kết quả khảo sát, nhằm giúp hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của các trường tiểu học thành phố Lào Cai đạt hiệu quả cao cần phải “Phối hợp với CMHS, các tổ chức đoàn thể của địa phương tham gia vào quá trình triển khai” nhưng kết quả đạt được lại rất hạn chế, về hiệu quả sử dụng không cao chỉ đạt điểm trung bình 1,84/3 và xếp ở vị trí cuối cùng. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng cần đầu tư một cách hiệu quả trong công tác “Đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động” với điểm trung bình hiệu quả sử dụng cũng chỉ đạt 1,93/3 và còn có ý kiến cho rằng việc chỉ đạo thực hiện các nội dung này hiệu quả chưa cao.

Trên cơ sở kết quả khảo sát và phân tích cụ thể những thành công và hạn chế chúng tôi thấy cần phải đưa ra một số biện pháp quản lý phù hợp hơn trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc các nội dung cụ thể, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu.

2.5.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá, kết quả giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi (câu hỏi 9 - Phụ lục 1- Dành cho CBQL và GV) việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá GD KNS cho HS một số trường tiểu học thành phố Lào Cai, thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai


TT

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Mức độ đạt được (100)


ĐTB

Thứ bậc

Tỷ

lệ

Tốt

Trung

bình

Chưa

tốt

1

Kiểm tra việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo kế hoạch

SL

41

45

14

2,27

1

%

41,0

45,0

14,0

2

Kiểm tra kế hoạch, lịch trình tổ chức các hoạt động trong tháng, tuần

SL

33

48

19

2,16

3

%

33,0

48,0

19,0


3

Thường xuyên động viên, khen thưởng, đánh giá đúng vai trò của các

thành viên tham gia

SL

19

46

35


1,84


4

%

19,0

46,0

35,0


4

Kiểm tra hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của các nhà trường thông qua việc tổ chức các hoạt động.

SL

37

51

12


2,25


2

%

37,0

51,0

12,0

%

37,0

44,0

19,0

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.9. phản ánh, công tác kiểm tra đánh giá được thực hiện và đạt hiệu quả tương đối tốt ở một số nội dung cụ thể như: “Kiểm tra việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo kế hoạch” với điểm trung bình mức độ thực hiện là 2,27/3, trong đó có tới 41% ý kiến trả lời là thực hiện tốt, chính điều này đã tác động tích cực đến kết quả tổ chức giáo dục KNS cho học sinh của các trường tiểu học.

Bên cạnh đó, công tác “Kiểm tra hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh của các nhà trường thông qua việc tổ chức các hoạt động” cũng được duy trì đều đặn và được đánh giá ở mức độ tốt là 37%, mức độ trung bình là 51%, đạt mức điểm 2,25/3.

Tuy nhiên, trong thực tế công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên và đạt hiệu quả tốt ở tất cả các mặt hoạt động, chưa có thước đo cho hoạt động và đôi khi kiểm tra đánh giá vẫn còn biểu hiện hình thức, làm cho xong việc. Vì thế, các nhà trường chưa “Thường xuyên động viên, khen thưởng, đánh giá đúng vai trò của các thành viên tham gia” khi tổ chức giáo dục KNS cho học sinh. Đây cũng là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc các hoạt động giáo dục KNS cho

học sinh chưa thu hút được học sinh tích cực tham gia. Cụ thể, có tới 46% ý kiến đánh giá hoạt động “Thường xuyên động viên, khen thưởng, đánh giá đúng vai trò của các thành viên tham gia” dừng lại ở mức độ trung bình và có tới 35% ý kiến đánh giá hoạt động này được thực hiện đạt kết quả chưa tốt.

Như vậy, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai đã đạt được những thành công nhất định nhưng cũng còn có những thiếu sót, hạn chế cần khắc phục, đòi hỏi các nhà trường cần cải tiến, đổi mới và có biện pháp nhằm giúp cho hoạt động kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả cao hơn.

2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai

2.6.1. Yếu tố khách quan

Để tiến hành đánh giá mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học, chúng tôi sử dụng câu hỏi 9 - Phụ lục 1, nhận được kết quả như sau:


TT


Các yếu tố

Mức độ

Rất ảnh

hưởng

Ảnh

hưởng

ít ảnh

hưởng

Không

ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Ảnh hưởng từ phía gia đình

30

30

52

52

18

18

0

0

2

Điều kiện kinh tế, văn hoá, chính

trị của địa phương

29

29

39

39

32

32

0

0

3

Các văn bản chỉ đạo của ngành

35

35

48

48

17

17

0

0

4

Nội dung, chương trình giáo

dục KNS

33

33

42

42

25

25

0

0

5

Cơ sở vật chất của nhà trường

41

41

46

46

13

13

0

0

6

Phương pháp kiểm tra đánh giá

và cơ chế động viên khen thưởng

35

35

37

37

18

18

0

0

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, giáo viên về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh


Kết quả trên cho thấy, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học là khác nhau, cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022