Biện Pháp 3: Tổ Chức Rèn Luyện Kĩ Năng Tự Bảo Vệ Cho Học Sinh Tiểu Học Các Xã Miền Núi Hà Nội Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Trong Thực Tiễn

-Về cách thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng chỉ đạo thành lập tổ phát triển phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học gồm có cán bộ quản lý phụ trách hoạt động gíao dục này; giáo viên tiểu học, cán bộ chuyên trách và chuyên gia về phương pháp giáo dục. Nhóm này có nhiệm vụ tìm hiểu các phương pháp giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học nói riêng đã sử dụng và chưa sử dung để lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp từ đó phát triển các phương pháp.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ phát triển phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học xây dựng hệ thống phương pháp mới. Trong đó có thể kế thừa các phương pháp cũ và bổ sung mới một số phương pháp.

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ phát triển phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học xin ý kiến của toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ chuyên trách và một số chuyên gia về phương pháp giáo dục để xác định chính xác các phương pháp sẽ phát triển và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động này.

Hiệu trưởng chỉ đạo các giáo viên, cán bộ chuyên trách sử dụng các phương pháp đã phát triển để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trường mình.

*Chỉ đạo phát triển các hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

-Về nội dung biện pháp: để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu các xã miền núi đạt hiệu quả thì phải phát triển các hình thức giáo dục kỹ năng này sao cho đa dạng và phù hợp với hoạt động giáo dục này.

-Về cách thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ giáo viên cán bộ chuyên trách đề xuất các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu các xã miền núi. Các hình thức giáo dục này phải phù hợp với điều kiện nhà trường, nội dung chương trình giáo dục, đặc điểm học sinh và năng lực tổ chức hình thức giáo dục của giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ giáo viên cán bộ chuyên trách sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu các xã miền núi đã được phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Hiệu trưởng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, hội họp để triển khai việc phát triển các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu các xã miền núi.

4.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi thành phố Hà Nội - 17

*Đối với hiệu trưởng nhà trường:

Hiệu trưởng nhà trường phải nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của việc phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội .

Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên chỉ đạo nhiệm vụ phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng nhà trường cần lập kế hoạch cụ thể phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng nhà trường tạo mọi điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Hiệu trưởng tăng cường nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

*Đối với giáo viên nhà trường:

Giáo viên phải chủ động đề xuất tham gia vào việc phát triển nội dung chương trình, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội.

Chủ động trong việc tìm kiếm các nội dung chương trình mới nhất để đề xuất thực hiện.

Tham gia tích cực vào việc sử dụng các nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mới được phát triển.

Đề xuất những biện pháp điều chỉnh nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mới được phát triển khi áp dụng trong thực tiễn giáo dục kỹ năng này cho học sinh chưa phù hợp và hiệu quả.

4.3.3. Biện pháp 3: Tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn

4.3.3.1. Mục đích của biện pháp

Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ học sinh tiểu học các xã miền núi nói riêng phải được thực hiện một cách hài hoà giữa những giờ dạy trên lớp nhằm truyền thụ cho học sinh những tri thức cần thiết về các kỹ năng này và việc vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh đòi hỏi phải gắn liền giữa việc học lý thuyết và thực hành, gắn chặt với việc vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào các tình huống thực của cuộc sống. Có như vậy, hoạt động giáo dục này mới thật sự đem lại hiệu quả, học sinh khi được học song có thể áp dụng được ngay vào thực tiễn, khi gặp bất cứ tình huống có vấn đề nảy sinh các em biết sử dụng ngay các kỹ năng tự bảo vệ để kịp thời giúp bản thân thoát khỏi những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Do vậy, mục đích của biện pháp này là tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

4.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Xây dựng ý tưởng; Xây dựng kế hoạch; chuẩn bị các điều kiện con người và vật chất; tổ chức thực hiện và đánh giá kết qủa tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho

học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn. Có thể tổ chức rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông bằng cách cho học sinh trải nghiệm qua việc tổ chức đi tham quan, dã ngoại,…

Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng trong và ngoài nhà trường lập kế hoạch tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

Hiệu trưởng chỉ đạo thành lập Ban tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn. Ban này có thể dựa trên thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và TW Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh kí ngày 15/10/1988: “Mỗi trường thành lập ban chỉ đạo (hay điều hành) các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới sự chủ trì của Hiệu trưởng (hay Phó hiệu trưởng) với sự tham gia của Bí thư Đoàn trường (hay Tổng phụ trách Đội với trường phổ thông cơ sở), ở xã nên có Chủ tịch Hội đồng Đội cùng tham gia) và một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phụ trách các hoạt động”. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ: Giúp Hiệu trưởng xây dựng KH chương trình tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn hàng năm và chỉ đạo thực hiện KH chương trình đó; Tổ chức những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, Đội và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường trong các hoạt động; Tổ chức hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp và các cán bộ Đội, lớp tiến hành các hoạt động ở đơn vị mình đạt hiệu quả; Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

Chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm tới tất cả các lực lượng tham gia. Xác định chính xác nội dung, hình thức, phương pháp và các lực lượng trong và ngoài nhà trường tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể thực hiện nhiệm vụ tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

Giáo viên và cán bộ chuyên trách chủ động đề xuất việc tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn; Chủ động phối hợp và thực hiện các nhiệm vụ khi tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn; Chủ động đề xuất các lực lượng sẽ phối hợp thực hiện tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

Các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường chủ động phối hợp với cán bộ quản lý và giáo viên tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

4.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nắm rõ được các quy định về tổ chức rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

Hiệu trưởng tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên, cán bộ tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

Hiệu trưởng lựa chọn đúng cá nhân, đơn vị tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

Xác định rõ từng cá nhân, đơn vị có vai trò và chức năng nhiệm vụ gì khi thực hiện nhiệm vụ tổ chức luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các huyên miền núi Hà Nội qua hoạt động trải nghiệm trong thực tiễn.

4.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng tiêu chí quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi

4.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Các tiêu chí là cơ sở để tổ chức và đánh giá quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi. Biện pháp này nhằm xây dựng các tiêu chí của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi.

Các tiêu chí được xây dựng các tiêu chí trên cơ sở sau: Những yêu cầu của bậc giáo dục tiểu học trong nền giáo dục hiện đại và bối cảnh CNH, HĐH và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Những yêu cầu và cam kết thực hiện công ước về quyền trẻ em; Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục kỹ năng sống đối với cấp tiểu học; Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học; Điều kiện môi trường sống và kinh tế xã hội ở các xã miền núi

4.3.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện

Nội dung 1: Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Nội dung này gồm 5 tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch triển khai mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 2: Tổ chức, triển khai quán triệt mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 3: Bồi dưỡng động cơ, thái độ đúng đắn cho học sinh về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân

- Tiêu chí 4: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh các xã miền núi

- Tiêu chí 5: Chỉ đạo điều chỉnh các thành tố trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh

Các tiêu chí này sẽ được triển khai đến các cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ chuyên trách, học sinh, các tổ chức chính trị, xã hội đoàn thể trong và ngoài nhà trường, hội cha mẹ học sinh;

Nội dung 2: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Nội dung này gồm 7 tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Thiết lập mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 2: Nhận diện các nguồn lực như: nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian để thực hiện các mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 3: Quyết định cách thức, phương pháp hoạt động cần tiến hành để đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 4: Quyết định về tiêu chí, cách đánh giá kết quả đạt được của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 5: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh trong tổng thể kế hoạch giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường

- Tiêu chí 6: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ riêng biệt cho học sinh

- Tiêu chí 7: Lập kế hoạch có dự kiến mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, phương thức và biện pháp thực hiện

Nội dung 3: Quản lý chương trình, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Nội dung này gồm 6 tiêu chí sau:

-Tiêu chí 1: Xây dựng các nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 2: Rà soát, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 3: Định kỳ so sánh, đối chiếu nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học so với mục tiêu bồi dưỡng

-Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 5: Tổ chức triển khai nội dung chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học so với mục tiêu giáo dục

-Tiêu chí 6: Định kỳ kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

Nội dung 4 : Quản lý phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Nội dung này gồm 6 tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 2: Triển khai, chỉ đạo việc sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 3: Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 4: Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 5: Chỉ đạo điều chỉnh phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

- Tiêu chí 6: Hỗ trợ, tư vấn cho giáo viên về phương pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

Nội dung 5: Quản lý hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi

Nội dung này gồm 4 tiêu chí sau:

-Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 2: Triển khai, chỉ đạo việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 3: Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

- Tiêu chí 4: Chỉ đạo điều chỉnh hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

Nội dung 6: Quản lý giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Nội dung này gồm 4 tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Chỉ đạo giáo viên, cán bộ chuyên trách xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh theo đúng phân phối chương trình;

-Tiêu chí 2: Quy định số lượng và chất lượng về hồ sơ chuyên môn của giáo viên, cán bộ chuyên trách giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 3: Xây dựng và công bố kế hoạch chung về giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 4: Duyệt và kiểm tra các kế hoạch giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh Nội dung 7: Quản lý hoạt động học và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học

Nội dung này gồm 6 tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Tạo động lực và thái độ học tập, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 2: Bồi dưỡng các phương pháp học tập, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 3: Xây dựng những quy định cụ thể về nền nếp học tập, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ cho học sin

-Tiêu chí 4: Quản lý nền nếp học tập và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học trong các giờ học trên lớp cũng như các giờ học trải nghiệm

-Tiêu chí 5: Khen thưởng, kỷ luật kịp thời về việc thực hiện nền nếp học tập và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh

-Tiêu chí 6: Phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường theo dõi nề nếp học tập và rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ của học sinh

Nội dung 8: Quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học

Nội dung này gồm 6 tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Xây dựng kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 2: Triển khai, chỉ đạo việc đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 3: Chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ chuyên trách sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 4: Huy động nguồn lực xã hội tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 5: Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh

-Tiêu chí 6: Chỉ đạo điều chỉnh việc đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động giáo dục kĩ năng bảo vệ cho học sinh

Nội dung 9: Quản lý phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học

Nội dung này gồm 4 tiêu chí sau:

- Tiêu chí 1: Lập kế hoạch phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh

-Tiêu chí 2: Triển khai, chỉ đạo việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh

-Tiêu chí 3: Kiểm tra, đánh giá việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học sinh

-Tiêu chí 4: Chỉ đạo điều chỉnh nhiệm vụ phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ của học s

Như vậy, biện pháp này gồm 9 nội dung với 48 tiêu chí.

Cách thức thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức quán triệt các nội dung và tiêu chí quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở các xã miền núi đến các cán bộ quản lý nhà trường, các phòng ban của nhà trường để họ hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết, những nội dung cụ thể của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học tại nhà trường.

Hiệu trưởng trường tiểu học lập kế hoạch và triển khai các tiêu chí này trong quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường đến các phòng ban, tổ bộ môn, các giáo viên và học sinh của nhà trường.

Hiệu trưởng trường tiểu học phối hợp với Hội cha mẹ học sinh; các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương để triển khai thực hiện các tiêu chí này trong hoạt động giáo dục học sinh.

4.3.4.3. Điều kiện thực hiện

Đề thực hiện biện pháp này cần có những điều kiện sau:

Lãnh đạo và cấp ủy của nhà trường cần có những chỉ đạo cụ thể, kiên quyết để triển khai các tiêu chí trong quản lý giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học.

Các tổ bộ môn và giáo viên trong nhà trường cần có nhận thức đúng đắn về các tiêu chí trong quản lý giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học Và có sự đồng thuận cao trong triển khai các tiêu chí này vào quản lý giáo dục hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

Nhà trường cần có sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với Hội cha mẹ học sinh; các tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương để triển khai thực hiện các tiêu chí này trong vào quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh.

4.3.5. Biện pháp 5: Phát triển cơ sở vật chất thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội

4.3.5.1. Mục đích của biện pháp

Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh trong nhà trường tiểu học thì cơ sở chất phục vụ hoạt động này là vô cùng quan trọng. Không có cơ sở vật chất thì hoạt động giáo dục kỹ năng này không thể diễn ra được. Bởi lẽ muốn hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh được diễn ra thì đòi hỏi phải có phòng học, có không gian để thực hành, có bàn ghế, trang thiết bị cần thiết khác như hệ thống đèn chiếu sáng, máy tính kết nối intenet, máy chiếu, loa đài,… ngoài ra giáo dục kỹ năng tự bảo vệ tuỳ vào từng nội dung, phương pháp giáo viên sử dụng mà sẽ còn cần tới những đồ dụng dạy học khác như; vật thật, mẫu vật, biểu đồ, sơ đồ,… Do vậy, rất cần tới việc phát triển cơ sở vật chất thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội sao cho hoạt động này diễn ra theo đúng mục tiêu xác định.

4.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các cán bộ, giáo viên nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chỉ thị khác liên quan của cấp trên.

Chỉ đạo các cán bộ, giáo viên nhà trường xem xét toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học các xã miền núi Hà Nội nhằm phân loại cụ thể chất lượng của từng loại. Trên cơ sở đó kê biên, xác định chính xác phòng học, phòng thực hành, các trang thiết bị phục vụ giáo dục kỹ năng này cái nào có thể sửa chữa, cái nào có thể thay mới, cái nào cần phải mua mới.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí