tổ chức thực hiện. Tuy nhiên bên cạnh đó số lượng CBQL và GV còn phân vân HĐTN hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng hay hoạt động làm quen với một số nghề (xếp thứ bậc 3,4). Như vậy, có thể thấy một số các thầy cô giáo vẫn chưa thực sự nắm bắt được nội dung HĐTN, chưa thấy được vai trò, vị trí của HĐTN đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.
2.2.2. Về hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh ở trường tiểu học
Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá của CBQL, GV qua câu hỏi 2 (phụ lục 2,3) về hình thức HĐTN nào mang lại hiệu quả giáo dục cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi thu được kết quả như sau: (bảng số liệu chi tiết - bảng 5.2 - Phụ lục 5).
Bảng 2.4. Về hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Hình thức | Mức điểm đánh giá ( X ) | Thứ bậc | |||
CBQL | GV | Chung | |||
1 | Hình thức tổ chức sự kiện | 2.07 | 2.31 | 2.19 | 5 |
2 | Hình thức tổ chức hoạt động trò chơi | 2.33 | 2.26 | 2.30 | 4 |
3 | Hình thức tổ chức hội thi | 2.2 | 2.06 | 2.13 | 6 |
4 | Hình thức tổ chức hoạt động CLB | 2.6 | 2.67 | 2.64 | 2 |
5 | Hình thức tổ chức cho HS tham quan | 2.53 | 2.69 | 2.61 | 3 |
6 | Hình thức tổ chức chiến dịch | 2.73 | 2.77 | 2.75 | 1 |
Điểm trung bình của nhóm | 2.44 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Thức Hoạt Động Trải Nghiệm Của Học Sinh Trường Tiểu Học
- Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Ở Trường Tiểu Học
- Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Hoạt Động Trải Nghiệm Của Nhà Trường
- Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Hđtn Cho Hs Ở Các Trường Th
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tổ Chức Hđtn Cho Học Sinh
- Bồi Dưỡng Cho Giáo Viên Tiểu Học Về Kỹ Năng Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Dựa vào ĐTB ở bảng 2.4 cho thấy: với 6 hình thức HĐTN đưa ra khảo sát đều thu được ý kiến đánh giá ở mức cao (mức đồng ý) với ĐTB là 2.44 điểm:
Các hình thức HĐTN được đánh giá ở mức cao (mức đồng ý) bao gồm các hình thức tổ chức chiến dịch, tổ chức câu lạc bộ, tổ chức cho HS tham quan với số điểm dao động từ 2.64 - 2.75 điểm.
Chúng tôi quan sát về các hình thức tổ chức hoạt động chiến dịch, nhận thấy các trường tiểu học thực hiện rất hiệu quả. HS hào hứng tham gia các hoạt động như làm sạch môi trường xung quanh trường học, HS trường Đội Cấn
tham gia các hoạt động quét dọn đền thờ ông Đội Cấn, chùa Phủ Liễn; HS trường Nguyễn Huệ tham gia quét dọn Đền Ông, Đền Xương Rồng,… Tìm hiểu về hình thức tổ chức câu lạc bộ, chúng tôi quan sát hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh và câu lạc bộ toán trong các trường, GV tổ chức hoạt động câu lạc bộ với hình thức vừa học vừa chơi, có đồ dùng dạy học do GV tự làm, đa số HS rất hào hứng tham gia.
Đối với các hình thức 1,2,3 CBQL và GV đánh giá ở mức độ không hiệu quả, điểm trung bình từ 2.13 đến 2.30 điểm. Có sự tương đồng trong đánh giá của CBQL và GV về các hình thức tổ chức trò chơi, tổ chức sự kiện, tổ chức cuộc thi. Các hình thức này, CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình. Tìm hiểu về các hình thức này, chúng tôi phỏng vấn thầy Đ.T.P, thầy cho biết: “Nhiều em học sinh còn nhút nhát, rụt rè khi tham gia các cuộc thi/ hội thi dẫn đến hiệu quả giáo dục bằng hình thức hội thi, cuộc thi hay sân khấu tương tác chưa cao. Ngược lại các hình thức như tham quan, dã ngoại, sự kiện, chiến dịch rất được học sinh yêu thích. Sau những giờ học chính khóa căng thẳng và mệt mỏi, các HĐTN này được cho là các hoạt động giúp các em xả stress, nạp lại năng lực chuẩn bị những giờ học tiếp theo. Các HĐTN này được học sinh thích thú và lôi cuốn được các em tham gia”. Mặt khác, quan sát hình thức tổ chức hội thi vào thứ hai đầu tuần của tháng như tháng 9 phát động tháng an toàn giao thông, tháng 5 đội Thiếu niên Tiền phong tổ chức hái hoa dân chủ về sinh nhật Bác Hồ,... Hay các hình thức tổ chức sự kiện như làm làm bánh trôi, bánh chay (chủ đề tháng 3); tặng quà nhân ngày 22/12, 27/7, mời cựu chiến binh ngày 22/12 nói chuyện lịch sử, giao lưu văn nghệ với các đơn vị bộ đội kết nghĩa,… chúng tôi nhận thấy, để tổ chức các hoạt động trải nghiệm này cần có kinh phí mặt khác GV chưa có sự đổi mới về nội dung tổ chức các hình thức này, một số GV trẻ còn lúng túng, chưa có biện pháp lôi cuốn và tạo hứng thú cho tập thể HS tham gia các hình thức trên.
2.2.3. Về lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm
Tìm hiểu nhận thức về lực lượng tham gia tổ chức HĐTN, chúng tôi khảo sát CBQL, GV qua câu hỏi 3 (phụ lục 1, 2), bảng số liệu chi tiết 5.3, phụ lục 5, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.5. Về lực lượng tham gia tổ chức HĐTN
Lực lượng tham gia | Mức điểm đánh giá ( X ) | Thứ bậc | |||
CBQL | GV | Chung | |||
1 | GV bộ môn | 2.67 | 2.87 | 2.77 | 1 |
2 | Cha mẹ học sinh | 2.66 | 2.80 | 2.73 | 2 |
3 | Các doanh nghiệp | 2.49 | 2.20 | 2.33 | 3 |
4 | Các tổ chức chính quyền địa phương | 2.17 | 2.07 | 2.12 | 4 |
5 | Đội Thiếu niên, nhi đồng | 2.14 | 2.07 | 2.11 | 5 |
Điểm trung bình của nhóm | 2.42 |
Dựa vào ĐTB ở bảng 2.6 cho thấy: với 5 lược lượng tham gia HĐTN đưa ra khảo sát đều thu được ý kiến đánh giá ở mức cao (mức đồng ý) với ĐTB là
2.42 điểm. Để tổ chức một HĐTN thành công cần đến sự phối hợp giữa nhà trường với nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV các bộ môn, cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, các tổ chức chính quyền.
Các lượng như GV bộ môn và cha mẹ HS tham gia nhiệt tình trong tổ chức HĐTN, CBQL, GV đánh giá đạt từ 2.73 điểm đến 2.77 điểm. Nghiên cứu bản kế hoạch của GVCN và phỏng vấn GV, chúng tôi nhận thấy, trong bản kế hoạch đã có sự tham gia của giáo viên bộ môn và cha mẹ HS trong xây dựng kế hoạch HĐTN cho HS tiểu học. Cụ thể, GV bộ môn phối hợp tổ chức HĐTN trong việc tổ chức văn nghệ theo khối (GV âm nhạc, GV tiếng anh) phối hợp với GVCN hỗ trợ về trang phục, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch với chủ đề, chủ điểm trong tháng và học kỳ. Cha mẹ HS tham mưu về
địa điểm, thời gian, hỗ trợ về vật chất tiến hành HĐTN cho HS. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các hoạt động trải nghiệm. Đây chính một trong những mặt mạnh của các trường tiểu học khi huy động được sự tham gia của các lực lượng giáo dục..
CBQL, GV đánh giá mức độ tham gia của các doanh nghiệp và tổ chức chính quyền địa phương, đội thiếu niên… chưa đạt hiệu quả mong muốn, đạt mức điểm trung bình từ 2.11 đến 2.33 điểm. Chúng tôi phỏng vấn GV H, GV cho rằng: “Các lực lượng giáo dục trên chưa hận thức đúng vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học đối với quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, vì vậy, chưa có sự ủng hộ về vật chất để tổ chức HĐTN ”.
Môi trường HĐTN của học sinh là rất phong phú. Học sinh không chỉ được trải nghiệm trong lớp học, trong trường học mà còn ngoài lớp (gia đình, trong môi trường tự nhiên, xã hội, thôn xóm). Khi lực lượng giáo dục này có nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các hoạt động của lớp, của trường.
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về thực trạng xây dựng kế hoạch trải nghiệm qua câu hỏi 5 (phụ lục 1,2), kết quả khảo sát như sau: (bảng kết quả chi tiết - bảng 5.4 - phụ lục 5).
Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS tiểu học
Lập kế hoạch | Mức điểm đánh giá ( X ) | Thứ bậc | |||
CBQL | GV | Chung | |||
1 | Lập kế hoạch trải nghiệm chung cho cả năm học | 2.47 | 2.31 | 2.39 | 1 |
2 | Tích hợp nội dung trải nghiệm vào nội dung các môn văn hóa | 2.33 | 2.24 | 2.29 | 2 |
3 | Lập kế hoạch trải nghiệm cụ thể cho từng khối lớp | 2.20 | 2.30 | 2.25 | 3 |
4 | Lồng ghép nội dung trải nghiệm với việc rèn luyện đạo đức, lối sống | 2.20 | 2.22 | 2.21 | 4 |
5 | Tập huấn xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho GV | 1.87 | 2.11 | 1.99 | 5 |
Điểm trung bình của nhóm | 2.23 |
Dựa vào ĐTB ở bảng 2.6 cho thấy: với 5 nội dung xây dựng kế hoạch HĐTN đưa ra khảo sát đều thu được ý kiến đánh giá ở mức trung bình (mức phân vân) với ĐTB là 2.23 điểm:
Nội dung lập kế hoạch trải nghiệm cho cả năm học, CBQL và GV đánh giá ở mức điểm tốt 2.39 điểm.Chúng tôi nghiên cứu kế hoạch trải nghiệm cho cả năm học ở các trường được khảo sát thì nhận thấy, trong bản kế hoạch đã nêu mục đích yêu cầu của hoạt động trải nghiệm, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm và dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch. Tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi đem ra trao đổi với một số CBQL và được cho biết các kế hoạch trải nghiệm cho học sinh được xây dựng từ đầu năm học dựa trên các văn bản pháp quy, các nhiệm vụ năm học, Hiệu trường thường phân công một Phó hiệu trưởng hoặc tự mình xây dựng kế hoạch trải
nghiệm bên cạnh kế hoạch chung của trường. Kế hoạch này được Hội đồng sư phạm trường đóng góp và thông qua, phổ biến cho CBGV. Cô H.T.G cho biết: “Các kế hoạch trải nghiệm cho học sinh được xây dựng từ đầu năm. Các kế hoạch này rất chi tiết, cụ thể được xây dựng tới từng tháng. Do đó hoạt động này mang lại hiệu quả cao”.
Các nội dung 2, 3, 4, 5 được đánh giá ở mức trung bình dao động từ 1.99 đến 2.29 điểm. Phỏng vấn GV H.A, GV cho biết: “Trong nội dung kế hoạch trải nghiệm, chưa nêu rõ nội dung tích hợp các nội dung hoạt động trải nghiệm với chương trình chính khóa như nội dung trải nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống, nội dung trải nghiệm tình cảm, nội dung trải nghiệm các kỹ năng sống, nội dung hoạt động công tác xã hội”, phỏng vấn GV H, cô cho rằng: “trong kế hoạch trải nghiệm, chưa huy động sự tham gia phối hợp của các lực lượng giáo dục”. Như vậy, ý kiến đánh giá của CBQL, GV là khác nhau, cần thiết phải bổ sung và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với từng năm học. Nghiên cứu kế hoạch, chúng tôi nhận thấy, các hình thức tổ chức HĐTN trong kế hoạch chú trọng vào hình thức tổ chức cho HS tham quan, dã ngoại, hình thức tổ chức chiến dịch, hình thức tổ chức hoạt động CLB.
Nội dung “Tập huấn xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho GV, CBQL và GV” đánh giá ở mức điểm thấp, 1.99 điểm. Tìm hiểu về nội dung này, chúng tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm là những người trực tiếp lập kế hoạch của từng lớp cụ thể, báo cáo với lãnh đạo nhà trường. Để xây dựng được kế hoạch HĐTN cho các lớp thì một yêu cầu đặt ra là GV phải được tập huấn các kỹ năng xây dựng kế hoạch HĐTN. Trong thời gian vừa qua công tác tập huấn đã được thực hiện và được GV rất tích cực tham gia, các lớp/khóa tập huấn do Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Thái Nguyên tổ chức và một số lớp tập huấn tổ chức tại các trường. Tuy nhiên, do liên quan đến kinh phí tổ chức, các lớp/khóa tập huấn này diễn ra không thường xuyên, nội dung tập huấn chủ yếu nâng cao kiến thức cho GV về tổ chức HĐTN, chưa có lớp hướng dẫn GV về kỹ năng tổ chức HĐTN cho HS hiệu quả.
Nghiên cứu bản kế hoạch của GVCN về lập kế hoạch tổ chức trải nghiệm cho từng khối lớp, chúng tôi nhận thấy một số nội dung của kế hoạch trải nghiệm còn chưa đầy đủ, các giáo viên vừa làm vừa bổ sung kế hoạch cho sát với thực tiễn trải nghiệm. Cá biệt có trường hợp GV trong việc chuẩn bị kế hoạch HĐTN cho học kỳ, năm học hoặc một HĐTN cụ thể vẫn sao chép lại kế hoạch trải nghiệm của năm trước.
Như vậy, GV ở các trường tiểu học trong việc lập kế hoạch tổ chức HĐTN thiếu những năng lực cần thiết để tổ chức HĐTN như năng lực xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho HS, năng lực tổ chức các hoạt động, năng lực xây dựng tập thể lớp, năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, năng lực đánh giá kết quả HĐTN của HS,… Vì vậy, cần có biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng GV về lập kế hoạch tổ chức HĐTN, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho HS.
2.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học
Tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch trải nghiệm cho học sinh qua câu hỏi 6 (phụ lục 1,2), kết quả khảo sát như sau (bảng chi tiết - bảng 5.5 - Phụ lục 5).
Bảng 2.7. Thực trạng triển khai HĐTN cho HS các trường tiểu học
Tổ chức thực hiện kế hoạch | Mức điểm đánh giá ( X ) | Thứ bậc | |||
CBQL | GV | Chung | |||
1 | Giao nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV | 2.67 | 2.50 | 2.59 | 1 |
2 | Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện | 2.27 | 2.50 | 2.39 | 2 |
3 | Phối hợp chặt chẽ giữa GV và các lực lượng khác | 2.53 | 2.34 | 2.44 | 3 |
4 | Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở | 2.33 | 2.29 | 2.31 | 4 |
5 | Chưa có các hình thức khen thưởng, kỷ luật chính xác | 2.07 | 2.38 | 2.23 | 5 |
6 | Hỗ trợ các điều kiện để CBGV thực hiện nhiệm vụ | 2.40 | 2.01 | 2.21 | 6 |
7 | Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên | 2.10 | 2.10 | 2.10 | 7 |
Điểm trung bình của nhóm | 2.32 |
Dựa vào ĐTB ở bảng 2.7 cho thấy: Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh tiểu học tại thành phố Thái Nguyên đạt mức trung bình với 2.32 điểm.
Nội dung 1, 2, 3 được đánh giá ở mức cao (mức đồng ý).
Tìm hiểu về nội dung “Giao nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV” chúng tôi nhận thấy, CBQL các trường tiểu học đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm chuyên môn và cá nhân cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Ở các trường tiểu học, kế hoạch tổ chuyên môn các khối đã triển khai lập kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS.
Tìm hiểu về nội dung “Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện”, chúng tôi quan sát thấy các nhà trường đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất như: phòng học bộ môn, thư viện trang bị máy tính kết nối internet, phòng truyền thống,… các nguồn tài chính để tổ chức HĐTN.
Nội dung “Phối hợp chặt chẽ giữa GV và các lực lượng khác”, chúng tôi phỏng vấn CBQL B.A.T thì được biết: “các lực lượng giáo dục trong nhà trường như Ban giám hiệu và GV bộ môn, Đội thiếu niện tiền phong, Công đoàn… đã phối hợp để tổ chức tốt HĐTN. Các lực lượng khác như gia đình HS, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể xã hội đã phối hợp rất hiệu quả với nhà trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Các nội dung 4,5,6,7 được đánh giá ở mức trung bình từ 2.10 - 2.31 điểm. Trò chuyện với một số GV ở các trường, chúng tôi nhận thấy trong chỉ đạo tổ chức HĐTN, một số CBQL chưa thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện nhiệm vụ, chưa có các hình thức khen thưởng, kỷ luật chính xác, chưa có hỗ trợ các điều kiện để CBGV thực hiện nhiệm vụ.
Ở nội dung “Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên”, trao đổi với các CBQL, họ cho biết, việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho GV về HĐTN chưa được thực hiện thường xuyên, khó khăn về kinh phí cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.