Cơ Sở Vật Chất, Trang Thiết Bị Phục Vụ Hoạt Động Trải Nghiệm Của Nhà Trường

hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả, người GV cần đến nhiều năng lực như:

- Năng lực xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho HS: Để chủ động trong công tác, GVCN cần phải xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho HS. Trong kế hoạch phải làm rõ mục tiêu của hoạt động trải nghiệm hướng tới; xác định rõ chương trình trải nghiệm. Ngoài ra, trong kế hoạch còn phải nêu rõ lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức HĐTN, thời gian thực hiện kế hoạch, nội dung kế hoạch, địa điểm thực hiện kế hoạch…

- Năng lực tổ chức các hoạt động: HĐTN hết sức đa dạng, phong phú. Mỗi hoạt động, đòi hỏi cách thức tổ chức riêng. GV phải biết thu hút HS tham gia vào các hoạt này một cách tích cực và tự giác.

- Năng lực xây dựng tập thể lớp: GV phải xây dựng tập thể thành một tập thể đoàn kết, thân ái có tổ chức, có sức mạnh, GV nhất là GV chủ nhiệm tạo ra tập thể lớp có một bầu không khí học tập tích cực. Học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị khi tham gia vào HĐTN.

- Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm: GV luôn luôn đứng trước những tình huống trải nghiệm rất đa dạng và phong phú, nhiều khi rất “gay cấn”. Để giải quyết những tình huống đó, đòi hỏi GV phải có hệ thống tri thức về tâm lý, sinh lý lứa tuổi, hiểu những vấn đề xã hội liên quan đến HĐTN; biết thu nhận thông tin, xử lý thông tin, phân tích thông tin để giải quyết các tình huống sư phạm.

- Năng lực đánh giá kết quả HĐTN của HS: Thông qua việc quan sát, đánh giá các HĐTN mà HS tham gia, GV tiến hành đánh giá toàn diện HS lớp mình phụ trách; họ là người phát hiện những năng lực tiềm tàng của học sinh, từ đó định hướng cho các em phát triển nhân cách. Họ cũng là người phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các em diễn ra cách an toàn nhất, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh phương pháp tổ

chức HĐTN cho HS, điều chỉnh cách thức phối hợp với các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức.

Chính vì vậy, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến việc triển khai áp dụng học trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

1.5.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm của nhà trường

Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, an toàn cho học sinh trải nghiệm thực tế sẽ mang lại hiệu quả tốt để các em khi trải nghiệm tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, việc trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo trải nghiệm cũng có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong tiến trình dạy học.

1.5.4. Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với các bên liên quan trong giáo dục học sinh

Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động vừa được tổ chức trong nhà trường, vừa được tổ chức ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị xã hội, chính quyền địa phương; hội cha mẹ học sinh; các nhà tài trợ... có vai trò cần thiết trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải được tiếp xúc trực tiếp với môi trường học tập. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các kế hoạch hoạt động trải nghiệm. Môi trường HĐTN của học sinh là rất phong phú. Học sinh không chỉ được trải nghiệm trong lớp học, trong trường học mà còn ngoài lớp (gia đình, trong môi trường tự nhiên, xã hội, thôn xóm). Khi lực lượng giáo dục này có nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các hoạt động của lớp, của trường.

1.5.5. Các yếu tố thuộc hành lang pháp lý về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học

Để hoạt động trải nghiệm có hiệu quả, trong tổ chức cần phải có một hệ thống các văn bản có tính pháp chế trong việc hướng dẫn thực hiện tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học sau đây:

- Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT về Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

- Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.

- Công văn số 1528/Sở GDĐT-CTTT ngày 09 tháng 10 năm 2017 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Năm 2015, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra tài liệu tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học.

1.5.6. Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động trải nghiệm

Sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp, của Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với sự đồng hành của phụ huynh tạo điều kiện tổ chức các HĐTN cho học sinh tiểu học. Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức môi trường trải nghiệm cho học sinh; sự chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về tổ chức HĐTN cho GV của cấp ủy chính quyền địa phương sẽ là nguồn động lực cũng như đòn bẩy thúc đẩy cho các HĐTN của các nhà trường diễn ra theo đúng tiến độ với kết quả cao nhất. Sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khách quan, công tâm của cấp QLGD trên đối với HĐTN cho HS trong nhà trường tiểu học giúp nhà trường rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch và phương pháp tổ chức, quản lí các HĐTN của nhà trường ngày một hiệu quả hơn.

Kết luận chương 1


Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học là giúp các em học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống thực tiễn, nề nếp học tập ở nhà cũng như ở trường. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm có vị trí, vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục bậc tiểu học. Nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học gồm năng lực tự phục vụ thông qua các hoạt động; năng lực giao tiếp thông qua các hoạt động; năng lực chăm học, chăm làm từ các hoạt động. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học gồm tham quan dã ngoại; Tổ chức sinh nhật; Tự học ở lớp và ở thư viện,…

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học gồm các nội dung về lập kế hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh; tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm; chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh; kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học.

Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường Tiểu học như năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí; năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của GV tiểu học; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐTN của nhà trường; mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với các bên liên quan trong giáo dục học sinh; các yếu tố thuộc hành lang pháp lý về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học; sự quan tâm của chính quyền địa phương đến HĐTN.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,‌

TỈNH THÁI NGUYÊN


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên

Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay có 45 trường tiểu học. Trong đó có 41 trường công lập; 1 trường PT dân lập có nhiều cấp học; 1 trường PT Công lập có nhiều cấp học và 2 trường tư thục.

Bảng 2.1. Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học năm học 2017-2018‌

Khối

Số lớp

Số học sinh

Tổng số

Nữ

Dân tộc

K.Tật

1

160

5.990

2.789

1.406

58

2

145

5.131

2.381

1.221

38

3

151

5.556

2.624

1.322

41

4

145

5.353

2.529

1.234

46

5

150

5.317

2.474

1.235

25

Tổng

751

27.347

12.797

6.428

208

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên - 6

Nguồn: Phòng GD - ĐT thành phố Thái Nguyên

- Đội ngũ CB, GV, NV:

Bảng 2.2. Trình độ của CB, GV các trường TH thành phố Thái Nguyên



T.Số

Trình độ

Đang học

ThS, ĐH, CĐ

Đảng

viên

ĐH

TC

Cán bộ

81

81

2

0

6

83

GV

946

946

161

41

156

326

Nhân viên

68

68

15

44

21

16

Tổng

1.094

1.094

181

85

183

425

Nguồn: Phòng GD - ĐT thành phố Thái Nguyên

- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học ngày càng ổn định, tỉ lệ phổ cập năm sau cao hơn năm trước: Năm 2017, 100% số học sinh 6 tuổi ra lớp và học lớp 1, Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,9%, Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi đạt: 99,99%; Hiệu quả đào tạo đạt hàng năm đạt từ 99,9% trở lên; Năm học 2017 - 2018 không có học sinh bỏ học; Số xã, phường đạt chuẩn PCGD mầm non cho học sinh 5 tuổi 32/32 đạt tỷ lệ 100%; Số xã, phường đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3: 32/32 đạt tỷ lệ 100%. Số xã, phường đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 3: 32/32 đạt tỷ lệ 100%. Số xã, phường đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2: 32/32 đạt tỷ l00%. Tháng 12/2017, thành phố Thái Nguyên được tỉnh công nhận đạt: Đạt chuẩn PCGD mầm non cho học sinh 5 tuổi, Đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, Đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 3. Đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

2.1.2. Mục đích khảo sát, nội dung và phương pháp khảo sát

a/ Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

- Địa bàn khảo sát: chúng tôi tiến hành nghiên cứu 3 trường tiểu học: Đội Cấn, Nguyễn Viết Xuân và Nguyễn Huệ.

b/ Nội dung và phương pháp khảo sát:

* Nội dung khảo sát:

- Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường Tiểu học TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng công tác quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường Tiểu học TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Khách thể khảo sát: Khảo sát 15 CBQL, 105 CB, GV tại 3 trường tiểu học Đội Cấn, Nguyễn Viết Xuân và Nguyễn Huệ.

* Phương pháp khảo sát thực trạng:

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lí phòng giáo dục đào tạo thành phố Thái Nguyên, cán bộ quản lí và giáo viên 3 trường tiểu học để làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu anket: Xây dựng 2 mẫu phiếu khảo sát trên CBQL và GV.

Sử dụng thang likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu được xử lý theo cách cho điểm như sau:

+ Với những lựa chọn cho mức độ đồng ý, thường xuyên, hiệu quả cao, rất ảnh hưởng: 3 điểm.

+ Lựa chọn mức độ phân vân, thỉnh thoảng, hiệu quả trung bình, ảnh hưởng: 2 điểm.

+ Lựa chọn mức không đồng ý, chưa bao giờ, hiệu quả thấp, không ảnh hưởng: 1 điểm.

Dựa trên điểm số thu được, tính ĐTB cho các nội dung khảo sát, dựa trên ĐTB tiến hành lượng giá như sau:

+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp (Không đồng ý, chưa bao giờ, hiệu quả thấp, không ảnh hưởng);

+ 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình (Phân vân, thỉnh thoảng, hiệu quả trung bình, ảnh hưởng);

+ 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao (Đồng ý, thường xuyên, hiệu quả cao, rất ảnh hưởng).

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Về nội dung của hoạt động trải nghiệm

Để khảo sát về nội dung HĐTN, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 2 và 3 kết quả thu được qua xử lí thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây (Bảng số liệu chi tiết - bảng 5.1 - phụ lục 5).

Bảng 2.3. Nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh trường tiểu học



TT


Nội dung


Mức điểm đánh giá ( X )

Thứ bậc

CBQL

GV

Chung


1

Hoạt động phát triển cá nhân

3.00

3.00

3.00

1

2

Hoạt động lao động

2.73

2.94

2.73

2

3

Hoạt động xã hội và phục vụ

cộng đồng

2.67

2.91

2.67

3

4

Hoạt động làm quen với một

số nghề

2.53

2.90

2.53

4

Điểm trung bình của nhóm

2.73


Dựa vào ĐTB ở bảng 2.3 cho thấy: với 4 lĩnh vực nội dung đưa ra khảo sát đều thu được ý kiến đánh giá ở mức cao (mức đồng ý) với ĐTB là 2.73 điểm.

CBQL và GV đều đồng ý cho rằng nội dung HĐTN bao gồm các hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và hoạt động làm quen với một số nghề. Điều này cho thấy rằng của các CBQL và GV ở các trường khá đầy đủ và toàn diện về hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên ý kiến của các thầy cô về nội dung từng nội dung hoạt động trải nghiệm là không giống nhau.

- Tất cả CBQL và GV đều đồng ý với ý kiến cho rằng nội dung HĐTN là các hoạt động phát triển cá nhân.

- Đa số các ý kiến khác cũng đồng ý cho rằng HĐTN là về hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động làm quen với một số nghề cho rằng HĐTN là các hoạt động lao động. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng của Bộ GD & ĐT về HĐTN trong chương trình giáo dục tiểu học. Đối với bậc tiểu học, nội dung hoạt động tập trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển bản thân, các kỹ năng sống, kỹ năng quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động lao động, hoạt động xã hội và làm quen với một số nghề gần gũi với học sinh cũng được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023