Thực Trạng Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Tiểu Học Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Các Trường Tiểu Thành Phố Lào Cai

khỏe mạnh, an toàn cũng là một lí do mà trong việc giáo dục KNS cho trẻ hiện nay được nhiều phụ huynh quan tâm, hợp tác cùng nhà trường.

Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận (khoảng 10% phụ huynh được hỏi) cho rằng không cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ, trước đây không dạy KNS lớn lên trẻ vẫn tự học được. Điều đó cho thấy nhận thức của PHHS không đồng đều. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến trẻ, vì ngoài thời gian đến trường thời gian các em sống cùng gia đình nhiều.

2.4. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm các trường tiểu thành phố Lào Cai

2.4.1. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là giúp các em làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.

Giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm là nội dung rất cần thiết nhằm tạo góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện. Để tìm hiểu thực trạng nội dung giáo dục KNS thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi (câu số 2 phiếu dành cho CBQL và GV, câu 2 phiếu dành cho HS - Phụ lục 1,2). Kêt quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV các trường tiểu học thành phố Lào Cai về nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện(%)

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa

thực hiện


1


Nhóm kĩ năng nhận thức

Nhận thức bản thân.

17

54

29

0

Xây dựng kế hoạch.

36

25

49

0

Kĩ năng học và tự học

53

32

15


Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo.

25

58

17

0

Giải quyết vấn đề

28

42

30

0


2


Nhóm kĩ năng xã hội

Kĩ năng giao tiếp

79

21

0

0

Kĩ năng thuyết trình và nói

được đám đông

27

54

19

0

Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và

phản hồi

45

30

25

0

Kĩ năng làm việc nhóm

37

38

25

0

Kĩ năng quan sát

38

47

15

0

Kĩ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh)

13

21

51

15


3

Nhóm kĩ năng quản lý bản thân

Kĩ năng làm chủ

8

57

21

14

Quản lý thời gian

23

48

21

8

Giải trí lành mạnh

18

45

30

7


4

Nhóm kĩ năng giao tiếp

Xác định đối tượng giao tiếp

12

67

15

6

Xác định nội dung và hình thức

giao tiếp

23

56

12

9


5

Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực

Phòng chống xâm hại thân thể

21

66

13

0

Phòng chống bạo lực học đường

33

57

10

0

Phòng chống bạo lực gia đình

8

22

55

10

Tránh tác động xấu từ bạn bè

9

74

17

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 8

Bảng 2.4. Đánh giá của học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai về mức độ thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống thông qua HĐTN cho học sinh‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện(%)

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa thực

hiện


1


Nhóm kĩ năng nhận thức

Nhận thức bản thân

15

125

45

15

Xây dựng kế hoạch

14

115

40

31

Kĩ năng học và tự học

21

138

24

17

Tư duy tích cực và tư duy sáng

tạo

16

128

29

27

Giải quyết vấn đề

13

123

38

26


2


Nhóm kĩ năng xã hội

Kĩ năng giao tiếp

14

127

35

24

Kĩ năng thuyết trình và nói

được đám đông.

18

121

36

25

Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và

phản hồi.

15

126

36

23

Kĩ năng làm việc nhóm

14

128

40

18

Kĩ năng quan sát.

18

128

36

18

Kĩ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh)

21

125

29

25


3

Nhóm kĩ năng quản lý

bản thân

Kĩ năng làm chủ.

25

128

24

23

Quản lý thời gian

18

130

26

26


4

Nhóm kĩ năng giao tiếp

Xác định đối tượng giao tiếp

13

127

25

35

Xác định nội dung và hình thức

giao tiếp

24

128

24

24


5

Nhóm kĩ năng phòng chống bạo lực

Phòng chống xâm hại thân thể.

16

113

41

30

Phòng chống bạo lực học đường.

14

115

43

28

Phòng chống bạo lực gia đình.

12

115

48

25

Tránh tác động xấu từ bạn bè.

12

121

47

20

Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy đa số CBQL, GV đều thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, xác định được việc giáo dục KNS cho học sinh là hết sức cần thiết. Qua trao đổi, các thầy cô đều lo lắng: với môi trường sống như hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, trẻ em tiếp xúc nhiều với các loại hình văn hóa khác nhau, điều đó đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến học sinh, thực tế trong xã hội cũng đã có nhiều hiện tượng vi phạm chuẩn mực đạo đức ở một bộ phận thanh thiếu niên. Việc giáo dục giáo dục cho học sinh tiểu học các kĩ năng sống để các em có thể sống lành mạnh, an toàn là điều rất quan trọng. Hiện tượng xâm hại tình dục ở trẻ em hay trẻ bị tai thương tích trong thời gian nghỉ hè xảy ra hàng năm làm cho phụ huynh lo ngại, các thầy cô trăn trở. Chính vì vậy việc làm thế nào giúp cho trẻ sống khỏe mạnh, an toàn, biết cách tự bảo vệ mình, biết cách phòng chống bạo lực, có khả năng làm chủ bản thân, biết cách giao tiếp hiệu quả,… cũng là một lí do quan trọng trong việc giáo dục KNS cho trẻ hiện nay đã được CBQL và đội ngũ giáo viên quan tâm thực hiện giáo dục cho học sinh với mức độ rất thường xuyên và thường xuyên chiếm tỉ lệ cao.

So sánh đánh giá của học sinh về mức độ tiến hành các nội dung giáo dục KNS với cách đánh giá của GV và CBQL chúng tôi thấy hoàn toàn phù hợp, với mức độ chênh lệch nhau không đáng kể, khẳng định kết quả khảo sát có tính khách quan. Những nội dung được đánh giá thường xuyên vì nó liên quan tới các hình thức hoạt động xã hội mà GV tiến hành tổ chức. Còn những nội dung được đánh giá là chưa thường xuyên và chưa thực hiện có thể là do GV còn hạn chế về những kỹ năng đó. Vì vậy, Hiệu trưởng cần quan tâm để có biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.4.2. Thực trạng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi (câu số 3 phiếu dành cho CBQL và GV, câu 3 phiếu dành cho HS - Phụ lục).

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai‌


TT


Thông tin


Khách thể điều tra

Mức độ

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa sử

dụng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp nêu gương

CBQL, GV

90

90%

10

10%

0

0.0

HS

150

75%

50

25%

0

0.0

2

Phương pháp giảng giải

CBQL, GV

100

100%

0

0

0

0.0

HS

184

87%

26

13%

0

0.0

3

Phương pháp đóng vai

CBQL, GV

96

96%

4

4%

0

0.0

HS

136

68%

54

27%

10

5%

4

Phương pháp kể chuyện

CBQL,GV

80

80%

20

20%

0

0.0

HS

145

72.5%

40

20%

15

7.5%

5

Phương pháp đàm thoại

CBQL, GV

100

100%

0

0.0

0

0.0

HS

79

39.5%

101

50.5%

12

6%

6

Phương pháp luyện tập,

thực hành

CBQL, GV

85

85%

0

0.0

0

0.0

HS

73

36.5%

125

62.5%

2

1%

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.5 chúng ta thấy phương pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm thường xuyên được giáo viên sử dụng đó:

- Phương pháp giảng giải (GV: 100%, HS: 87%).

- Phương pháp đàm thoại (GV:100%, HS: 39,5%).

- Phương pháp đóng vai (GV: 96%, HS: 68%%)

Đặc biệt theo đánh giá của GV thì không có phương pháp nào trong số 6 phương pháp trên là chưa sử dụng bao giờ.

Vì sao lại có kết quả như vậy? Đi sâu vào tìm hiểu và trò chuyện với giáo viên chúng tôi hỏi cô giáo Đ.T.L trường tiểu học Tả Phời cô cho biết “HS tiểu học các em nhận thức còn hạn chế, muốn các em hiểu và làm đúng một hành động nào dó thì cần phải giải thích thật cặn kẽ cho các em, thậm chí phải hướng dẫn thật tỉ

mỉ theo cách “cầm tay chỉ việc” chính vì vậy trong quá trình giáo dục hay dạy học đối với HS tiểu học phương pháp giảng giải hay đàm thoại chúng tôi vẫn hay sử dụng nhiều hơn cả”. Thầy giáo N.X.C trường Tiểu học Hợp thành thì cho rằng “HS tiểu học các em mau nhớ, chóng quên, nếu chỉ dùng lời nói để giải thích các em sẽ hiểu nhưng sau đó lại có thể quên, vì vậy cần cho các em hóa thân vào nhân vật, bằng những hành động hay việc làm cụ thể để các em được thực hành, qua đó sẽ hình thành cho mình những kỹ năng cần thiết vì vậy bản thân tôi hay sử dụng phương pháp đóng vai và luyện tập, thực hành”. Cũng với nội dung này khi chúng tôi hỏi học sinh thì được các em cho biết “Khi hướng dẫn chúng em làm Cô giáo em hay giải thích cặn kẽ, sau đó cô làm mẫu cho chúng em và yêu cầu chúng em tập làm theo, qua đó em biết cách làm” (em N.V.T học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hợp Thành) cho biết. Em N.V.C học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Em rất thích học kỹ năng sống, mỗi khi học một kỹ năng nào đó, cô giáo thường cho chúng em được làm, ví dụ như hôm trước học nấu ăn, cô cho đi chợ, chọn mua rau, sau đó hướng dẫn chúng em cách nhặt ra, luộc rau và vớt rau ra đĩa, bày như thế nào cho đẹp, tất cả chúng em đều thích vì được làm và biết cách làm”. Qua đây có thể thấy, giáo dục kỹ năng sống shco học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm, thì phương pháp để học sinh được trải nghiệm, được làm qua chính những hoạt động cụ thể sẽ là phương pháp mang lại hiệu quả nhất, và phù hợp nhất với nội dung này, tuy nhiên do đặc điểm của học sinh tiểu học, do thói quen suy nghĩ của giáo viên về học sinh nên trong quá trình giáo dục KNS cho học sinh, những phương pháp để học sinh được trải nghiệm thực tế chưa được giáo viên đánh giá cao và lựa chọn tối ưu.

2.4.3. Thực trạng trạng về hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học thành phố Lào Cai

Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi (câu số 5 phiếu dành cho CBQL và GV, câu 5 phiếu dành cho HS - Phụ lục).

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá về các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Lào Cai


TT


Hình thức giáo dục KNS thông qua HĐTN


KTĐT

Mức độ thực hiện

Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa bao

giờ

SL

%

SL

%

SL

%


1


Tham quan, dã ngoại

CBQL,

GV

22

22%

78

78%

0

0.0

HS

20

10%

130

65%

50

25%


2


Hoạt động tình nguyện

CBQL,

GV

89

89%

11

11%

0

0.0

HS

158

79%

42

21%

0

0.0


3


Hoạt động nhân đạo

CBQL,

GV

83

83%

17

17%

0

0.0

HS

110

55%

89

44.05%

1

0.5%


4


Hoat động giao lưu

CBQL,

GV

28

28%

72

72%

0

0.0

HS

40

20%

100

50%

60

40%


5


Hoạt động câu lạc bộ

CBQL,

GV

27

27%

41

41%

32

32%

HS

14

7%

40

20%

144

74%


6


Hoạt động trò chơi

CBQL,

GV

80

80%

20

20%

0

0

HS

76

38%

134

63%

0

0.0


07


Sân khấu tương tác

CBQL,

GV

55

55%

45

45%

0

0.0

HS

32

16%

164

82%

4

2%

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy các hình thức giáo dục KNS thông qua HĐTN đều được giáo viên quan tâm thực hiện.

Có những hình thức được đánh giá là tổ chức thường xuyên như hoạt động tình nguyện với tỉ lệ đánh giá thường xuyên thực hiện (GV: 89%, HS 79,3%).

Hoạt động nhân đạo (GV 83%, HS 55,3%). Tuy nhiên một số lại ít được thực hiện hơn như: Hoạt động thăm quan tỉ lệ thường xuyên là (GV 22%, HS 10%), hoạt động giao lưu (GV 28%, HS 20%), hoạt động câu lạc bộ (GV 27%, HS 7%).

Như vậy việc sử dụng các hình thức GD KNS cho học sinh của GV chưa được thực hiện đều giữa các hình thức. Để tìm hiểu nguyên nhân mà GV chưa thường xuyên sử dụng một số hình thức trên. Tôi tiến hành phỏng vấn cô Nguyễn Thị N giáo viên dạy lớp 3 trường tiểu học Pom Hán: Tại sao hình thức hoạt động tham quan không được được tổ chức thường xuyên?”.

Cô N cho biết: các hoạt động này diễn ra rất ít, nếu được sự động thuận của PHHS thì có lớp thực hiện được 1lần/ năm vào dịp cuối năm học hoặc dịp nghỉ hè, những lớp điều kiện kinh tế khó khăn hoặc GVCN, PHHS sợ những nguy cơ rủi ro, sợ trách nhiệm thì hoạt động này gần như không được triển khai.

Để làm rõ hơn hoạt động này, khi chúng tôi tiến hành điều tra thì chúng tôi thu được kết quả như sau: kết quả đánh giá của GV năm trường cũng không giống nhau về mức độ thực hiện các biện pháp đó.

Khi đi phân tích kết quả điều tra cụ thể ba trường thì chúng tôi có nhận xét như sau:

- Với trường TH Pom Hán thì mức độ đánh giá việc thường xuyên thực hiện các biện pháp trên chỉ trên 50%. Hình thức được đánh giá cao nhất đó là hoạt động tình nguyện, còn các hình thức kia được đánh giá mức độ thường xuyên ít hơn. Nguyên nhân của việc GV không thực hiện tường xuyên cá hình đó là do: Trường Pom Hán là trường miền núi, điều kiện kinh tế phụ huynh khó khăn hơn nên khi tổ chức hoạt động thăm quan đòi hỏi cần phải có sự hỗ trợ kinh phí thì rất khó nhận được sự ủng hộ của phụ huynh. Còn hoạt động nhân đạo, hoạt động giao lưu thì cần có sự hỗ trợ kinh phí của nhà trường. Đây chính là một số trở ngại dẫn đến các hình thức tổ chức không được đồng đều.

- Với trường TH Duyên Hải thì đánh giá của của GV về mức độ thực hiện thường xuyên các hình thức tổ chức giáo dục KNS là cao hơn trường Duyên Hải với tỉ lệ trên 60%. Trường Duyên Hải những năm gần đây chất lượng giáo dục

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí