55
Các phương pháp dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất bao gồm:
SƠ ĐỒ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Lời nói và trực quan
Phương pháp trò chơi và thi đấu
Phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ
Phương pháp tập luyện định mức lượng vận động và quãng nghỉ nhằm hình thành và phát triển kỹ năng kỹ xảo và các tố chất vận động
Phương pháp tập luyện trong quá trình học động tác
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định | ||
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định liên | ||
tục | ||
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định ngắt | ||
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Kết Quả Của Các Công Trình Khoa Học Đã Công Bố Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Cần Tiếp Tục Giải Quyết
- Khái Niệm Kỹ Năng Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất
- Kỹ Năng Dạy Học Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Hệ Thống Kỹ Năng Dạy Học Và Tiêu Chí Đánh Giá Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 10
- Hệ Thống Các Kỹ Năng Dạy Học Cần Rèn Luyện Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
Phương pháp tập luyện biến đổi
Phương pháp tập luyện tổng hợp
Phương pháp phân chia hợp nhất
quãng
Phương pháp tập luyện biến đổi liên tục
Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng
Phương pháp tập luyện lặp lại tăng
tiến
Phương pháp tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần
Phương pháp tập luyện nguyên vẹn
Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định biến đổi
Phương pháp tập luyện
vòng tròn
56
Khi phân tích cụ thể từng nhóm phương pháp, chúng ta thấy những nét đặc thù cơ bản phù hợp với đặc điểm giáo dục thể chất ở trường phổ thông. Trong quá trình giáo dục thể chất, các phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú, song điều quan trọng không có phương pháp nào là vạn năng mà cần vận dụng một cách khoa học toàn bộ tổ hợp những phương pháp, đồng thời phải tính toán tới đặc điểm của người tập, điều kiện tập luyện.
Thứ
năm về
hình thức tổ
chức dạy học môn giáo dục thể
chất.
Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường được tổ chức dưới các hình thức:
1) Tổ chức giờ dạy thể dục chính khóa. Giảng dạy giáo dục thể chất được tiến hành dựa trên yêu cầu của môn thể dục. Môn thể dục chủ yếu được chia thành hai bộ phận là giờ học lý thuyết và giờ học thực hành. Để triển khai hiệu quả giờ dạy theo đúng yêu cầu và cấu trúc thì giáo viên giáo
dục thể
chất cần phải có công tác chuẩn bị
rất công phu trước giờ
học
như: Tài liệu, dụng cụ
quy định cho giảng dạy môn giáo dục thể
chất,
chuẩn bị học sinh, soạn giáo án, dạy thử, lên lớp, tổng kết và đánh giá giờ học. Nội dung giảng dạy trong từng giờ học được quy định theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thống nhất trong toàn quốc với 4 nội dung chính đó là: Môn thể dục, môn điền kinh, trò chơi vận động và các môn thể thao tự chọn. Giáo viên sẽ căn cứ vào phân phối chương trình để soạn bài lên lớp và triển khai các hoạt động tương ứng.
Nội dung trọng điểm của giảng dạy giáo dục thể chất là nội dung giảng dạy thực hành. Thông qua vận động và một số hình thức luyện tập tạo thành nội dung cơ bản, cách truyền đạt cho học sinh kiến thức giáo dục
57
thể chất cơ bản, kỹ năng vận động và luyện tập sức khỏe để tăng cường thể chất, tiến hành giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh.
2) Tổ chức hoạt động thể dục ngoài giờ chính khóa (hoạt động ngoại
khóa). Hoạt động thể
dục ngoài giờ
phối hợp mật thiết với giờ
học thể
dục, thông qua hoạt động thể dục ngoại khóa, để học sinh vận dụng những kiến thức, khả năng của mình về thể dục, bản thân học sinh tự tổ chức, tự
đánh giá khả
năng thực hành môn giáo dục thể
chất, thông qua các hoạt
động thể dục vô cùng phong phú để rèn luyện thể lực và tinh thần cho học sinh và hình thành thói quen tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Thứ sáu về kiểm tra đánh giá quá trình dạy học giáo dục thể chất ở trường phổ thông. Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng của quá trình dạy học, thông qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp giáo
viên thu được những thông tin ngược từ học sinh, qua đó phát hiện thực
trạng kết quả học tập của học sinh cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực trạng kết quả đó. Thông qua kiểm tra đánh giá kết quả học tập giúp hình thành ở học sinh nhu cầu, thói quen tự kiểm tra đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện tính kỷ luật, tính tự giác và ý chí vươn lên trong học tập. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có tác dụng điều chỉnh cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh.
Đối với hoạt động giáo dục thể chất ở trường phổ thông, việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục thể chất được tiến hành với các nội dung sau: Kiến thức lý luận về giáo dục thể chất được quy định trong chương trình; Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao.
58
Thực hiện các chỉ
tiêu thể
lực theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể theo năm học. Trong đó, nội dung các tiêu chí theo chuẩn rèn luyện thân thể là yêu cầu bắt buộc và quan trọng trong việc nâng cao thể lực và chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông được thực hiện theo quyết định số 53/2008/QĐBGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo.
2.2.2. Đặc trưng, tính chất, hệ thống kỹ năng dạy học và tiêu chí
đánh giá kỹ dục thể chất
năng dạy học cho sinh viên đại học sư
phạm ngành giáo
2.2.2.1. Những đặc trưng của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, đáp ứng với lao động nghề nghiệp trong tình hình mới
Sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất là những em có năng khiếu về thể dục thể thao nói chung và nổi trội về một nội dung nhất định như: điền kinh, thể dục, bóng đá, bóng bàn, võ, cờ vua... Vì thế, chất
lượng tuyển sinh so với mặt bằng chung, yêu cầu về kiến thức văn hóa
thấp hơn so với khối các trường sư phạm khác. Đây là điều khó khăn cho các em khi vào học tập tại trường và điều này đã ảnh hưởng tới việc rèn
luyện kỹ
năng chung, đặc biệt là kỹ
năng dạy học. Trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo, sinh viên đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất, ngoài
việc được trang bị kiến thức, kỹ năng về thể dục thể thao, sinh viên cần phải có kiến thức, kỹ năng sư phạm để giảng dạy, giáo dục thể chất có hiệu quả
Mặc dù trong những năm vừa qua, ngành giáo dục đã có nhiều đổi
mới để
nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất. Tuy nhiên, chúng ta vẫn
chưa nhận thức đúng vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi việc giáo dục con người toàn diện được đặt lên hàng đầu thì sức khỏe học sinh càng được quan tâm.
59
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đặt ra mục tiêu chuẩn hóa giáo viên giáo dục thể chất, không còn giáo viên trình độ trung cấp và sơ cấp; Đến năm 2020 phải đảm bảo 100% các
trường phổ
thông có giáo viên chuyên trách phụ
trách môn giáo dục thể
chất tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục thể chất.
Trong đề án “Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam giai đoạn 2011 2030” [73 ], đã chỉ rõ vai trò quan trọng của giáo dục thể chất và chăm sóc thể dục thể thao trong các trường học đối với sự phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam. Thực hiện điều đó, sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, những giáo viên giáo dục thể chất trong tương lai phải được đào tạo một cách bài bản, toàn diện ngay từ khi còn học tập ở trường sư phạm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo
cán bộ, giáo viên giáo dục thể
chất có trình độ
đại học có thể
áp dụng
nhiều mô hình đào tạo khác nhau, song cơ bản vẫn phải là mô hình đào tạo toàn diện, trang bị đầy đủ các chuẩn kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, có đủ luận cứ khoa học, đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu của xã hội.
Trang bị cho sinh viên hệ thống những tri thức và kỹ năng cơ bản và phổ cập nhất về điền kinh, đồng thời bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. Biết sử dụng các bài tập của các môn thể dục thể thao đã được học để phát triển thể chất và nâng cao năng lực vận động cho bản thân và người học. Cung cấp cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất các kỹ thuật cơ bản và hệ thống
tri thức của các môn thể
thao sở
trường, đồng thời bước đầu bồi dưỡng
cho sinh viên phương pháp dạy học, cách huấn luyện và phương pháp tổ
chức trọng tài thi đấu. Trang bị về
kỹ năng chiến thuật, tâm lý, vệ
sinh
trong thi đấu, kiến thức và những hiểu biết về phương pháp huấn luyện,
60
cách biên soạn tiến trình, kế hoạch huấn luyện các môn thể thao phù hợp
với học sinh phổ thông. Nắm được các test, tiêu chuẩn, cách thức tuyển
chọn, huấn luyện vận động viên đội tuyển thuộc đội tuyển phong trào, đội tuyển trường. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất ngoài việc trang bị kiến thức về thể dục thể thao,
sinh viên vừa phải có kiến thức về sư
phạm để
giảng dạy giáo dục thể
chất có hiệu quả, đó chính là năng lực giảng dạy thực hành, năng lực đặc thù là một yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi lẽ sinh viên sau khi tốt nghiệp về các trường phổ thông thì nội dung chương trình giáo dục thể chất tỷ lệ giờ học thực hành chiếm tới 90 95% tổng số giờ.
Để nâng cao hiệu quả việc rèn luyện năng lực giảng dạy thực hành
cho sinh viên đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất, cần chú trọng
trang bị các năng lực chủ yếu sau: Năng lực xây dựng kế hoạch giảng dạy, tiến trình giảng dạy và giáo án giảng dạy một cách hợp lý, khoa học; Giảng giải phân tích kỹ thuật; Làm mẫu động tác; Điều khiển sự tập trung chú ý của học sinh trong giờ học; Phát hiện sai lầm và sửa chữa sai lầm thường mắc cho học sinh; Kết hợp hài hòa giữa dạy kỹ thuật và phát triển thể lực; Tổ chức điều hành các cuộc thi đấu có quy mô khối lớp hoặc toàn trường; Kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức với dạy chuyên môn; Dùng lý luận để phân tích đánh giá tổng kết công tác giảng dạy thực hành. Trong giảng dạy giáo dục thể chất thì các năng lực trên gắn bó bổ sung cho nhau tạo nên một chỉnh thể năng lực giảng dạy thực hành giáo dục thể chất và cũng là cơ sở để xây dựng hệ thống kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Trong thực tiễn, kiến thức sư phạm cần trang bị cho sinh viên để
giảng dạy giáo dục thể chất có hiệu quả, có vai trò hết sức quan trọng đối
61
với giáo viên giáo dục thể chất ở trường phổ thông vì nó tác động trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh. Ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nâng cao thể chất cho học sinh, trong đó mục tiêu cơ bản của giảng dạy
giáo dục thể chất ở trường phổ thông là nâng cao thể chất cho học sinh.
Các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ về thể chất, nếu tác động đúng
phương pháp sẽ
giúp cho quá trình phát triển cơ
thể
tốt hơn. Việc phát
triển tố chất thể lực cho học sinh là điều hết sức quan trọng của giáo dục thể chất ở nhà trường các cấp. Trong quá trình giảng dạy, cần chú ý đến đặc điểm phát triển cơ thể của từng lứa tuổi mà có sự điều chỉnh về nội dung, hình thức và lượng vận động cho phù hợp. Ngoài ra, năng lực giảng dạy thực hành còn ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong các giờ
học, giáo viên thường tổ
chức giảng dạy kết hợp với trò
chơi thi đấu, đó là những hình thức hoạt động thể lực hấp dẫn. Theo các nhà tâm lý học thể dục thể thao thì trong lúc hưng phấn tập luyện, vui chơi và thi đấu, các cá tính thường bộc lộ rất rõ nét, đặc biệt là các biểu hiện về ý thức tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác tích cực, tính trung thực thẳng thắn... Ảnh hưởng tới uy tín và vị thế của giáo viên giáo dục thể chất trong nhà trường, từ đó tạo sự say mê học tập của học sinh.
Để trang bị
đầy đủ
hệ thống kiến thức về giáo dục thể
chất cũng
như kiến thức về sư phạm để giảng dạy (năng lực giảng dạy thực hành) thì sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần được tích lũy các kiến thức về lý luận và năng lực thực hành các môn chuyên ngành cũng như các môn lý luận cơ bản, các môn khoa học có liên quan như: Tâm lý học, giáo dục học, lý luận và phương pháp thể dục thể thao trường học... Đây là nền tảng quan trọng để tạo nên năng lực giảng dạy thực hành cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất vì các kiến thức này
62
vừa là “nguyên liệu” vừa là “chất kết dính” để kiến tạo các công trình
mang tính nghệ thuật trong giảng dạy các môn thực hành giáo dục thể chất. Thông đó từng bước vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn giảng dạy, tổ chức cho sinh viên từng bước làm quen với các kỹ năng giảng dạy như việc điều chỉnh đội hình đội ngũ, soạn giáo án giảng dạy từng động tác kỹ thuật, tham quan giảng dạy, thực tập tại lớp. Đây là những bước tập dượt đầu tiên tạo tiền đề cho sinh viên có thể tiến hành các công việc khó
hơn, phức tạp hơn của năng lực giảng dạy thực hành như năng lực phát
hiện sai lầm và sửa chữa sai lầm thường mắc, năng lực xử lý các tình
huống sư
phạm. Thông qua thực tập giảng dạy để
rèn luyện năng lực
giảng dạy thực hành cho sinh viên.
Trong quá trình học tập sinh viên tiếp nhận, lĩnh hội các bước tiến hành thực tập giảng dạy một số nội dung các môn học cơ bản, để khi tốt nghiệp các em sẽ đảm nhiệm giảng dạy với một số môn: Điền kinh, thể dục, cầu lông, bóng chuyền... Đáp ứng với đặc thù của chuyên ngành đào tạo và lao động nghề nghiệp, trong quá trình học tập tại trường sư phạm sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất được trang bị kiến thức
về thể
dục thể thao nói chung và kiến thức sư
phạm về giảng dạy giáo
dục thể chất nói riêng, khoa học, hệ thống và chuyên sâu.
thông
2.2.2.2. Tính chất dạy học môn giáo dục thể
chất
ở trường phổ
Trong hệ
thống giáo dục nói chung và giáo dục thể
chất nói riêng,
mỗi một môn học có những đặc điểm khác nhau về nội dung và hình thức hoạt động. Môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông với đặc thù là giảng
dạy và hướng dẫn học sinh tập luyện các kỹ năng của các môn thể (Điền kinh, thể dục, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông...)
thao