Tập Thơ "ra Trận" Và "máu Và Hoa"

đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết .(bài Dậy mà đi, Dậy lên thanh niên) v.v…

Giải phóng gồm 14 bài, sáng tác trong những năm từ 1942 đến 1946. Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp-Nhật (bài Tiếng hát trên đê, Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say sưa, niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài Huế tháng Tám, Vui bất tuyệt) v.v…

Nổi bật lên ở tập Từ ấy là chất lãng mạn trong trẻo của một hồn thơ trẻ say men lí tưởng; nhạy cảm với cảnh đời, tình đời; một cái tôi trữ tình mới, trong đó ý thức cá nhân đang từng bước hoà mình với đoàn thể, nhân quần; một giọng điệu thiết tha, sôi nổi, nồng nhiệt.

1.2.2 Tập thơ "Việt Bắc"

Tập thơ thứ hai của Tố Hữu là Việt Bắc - cũng là tập thơ đánh dấu chặng đường hoạt động thứ hai của chiến sĩ cách mạng Tố Hữu, được sáng tác chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), gồm tổng cộng 24 bài. Chín năm thơ của Tố Hữu, từ Tổng khởi nghĩa, trải qua kháng chiến, đến hòa bình, đã được tuyển lựa thành tập thơ Việt Bắc.Tập thơ là bản hùng ca phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến ngày thắng lợi.

Tập thơ hướng vào thể hiện con người quần chúng kháng chiến, mà tiêu biểu cho tinh thần đó trước hết là hình ảnh quần chúng nhân dân, những người gánh cả cuộc kháng chiến trên vai, đó là anh Vệ quốc quân hiên ngang như thiên thần, là em bé liên lạc, và trên hết là hình ảnh Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu - hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc vừa cao cả, lớn lao vừa bình dị, gần gũi.

Anh Vệ quốc quân kháng chiến lần đầu vào trong thơ, hiện lên thật dung dị, trong sáng lạ thường. Nhà thơ nhìn họ bằng đôi mắt yêu thương trân trọng:

Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ

Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!

( Cá nước)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


Các anh xuất thân chính từ người nông dân nghèo khổ :

Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 4

Bữa đói bữa no

Chạy quanh chẳng đủ Ngày đôi bát ngô

Lên rừng đào củ…


( Bà mẹ Việt Bắc)

Khi vào bộ đội, được sự rèn luyện của Đảng, của giai cấp công nhân, những người nông dân mặc áo lính đó chan chứa tình yêu nước, yêu nhân dân, từ nhân dân mà ra, họ anh dũng vì nhân dân mà chiến đấu. Gian khổ bao nhiêu cũng quyết tâm vượt qua:

Con đường gieo neo Là đường Vệ quốc. Tha hồ đèo dốc

Ta hò ta reo!


( Voi)

Với phương châm kháng chiến toàn dân, bức tranh về những con người kháng chiến còn hiện lên hình ảnh của những bà mẹ, những chị phụ nữ, và cả những thiếu nhi "tuổi nhỏ chí lớn". Xúc động thay là những người mẹ, những bà bầm , bà bủ chịu bao cực khổ của cuộc đời lam lũ, mà vẫn luôn bao bọc, lo toan cho những đứa con còn phải đang tranh đấu:

Bà bủ nằm ổ chuối khô Bà bủ không ngủ bà lo bời bời

( Bà bủ)

Rồi những phụ nữ tham gia kháng chiến:

Nhà em phơi lúa chưa khô

Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan.

(Phá đường)

Và cùng với nhân dân, hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh đặc biệt nhất của con người kháng chiến trong Việt Bắc. Trong bài thơ Sáng tháng Năm, nhà thơ đã nhìn Bác từ bên trong, từ chiều sâu, qua đó cho ta thấy Bác vĩ đại không chỉ như một vị tướng mà còn bình dị, trầm tĩnh, ung dung, thanh thản trong những sự việc trọng đại cũng như trong đời sống hằng ngày:

Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà

(Sáng tháng năm) Bác Hồ gẫn gũi như một người cha, người anh:

Bàn tay con nắm tay cha

Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng

(Sáng tháng năm)

Hình ảnh Bác - một vị lãnh tụ của đất nước nhân dân, mà rất giản dị hiền hòa với phong thái ung dung như một vị tiên giữa thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc.

Việt Bắc còn là tập thơ thể hiện rõ tính trữ tình cách mạng qua việc diễn tả mối tình giữa Việt Bắc và người cán bộ cách mạng như một mối tình riêng tư nồng thắm. Mọi sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, địa dư, nhân chủng đều hòa thành một "tiếng hát ân tình thủy chung". Đó là khúc hát ân tình của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước với nhân dân cách mạng được thể hiện bằng một nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại mà cốt lõi là truyền thống ân nghĩa đạo lý thủy chung của dân tộc:

Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia , sông Đáy, suối Lê vơi đầy Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

( Việt Bắc)

Bài thơ cùng tên được coi như chủ đề của toàn tập Việt Bắc đã thể hiện tình cảm gắn bó thắm thiết giữa người đi và người ở lại, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người cán bộ với Việt Bắc quê hương của cách mạng, với đất nước và nhân dân, với Đảng và Bác Hồ, với cuộc kháng chiến đã thành kỉ niệm sâu nặng trong tâm hồn. Việt Bắc là bài ca tâm tình, ngọt ngào đằm thắm rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách thơ của Tố Hữu. Vẫn là tiếng nói của tình cảm tình yêu nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng đối với nhân dân. Có lẽ cũng chính vì vậy mà, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, nhưng yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa rõ nét.

1.2.3 Tập thơ "Gió lộng"

Đến tập Gió lộng, thơ Tố Hữu thực sự đem đến ngọn gió mới, thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước.Tập thơ được Tố Hữu viết trong khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chống Mỹ.Tập thơ Gió Lộng khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất đất nước, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em. Tập thơ mang đậm khuynh hướng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn tích cực.

Trước hết trong Gió Lộng là cái vui đầy tự hào của người chiến thắng:

Một vùng trời đất trong tay Dẫu chưa toàn vẹn, đã bay cờ hồng!

Việt Nam, dân tộc anh hùng

Tay không mà đã thành công nên Người!

( Bài ca mùa xuân 1961)

Tiếp đó là tiếng ca vui của nhà thơ trước không khí sôi nổi, rộn rịp của đất nước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp còn nhiều khó khăn:

Ta nắm tay nhau xây lại đời ta

Ruộng lúa, đồng khoai, nương sắn, vườn cà Chuồng lợn, bầy gà, đàn trâu, ao cá

Dọn tý phân rơi, nhặt từng ngọn lá Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô

Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ!

( Bài ca mùa xuân 61)

Và vui hơn nữa là chúng ta đã xây dựng được những quan hệ mới giữa người với người:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người, sống để yêu nhau!

( Bài ca mùa xuân 61)

Trên miền Bắc, cuộc sống như một ngày hội lớn, nhìn đâu cùng thấy niềm vui.Tuy thế, vẫn không quên nỗi đau chia cắt đất nước, không lúc nào không nhớ đến miền Nam:

Mấy hôm nay, như đứa nhớ nhà Ta vẩn vơ hoài, rạo rực, vào ra Nghe tiếng mõ và nghe tiếng súng Miền Nam dậy ,hò reo náo động.

( Bài ca mùa xuân 61)

Nhớ tới miền Nam vẫn đang bền bỉ đấu tranh với quân xâm lược Mĩ, nhà thơ cũng đồng thời thể hiện một ý chí thống nhất đất nước.

Tóm lại, tập Gió Lộng đã thể hiện niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng vào cuộc sống mới XHCN ở miền Bắc, ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, ngợi ca Đảng - Bác Hồ, thể hiện tình cảm với miền Nam, cổ vũ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, khẳng định tình cảm quốc tế vô sản. Tập thơ đã đưa đến cho đời sống cách mạng một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng.

1.2.4 Tập thơ "Ra trận" và "Máu và Hoa"

Hai tập Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977) là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc. Khẳng định ý nghĩa to lớn, cao cả của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với lịch sử dân tộc và thời đại, thơ Tố Hữu cũng thể hiện những suy nghĩ, phát hiện mới của nhà thơ về dân tộc và con người Việt Nam mà tác giả luôn ngợi ca với niềm tự hào và cảm phục.

Đúng như cái tên tập thơ, Ra trận thể hiện khí thế hào hùng, xốc tới của cả một dân tộc:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai

( Theo chân Bác)

Gắn với đó vẫn là hình ảnh những chiến sĩ giải phóng quân, được tác giả dành bao mến thương, bao niềm cảm phục, nhà thơ kính chào Anh, con người đẹp nhất, trong trang thơ, các anh hiện ra trong vẻ đẹp thần thoại:

Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió lay thành chuyển non

Mái chèo một chiếc xuồng con Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương

( Tiếng hát sang xuân)

Và linh hồn dân tộc - Chủ tịch Hồ chí Minh, vị lãnh tụ của cuộc kháng chiến cũng vẫn luôn đồng hành cùng những trang thơ Tố Hữu:

Ta có Bác dẫn đường lên trước Bác cùng ta, mỗi bước gian lao

Vui sao buổi hành quân nắng lửa Bỗng gặp Người, lưng ngựa đèo cao...

Thương sao, sáng lên đường ra trận Người đến thǎm ta, vượt lũ nguồn Nhớ sao giữa chiến trường lửa đạn Người đứng trông ta đánh diệt đồn!

( Theo chân Bác)

Ra trận thật sự là khúc ca chiến đấu hào hùng của quân và dân ta. Kế liền đó, Máu và Hoa có ý nghĩa tổng kết quá trình phát triển của dân tộc, của Cách mạng Việt Nam - một hành trình đầy máu, đầy hoa. Máu: biểu tượng của nỗi đau uất hận trong đêm dài nô lệ và máu là sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn. Hoa: biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng và niềm vui ngày chiến thắng. Tiêu biểu trong tập thơ là thi phẩm Nước non ngàn dặm, có thể nói Nước non ngàn dặm là một trong những bài thơ dài tuyệt vời của Tố Hữu. Thành công đáng kể của bài thơ là ở chỗ nó đã nói hộ, nói đúng ý nghĩ và tình cảm của đồng bào, chiến sĩ, của các tầng lớp nhân dân ở nhiều vùng đất nước đối với công cuộc kháng chiến vừa qua và chuẩn bị bước sang hoàn cảnh mới, giai đoạn mới của sự nghiệp cách mạng. Trong Nước non ngàn dặm có khá nhiều câu thơ, đoạn thơ diễn tả sống động, hấp dẫn về cuộc sống muôn màu muôn vẻ ở miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ và cả các vùng biên giới với hai nước bạn Lào, Campuchia. Nhà thơ đưa ta đến với ánh nắng chan hòa trên cánh rừng Lao Bảo; ánh trăng rực rỡ trên Bến Giằng (Quảng Nam); với Tây Nguyên hùng vĩ và những miệt vườn cây trái sum suê ở Tây Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre…Và in dấu không phai trong trái tim của bao anh giải phóng quân vẫn là con đường Trường Sơn huyền thoại:

Trường Sơn, xẻ dọc, rọc ngang.

Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng. Trường Sơn, vượt núi, băng sông

Xe đi trăm ngả, chiến công bốn mùa. Trường Sơn, đông nắng, tây mưa

Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình.

( Nước non ngàn dặm)

1.2.5 Tập thơ " Một tiếng đờn"

Sau Máu và Hoa, ở tuổi ngoài 70 Tố Hữu tiếp tục cho ra mắt tập thơ Một tiếng đờn xuất bản năm 1993 với 72 bài thơ sáng tác trong thời hòa bình vào khoảng hơn mười năm (1978 - 1992). Một tiếng đờn, vẫn Tố Hữu trong tiếng thơ quen thuộc nhằm nhắc nhở con người hướng vào những tình cảm lớn của dân tộc, những mục tiêu cao cả của cách mạng, ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của toàn đất nước. Trước một hiện thực mới mẻ, đã có một tiếng nói mới, một giọng điệu mới nơi Tố Hữu, đó là những dòng tâm tư, trăn trở từ mạch cảm xúc trong thời hoà bình, vì đời thôi lửa cháy, nên xuất hiện những dòng thơ tươi xanh - mang đậm cảm hứng thế sự. Ðề tài thơ phong phú, đa dạng: ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, con người; công cuộc xây dựng đất nước đầy phức tạp; tình yêu và số phận con người;... Âm hưởng thơ bớt vang xa (hướng ngoại) mà vọng sâu hơn (hướng nội), đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại: "Đêm cuối năm riêng một ngọn đèn". Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ "Từ ấy". Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh:"Mới bảy mươi sao đã gọi là già". Bút pháp không tung hoành hào sảng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Trong cái bình đạm của giọng thơ, có sức rắn lại của ý chí:

Ta lại đi, như từ ấy ra đi

Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại.

1.2.6 Tập thơ " Ta với ta"

Và cũng cùng nguồn cảm hứng trong thời hòa bình đổi mới của đất nước ấy, vào tuổi 80 tác giả khẳng định hồn thơ vẫn rạo rực, thổn thức suy tư của mình trong tập Ta với ta. Đây cũng là tập thơ cuối cùng của Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng gần chục năm cuối đời (1993- 2001) .Giọng thơ chùng xuống, đầy suy tư, trăn trở về lẽ đời, lòng người, về sự hữu hạn của thời gian là nét nổi bật của thơ Tố Hữu ở tập thơ cuối cùng, trong tư cách con người cá nhân hơn là tư cách người chiến sĩ cách mạng trước đây.

Có thể thấy một cách khái quát trong giai đoạn 1945- 1975, thơ Tố Hữu vẫn luôn trung thành với lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Thơ có sự thống nhất giữa mục đích tuyên truyền cách mạng và nội dung trữ tình. Xuân Diệu khẳng định "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình ".

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023