Tổng số SV | Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 | Mức độ 4 | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
ĐHSP-ĐH Thái Nguyên | 58 | 30 | 52% | 24 | 41% | 15 | 26% | 6 | 10% |
ĐH Tây Bắc | 49 | 2 | 4% | 10 | 20% | 31 | 63% | 4 | 8% |
ĐH Hải Phòng | 151 | 97 | 64% | 34 | 23% | 15 | 10% | 5 | 3% |
ĐHSP Huế | 200 | 126 | 63% | 58 | 29% | 13 | 7% | 4 | 2% |
ĐH Hùng Vương | 195 | 134 | 69% | 69 | 35% | 12 | 6% | 1 | 1% |
ĐH Vinh | 85 | 59 | 69% | 8 | 9% | 7 | 8% | 12 | 14% |
ĐHSP TP HCM | 163 | 73 | 45% | 97 | 60% | 29 | 18% | 27 | 17% |
ĐHSP-ĐH Đà Nẵng | 284 | 158 | 56% | 84 | 30% | 32 | 11% | 23 | 8% |
ĐHSP Hà Nội | 124 | 90 | 73% | 28 | 23% | 6 | 5% | 0 | 0% |
ĐHSP Hà Nội 2 | 181 | 128 | 71% | 44 | 24% | 13 | 7% | 6 | 3% |
Tổng | 1490 | 897 | 60% | 456 | 31% | 173 | 12% | 88 | 6% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tự Học Trong Dạy Học Theo Quan Điểm Của Lí Thuyết Kiến Tạo
- Đánh Giá Mức Độ Kỹ Năng Tự Học Toán Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Tiểu Học
- Quy Trình Tổ Chức Rèn Luyện Và Phát Triển Kỹ Năng Tự Học Toán Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Tiểu Học
- Đảm Bảo Tính Phù Hợp Với Đối Tượng Người Học
- Biện Pháp 2: Tổ Chức Các Hoạt Động Tự Học Toán Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Tiểu Học
- Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 10
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Nhìn vào bảng ta thấy, phần lớn mức độ KN THT của SV đạt ở mức độ 1 (mức độ thấp), chiếm 60%, SV đạt mức độ KN THT ở mức độ 4 (mức độ cao) chỉ có 6%. Qua đó có thể khẳng định cần có biện pháp nâng cao mức độ KN THT của SV ĐHSPTH.
1.8.6.2. Nội dung thứ hai: Tìm hiểu về thực trạng rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học
Qua trao đổi trực tiếp với một số GV giảng dạy Toán cho SV ĐHSPTH và phát phiếu thăm dò SV [phụ lục 5], chúng tôi nhận thấy GV có quan tâm đến việc PT KN THT cho SV trong quá trình dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, GV chưa thường xuyên dạy học chú trọng phát triển KN THT cho SV. Đặc biệt nhiều SV phản ảnh rằng họ không có môi trường tốt để PT KN THT của bản thân ở trên lớp cũng như ở nhà. Ví dụ như họ thường xuyên phải ngồi nghe giảng và ghi chép nhiều, không có thời gian tập trung giải quyết các vấn đề, các tình huống học tập trên lớp hay không đủ tài liệu THT ở nhà. . . . Ngoài ra, họ không được tham gia nhiều vào các hoạt động seminar, không có tài liệu hướng dẫn tự học thường xuyên, kết quả đó được thể trong các số liệu khảo sát thu được dưới đây:
?: Mức độ tham gia hoạt động tự hình thành kiến thức bài học qua các tình huống học tập.
Tổng số SV | Không bao giờ | Đôi khi | Thỉnh thoảng | Thường xuyên | Không chọn | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
ĐHSP-ĐH Thái Nguyên | 58 | 27 | 47% | 14 | 24% | 4 | 7% | 2 | 3% | 11 | 19% |
ĐH Tây Bắc | 49 | 42 | 86% | 5 | 10% | 1 | 2% | 1 | 2% | 0 | 0% |
ĐH Hải Phòng | 151 | 64 | 42% | 64 | 42% | 13 | 9% | 9 | 6% | 1 | 1% |
ĐHSP Huế | 200 | 101 | 51% | 75 | 38% | 7 | 4% | 7 | 4% | 10 | 5% |
ĐH Hùng Vương | 195 | 123 | 63% | 47 | 24% | 17 | 9% | 1 | 1% | 7 | 4% |
ĐH Vinh | 85 | 52 | 61% | 24 | 28% | 4 | 5% | 1 | 1% | 4 | 5% |
ĐHSP TP HCM | 163 | 69 | 42% | 51 | 31% | 19 | 12% | 10 | 6% | 14 | 9% |
ĐHSP-ĐH Đà Nẵng | 284 | 139 | 49% | 65 | 23% | 30 | 11% | 26 | 9% | 24 | 8% |
ĐHSP Hà Nội | 124 | 88 | 71% | 26 | 21% | 7 | 6% | 3 | 2% | 0 | 0% |
ĐHSP Hà Nội 2 | 181 | 95 | 52% | 58 | 32% | 19 | 10% | 5 | 3% | 4 | 2% |
Tổng | 1490 | 800 | 54% | 429 | 29% | 121 | 8% | 65 | 4% | 75 | 5% |
Nhìn bảng trên cho thấy mức độ SV thường xuyên tham gia hoạt động tự hình thành kiến thức bài học qua các tình huống học tập rất hạn chế, chỉ có 4%. Trong đó, 54% SV không bao giờ được tham gia hoạt động tự hình thành kiến thức bài học qua các tình huống học tập.
?: Mức độ sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn trong quá trình học tập.
Tổng số SV | Không bao giờ | Đôi khi | Thỉnh thoảng | Thường xuyên | Không chọn | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
ĐHSP-ĐH Thái Nguyên | 58 | 28 | 48% | 12 | 21% | 4 | 7% | 2 | 3% | 12 | 21% |
ĐH Tây Bắc | 49 | 0 | 0% | 0 | 0% | 0 | 0% | 0 | 0% | 49 | 100% |
ĐH Hải Phòng | 151 | 57 | 38% | 71 | 47% | 10 | 7% | 13 | 9% | 0 | 0% |
ĐHSP Huế | 200 | 72 | 36% | 87 | 44% | 16 | 8% | 16 | 8% | 9 | 5% |
ĐH Hùng Vương | 195 | 104 | 53% | 71 | 36% | 9 | 5% | 3 | 2% | 8 | 4% |
ĐH Vinh | 85 | 37 | 44% | 33 | 39% | 2 | 2% | 6 | 7% | 7 | 8% |
ĐHSP TP HCM | 163 | 77 | 47% | 62 | 38% | 7 | 4% | 10 | 6% | 7 | 4% |
ĐHSP-ĐH Đà Nẵng | 284 | 127 | 45% | 85 | 30% | 51 | 18% | 9 | 3% | 12 | 4% |
ĐHSP Hà Nội | 124 | 38 | 31% | 45 | 36% | 8 | 6% | 33 | 27% | 0 | 0% |
ĐHSP Hà Nội 2 | 181 | 76 | 42% | 71 | 39% | 10 | 6% | 16 | 9% | 8 | 4% |
Tổng | 1490 | 616 | 41% | 537 | 36% | 117 | 8% | 108 | 7% | 112 | 8% |
Nhìn bảng trên cho thấy mức độ SV thường xuyên sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn trong quá trình học tập hạn chế, chỉ có 7%. Đặc biệt có 41% SV không bao giờ sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn trong quá trình học tập.
?: Mức độ tham gia seminar trong quá trình học tập.
Tổng số SV | Không bao giờ | Đôi khi | Thỉnh thoảng | Thường xuyên | Không chọn | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
ĐHSP-ĐH Thái Nguyên | 58 | 21 | 36% | 13 | 22% | 1 | 2% | 6 | 10% | 17 | 29% |
ĐH Tây Bắc | 49 | 30 | 61% | 11 | 22% | 1 | 2% | 2 | 4% | 5 | 10% |
ĐH Hải Phòng | 151 | 83 | 55% | 38 | 25% | 27 | 18% | 2 | 1% | 1 | 1% |
ĐHSP Huế | 200 | 106 | 53% | 47 | 24% | 22 | 11% | 14 | 7% | 11 | 6% |
ĐH Hùng Vương | 195 | 118 | 61% | 40 | 21% | 28 | 14% | 6 | 3% | 3 | 2% |
ĐH Vinh | 85 | 30 | 35% | 26 | 31% | 16 | 19% | 4 | 5% | 9 | 11% |
ĐHSP TP HCM | 163 | 101 | 62% | 34 | 21% | 14 | 9% | 6 | 4% | 8 | 5% |
ĐHSP-ĐH Đà Nẵng | 284 | 87 | 31% | 125 | 44% | 12 | 4% | 39 | 14% | 21 | 7% |
ĐHSP Hà Nội | 124 | 67 | 54% | 38 | 31% | 7 | 6% | 12 | 10% | 0 | 0% |
ĐHSP Hà Nội 2 | 181 | 107 | 59% | 26 | 14% | 26 | 14% | 15 | 8% | 7 | 4% |
Tổng | 1490 | 750 | 50% | 398 | 27% | 154 | 10% | 106 | 7% | 82 | 6% |
Nhìn bảng trên cho thấy mức độ SV thường xuyên được tham gia seminar rất hạn chế, chỉ có 7%.
Trong quá trình khảo sát thực trạng kết quả học tập một số nội dung Toán của SV ĐHSPTH bằng bộ câu hỏi bài tập, chúng tôi nhận thấy hầu hết SV nắm vững kiến thức cơ bản và có KN vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập. Tuy nhiên, nhiều SV chưa nắm vững một số kiến thức cơ bản, ví dụ:
?: Trong phép chứng minh quy nạp Toán học, chúng tôi đưa ra câu hỏi như
sau: Chứng minh A(n) đúng
n n0 bằng phương pháp quy nạp Toán học, với bước
1 là chứng minh công thức đúng với n = n0; bước 2 là bước nào trong hai bước sau?
Tổng số SV | Giả sử công thức đúng với n = k (k > n0) CM đúng với n = k + 1 | Giả sử công thức đúng với n = k ( k n0 ) CM đúng với n = k + 1 | Không chọn | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
ĐHSP-ĐH Thái Nguyên | 58 | 9 | 16% | 15 | 26% | 34 | 59% |
ĐH Tây Bắc | 49 | 28 | 57% | 17 | 35% | 4 | 8% |
ĐH Hải Phòng | 151 | 61 | 40% | 78 | 52% | 12 | 8% |
ĐHSP Huế | 200 | 92 | 46% | 64 | 32% | 44 | 22% |
ĐH Hùng Vương | 195 | 78 | 40% | 68 | 35% | 49 | 25% |
ĐH Vinh | 85 | 24 | 28% | 41 | 48% | 20 | 24% |
ĐHSP-ĐH Đà Nẵng | 284 | 113 | 40% | 79 | 28% | 92 | 32% |
ĐHSP Hà Nội | 124 | 66 | 53% | 58 | 47% | 0 | 0% |
ĐHSP Hà Nội 2 | 181 | 49 | 27% | 113 | 62% | 19 | 10% |
Tổng | 1327 | 520 | 39% | 533 | 40% | 274 | 21% |
Kết quả khảo sát trên cho thấy, SV chưa chắc kiến thức về bài toán chứng minh quy nạp Toán học. 61% SV đã lúng túng và chọn đáp án sai các bước của bài toán chứng minh quy nạp toán học. Khi phỏng vấn, nhiều SV cho rằng ở bước 1 đã chỉ được ra trường hợp cụ thể k = n0 đúng thì bước 2 không cần sử dụng đến giá trị của n0. Nhưng thực chất, đây chính là sự sai lầm trong logic Toán, n0 ở bước 2 là rất cần thiết, nó chính là điểm tựa để chỉ ra hàm mệnh đề A(n) đúng với các phần tử tiếp theo. Hoặc trong câu hỏi khác: Số dư của phép chia 429,5:2,8 với thương là số tự nhiên là số nào? Cách tìm số dư như thế nào?
Tổng số SV | 11 | 1,1 | 0,11 | Không chọn | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
ĐHSP-ĐH Thái Nguyên | 58 | 8 | 14% | 3 | 5% | 3 | 5% | 44 | 76% |
ĐH Tây Bắc | 49 | 42 | 86% | 4 | 8% | 0 | 0% | 3 | 6% |
ĐH Hải Phòng | 151 | 10 | 7% | 61 | 40% | 4 | 3% | 76 | 50% |
ĐHSP Huế | 200 | 80 | 40% | 64 | 32% | 5 | 3% | 51 | 26% |
ĐH Hùng Vương | 195 | 53 | 27% | 44 | 23% | 26 | 13% | 72 | 37% |
ĐH Vinh | 85 | 5 | 6% | 33 | 39% | 2 | 2% | 45 | 53% |
ĐHSP-ĐH Đà Nẵng | 284 | 111 | 39% | 61 | 21% | 41 | 14% | 71 | 25% |
ĐHSP Hà Nội | 124 | 24 | 19% | 94 | 76% | 6 | 5% | 0 | 0% |
ĐHSP Hà Nội 2 | 181 | 65 | 36% | 105 | 58% | 7 | 4% | 4 | 2% |
Tổng | 1327 | 398 | 30% | 469 | 35% | 94 | 7% | 366 | 28% |
Nhiều SV chưa hiểu về phép chia có dư, SV chọn đáp án đúng chiếm 35%, còn lại 65% chọn đáp án sai hoặc không chọn đáp án nào. Khi phỏng vấn, hầu hết SV cho rằng cách tìm số dư trong phép chia đó bằng cách lấy số bị chia trừ đi tích của thương và số chia. Từ đó cho thấy, GV cần có biện pháp giúp SV đào sâu và mở rộng kiến thức vì đó là một phần kiến thức trong chương trình Toán ở Tiểu học. Đặc biệt, cả SGK Toán ở Tiểu học và giáo trình Phương pháp Toán ở đại học cũng không hướng dẫn chi tiết cách tình số dư trong phép chia phân số cho phân số. Do đó, nhiều SV sư phạm Tiểu học sau khi ra trường hay gặp lúng túng trong phần kiến thức này. Để khắc phục tình trạng trên, GV cần quan tâm đến việc tăng cường kiến thức toán học cho SV.
Qua khảo sát cho thấy, trong quá trình đào tạo giáo viên Tiểu học, các trường ĐH đã có quan tâm đến rèn luyện KNTHT cho SV. Tuy nhiên, để phát triển KNTHT cho SV Tiểu học trong tương lai, các trường cần quan tâm đến các vấn đề: Hình thành động cơ, thái độ để tăng cường nhận thức THT cho SV, tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện KNTHT, xây dựng các tình huống THT, chú trọng hình thức thảo luận nhóm thông qua seminar, biên soạn tài liệu THT có hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức toán và phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học cho SV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Vấn đề tự học đã được nhiều nhà khoa học và giáo dục trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu. KN THT của SV ĐHSPTH có thể chia thành hai nhóm KN chính là nhóm KN nhận thức (KN xác định mục đích, KN hình thành động cơ THT) và nhóm KN hoạt động (KN kế hoạch hóa học tập; KN chuẩn bị những tri thức cần thiết làm tiền đề cho việc tự học những tri thức Toán học mới; KN đọc tài liệu Toán học; KN ghi chép Toán học; KN phát hiện - giải quyết - đề xuất vấn đề trong trong Toán học; KN làm việc theo nhóm; KN tự đánh giá kết quả THT; KN chuyển tài lời giải bài toán sang ngôn ngữ toán Tiểu học; KN tổ chức các tình huống kích thích hoạt động tự học theo nhóm cho HS Tiểu học; KN vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở Tiểu học; KN vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Toán ở Tiểu học). Trong quá trình học tập, SV ĐHSPTH THT với các mức độ khác nhau, vì vậy dựa vào các tiêu chí đã được xây dựng, chúng tôi chia mức độ THT của SV thành 4 mức độ từ thấp đến cao. Trong quá trình PT KN THT của SV, một trong những ảnh hưởng không nhỏ là yếu tố môi trường, đặc biệt là các hoạt động giảng dạy của GV. Với 15 tiêu chí đã được xây dựng ở trên, chúng ta có thể phân biệt được biểu hiện của GV có chú trọng hay không chú trọng phát triển KN THT trong quá trình dạy học. Kết quả khảo sát thực trạng 1490 SV ĐHSPTH của 10 trường đại học theo hai nhóm KN cho thấy SV nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của THT tương đối tốt. Tuy nhiên, thực tế SV vẫn chưa có KN THT và chưa thường xuyên thực hiện hoạt động THT. Đặc biệt, trong quá trình dạy học, GV chưa chú trọng nhiều đến hoạt động THT của SV. Những vấn đề này là cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển KNTHT cho SV ở các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học.
Chương 2
NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC TOÁN CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC
2.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp
2.1.1. Tập trung rèn luyện và phát triển hai nhóm kỹ năng chính của kỹ năng tự học Toán
Mục đích của việc xây dựng các biện pháp là phải giúp SV ĐHSPTH nâng cao nhận thức về vấn đề tự học, giúp SV nâng cao KN xác định mục đích và KN hình thành động cơ THT cho bản thân. Các biện pháp đề xuất phải tạo được môi trường học tập để SV có cơ hội rèn luyện và phát triển các KN như: KN kế hoạch hóa học tập; KN chuẩn bị những tri thức cần thiết làm tiền đề cho việc tự học những tri thức Toán học mới; KN đọc tài liệu Toán học; KN ghi chép Toán học; KN phát hiện - giải quyết - đề xuất vấn đề trong trong Toán học; KN làm việc theo nhóm; KN tự đánh giá kết quả THT; KN chuyển tải lời giải bài toán sang ngôn ngữ toán Tiểu học; KN tổ chức các tình huống kích thích hoạt động tự học theo nhóm cho HS Tiểu học; KN vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở Tiểu học; KN vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Toán ở Tiểu học.
2.1.2. Bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đại học sư phạm Tiểu học
Mục tiêu đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học đã chỉ rõ: “SV tốt nghiệp phải có năng lực dạy học, giáo dục HS theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục Tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình Tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp Tiểu học” [18, tr.67]. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo này, chúng ta phải đổi mới về phương pháp dạy và học cho phù hợp, các biện pháp sư phạm đề ra phải bám sát mục tiêu, nội dung chương trình. Ngoài việc giúp SV nắm vững kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì các biện pháp cần giúp SV phát huy tiềm lực Toán học trong dạy và học, giúp họ hiểu được bản chất Toán học của các bài dạy; giúp họ có khả năng thích ứng với sự thay đổi và yêu cầu của thực tiễn giảng dạy ở Tiểu học.
Sau khi tốt nghiệp, họ phải có năng lực dạy học, giáo dục HS theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục Tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình Tiểu học, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, có thể tiếp tục học lên các trình độ cao hơn, đồng thời biết hướng dẫn, phát huy tính tích cực của HS Tiểu học trong việc tự học.
2.1.3. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
Đảm bảo tính khả thi tức là phải phù hợp với điều kiện và khả năng của SV; đáp ứng quy định về thời gian và đặc điểm điều kiện môi trường học tập. Do vậy, các biện pháp đề xuất phát triển KN THT của SV ĐHSPTH phải xuất phát từ thực tế THT của SV, từ đặc điểm về mức độ nhận thức, từ những khó khăn, vướng mắc, và thuận lợi, từ sở trường và cả những hạn chế của SV ĐHSPTH trong quá trình THT. Từ những cơ sở đó, GV tự xây dựng cho mình phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng nhận thức và nội dung bài học. Cần chú ý rằng các biện pháp được xây dựng phải phát huy được những tiềm năng sẵn có của SV và phải mang lại một sự biến đổi tích cực về nhận thức, về thái độ, phát triển KN TH và vốn tri thức của SV. Biện pháp phải đảm bảo không làm thay đổi cấu trúc chương trình và thời lượng của môn học; đồng thời phải phù hợp với điều kiện giảng dạy, học tập hiện nay ở mỗi trường đại học.
2.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ và linh hoạt
Các biện pháp PT KN THT có những yêu cầu, nội dung và hình thức riêng, nhưng chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà GV vận dụng phối hợp, kết hợp các biện pháp với mức độ thích hợp. Các biện pháp có thể thực hiện đồng thời hoặc lựa chọn sử dụng độc lập. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà GV có thể sử dụng mức độ, thứ tự của các biện pháp sao cho phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh thực tế. Đồng bộ trong việc sử dụng các biện pháp, đồng bộ ở việc khai thác tạo ra sự cộng hưởng giữa các nội lực với nhau và nội lực với ngoại lực trong quá trình dạy - tự học. Nội lực là KN TH của SV, ngoại lực là những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình học tập của người học như: môi trường học tập, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, . . . Các biện pháp đưa