Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 3


thiết phải điều hàng đặt ra.

chỉnh danh mục cho vay cho phù hợp với mục tiêu ngân

Nguyễn Thùy Dương (2013), “Quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng. Một là, luận án đã tổng hợp và hệ thống lại những lý luận chung về danh mục cho vay và quản lý danh mục cho vay, các chỉ tiêu đo lường rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng. Bên cạnh đó, luận án khái quát nội dung của quản lý danh mục cho vay và cũng đề xuất một số mô hình áp dụng quản lý danh mục cho vay và đây là nền tảng cho xây dựng mô hình kinh tế lượng trong chương ba. Hai là, trên cơ sở lý luận, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng danh mục cho vay cũng như thực trạng quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngoài ra luận án đã xây dựng mô hình kinh tế lượng để ước lượng rủi ro của khoản cho vay riêng lẻ và rủi ro danh mục cho vay, kết quả của mô hình hoàn toàn có ý nghĩa và giúp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong quá trình quản lý danh mục cho vay. Trên cơ sở đó, luận án đã đánh giá được những mặt

làm được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

trong công tác quản lý danh mục cho vay làm cơ sở cho đề xuất các giải

pháp, kiến nghị

trong chương ba.

Ba là, Kết hợp cơ sở

lý luận và thực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

trạng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, luận án đề xuất các nhóm giải pháp quản lý danh mục cho vay, kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Bùi Thu Trang (2015), “Nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện quản

Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 3

trị danh mục cho vay tại các NHTM cổ phần Việt Nam”, Luận án tiến sỹ,

Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án tập hợp những lý luận căn bản nhất

về quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại đang áp dụng tại


NHTM các nước trên thế giới. Sau khi đưa ra cơ sở lý luận, tác giả phân tích thực trạng danh mục cho vay của các NHTM cổ phần Việt Nam trong thời gian từ 2011 – 2015, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân thương mại cổ phần Việt Nam. Cuối cùng luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng hiện đại trong điều kiện các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng tại

NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã làm rõ cơ sở lí luận về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng trên thế giới. Trong phần đánh giá thực tiễn tác giả đã đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong đó một trong những chỉ

tiêu rất quan trọng đó là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Tác giả đưa ra các

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có biện pháp quan trọng đó là quản lý nợ xấu và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Ngô Đăng Thành(2014), Hướng dẫn sử dụng phương pháp Phân tích bao dữ liệu trong Excel: Vietnamese DEA add­in for Excel (phiên bản 2.0). Bài viết trình bày tóm tắt về phương pháp Phân tích DEA cũng như một số mô hình cơ bản của nó, bao gồm mô hình ước lượng hiệu quả kỹ thuật (sử dụng dữ liệu chéo – cross­sectional data) và mô hình ước lượng năng suất

tổng hợp Malmquist TFP theo thời gian (sử

dụng dữ

liệu bảng – panel

data). Phiên bản 2.0 này cũng cung cấp cho người dùng thông số về các bộ

trong số

tối

ưu (multipliers hay shadow prices), là một tiện ích thực hiện

phân tích bao dữ liệu dành cho người Việt được hy vọng sẽ góp phần nhân rộng tính ứng dụng và tính phổ biến của phương pháp này tại Việt Nam.

2.3. Khoảng trống trong nghiên cứu


Qua nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến quản trị danh mục cho vay tại NHTM, NCS

nhận thấy một số

vấn đề

còn chưa được làm rõ. Những vấn đề

này là

khoảng trống trong nghiên cứu mà NCS có thể tiếp tục phát triển mở rộng thêm, cụ thể bao gồm:

Một là,

Các nghiên cứu chưa đưa ra được khái niệm quản trị

danh

mục cho vay tại NHTM một cách toàn diện. Bên cạnh đó, nội dung quản trị danh mục cho vay tại NHTM chưa được xây dựng một cách khoa học dựa trên nền tảng lý thuyết quản trị học.

Hai là, Các nghiên cứu trước đây chưa hệ thống một cách chi tiết, rõ ràng các phương pháp quản trị danh mục cho vay của một NHTM. Đồng thời, chưa phân tích sâu các nhân tố gây ảnh hưởng đến quản trị danh mục cho vay tại NHTM.

Ba là, Các công trình nghiên cứu chưa đưa ra mô hình đánh giá quản trị

danh mục cho vay tại NHTM, cũng như kinh nghiệm của một số NHTM

trên thế giới trong quản trị danh mục cho vay.

Bốn là, Quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank là vấn đề chưa được học giả nào nghiên cứu. Mặc dù, Vietcombank có vai trò quan trọng trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, hoạt động cho vay của ngân hàng này có ảnh hưởng nhất định đối với toàn bộ nền kinh tế của quốc gia.

Năm là, Chưa có công trình nghiên cứu nào tại Việt Nam đưa ra chiến lược quản trị danh mục cho vay hiệu quả đối với NHTM. Việc nghiên cứu

xây dựng hệ thống theo dõi, thu thập thông tin; xây dựng mô hình xử lý

thông tin để đưa ra quyết định trong quản trị danh mục cho vay là chưa có.

Trên đây là năm vấn đề chưa được các công trình nghiên cứu, dưới

dạng luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ hoặc các bài báo khoa học về chủ đề quản trị danh mục cho vay tại NHTM đề cập. Do đó, năm vấn đề trên có thể coi là những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu đã công bố


mà NCS có dịp tiếp cận. Những khoảng trống này có thể là những gợi mở cho NCS tiếp tục nghiên cứu khi triển khai thực hiện bản luận án của mình với vấn đề quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank trong thời gian tới.

3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích cơ sở lý luận về quản trị danh mục cho vay, tìm hiểu kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của một số ngân hàng trên thế giới, để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt

động

quản trị

danh mục cho vay tại

Vietcombank. Theo đó, nhiệm vụ

nghiên cứu của luận án được xác định như sau:

Thứ nhất, Hệ thống và làm rõ thêm những lý luận cơ bản nhất về quản trị danh mục cho vay đang áp dụng tại NHTM các nước trên thế giới;

Thứ

hai,

Phân tích thực trạng danh mục cho vay của

Vietcombank

trong thời gian từ 2013 ­ 2018, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, cũng

như những hạn chế hàng;

trong

hoạt động quản trị danh mục cho vay

tại ngân

Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay trong điều kiện của Vietcombank.

Nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu được đề ra, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:

Danh mục cho vay của NHTM là gì? Rủi ro danh mục cho vay là gì? Ảnh hưởng của nó đến NHTM ra sao?

Quản trị danh mục cho vay tại NHTM bao gồm những nội dung

gì? Các phương pháp quản trị danh mục cho vay tại NHTM là gì?

Phương pháp nào có thể dùng để đánh giá quản trị danh mục cho vay tại NHTM?

Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến quản trị danh mục cho vay tại NHTM?


Một số NHTM trên thế giới thực hiện quản trị danh mục cho vay như thế nào? Những kinh nghiệm nào có thể áp dụng cho Vietcombank?


nào?

Vietcombank đang tiến hành quản trị

danh mục cho vay như

thế


Những giải pháp nào giúp Vietcombank hoàn thiện quản trị mục cho vay?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

danh


Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị danh mục cho vay tại NHTM nói chung và quản trị danh mục cho vay ở Vietcombank nói riêng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


Về nội dung nghiên cứu: Danh mục cho vay của NHTM có thể

được xây dựng dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau. Do đó, quản trị danh

mục cho vay tại NHTM cũng có thể tiếp cận theo nhiều hướng, tùy thuộc tiêu thức phân loại danh mục cho vay. Ở đây, luận án tập trung nghiên cứu cơ cấu và tỷ trọng các các khoản vay theo ngành kinh tế; hoạt động quản trị danh mục cho vay nhằm kiểm soát rủi ro, tối thiểu hóa tổn thất khi phân bổ các khoản theo ngành kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận trên góc độ toàn danh mục cho vay. Qua đó, một danh mục cho vay phù hợp nhất được thiết lập, các biện pháp tái kết cấu lại danh mục hoặc chuyển dịch cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Về không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu tình hình thực tiễn của quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank.

Về thời gian: Các tài liệu được thu thập từ

2013

­ 2018, định

hướng đến 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp luận


Để thực hiện mục tiêu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài,

NCS sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong suốt quá trình nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp sử dụng nhằm kế thừa lý luận về quản trị danh mục cho vay đang được áp dụng tại các nước phát triển, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận án.

Phương pháp thống kê sử dụng để thu thập số liệu về (i) tổng quan tình hình hoạt động của Vietcombank; (ii) thực trạng danh mục cho vay tại Vietcombank.

Phương pháp định lượng: Luận án

sử dụng

mô hình DEA để

xác

định nhóm khách hàng thuộc danh mục cho vay mang lại giá trị tốt nhất cho ngân hàng.

Phương pháp diễn dịch và quy nạp: được sử dụng chủ yếu trong

chương 2 của luận án. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp diễn dịch để đặt ra giả thuyết nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản trị danh mục cho vay tại NHTM cổ phần, sau đó thu thập và phân tích các số liệu liên quan để kiểm định lại giả thuyết đã nêu, đưa ra những kết luận về hoạt động quản trị danh mục cho vay của Vietcombank. Bên cạnh phương pháp diễn dịch, từ quan sát thực trạng danh mục cho vay của Vietcombank, luận án đã sử dụng phương pháp quy nạp để tổng quát hóa thành những điểm chung nhất, đặc trưng nhất trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của Vietcombank trong giai đoạn 2013 ­ 2018.

5.3. Phương pháp thu thập số liệu

Luận án sử dụng những tài liệu thứ cấp (báo cáo tài chính riêng lẻ đã kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáo của ban kiểm soát rủi ro thuộc Vietcombank). Việc thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ, chính


xác và toàn diện toàn bộ hệ thống thông tin liên quan quản trị danh mục cho

vay tại Vietcombank trong giai đoạn nghiên cứu. Từ

các số

liệu này để

phân tích quản trị

danh mục cho vay tại Vietcombank và từ

đó đề

xuất

những giải pháp hoàn thiện hoạt động này. Ngoài ra, luận án còn tham khảo thêm một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, luận án, luận văn, các sách, tạp chí, các website có liên quan do tác giả tổng hợp và xử lý.

6. Những đóng góp mới của luận án

6.1. Về mặt lý luận

Thứ nhất, Luận án hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay, danh mục cho vay của NHTM, rủi ro danh mục cho vay và một số phương pháp đo lường rủi ro danh mục cho vay;

Thứ hai, Vấn đề quản trị danh mục cho vay tại NHTM được làm rõ và luận giải cụ thể từ khái niệm, ý nghĩa của quản trị danh mục cho vay đối

với NHTM, nội dung và các phương pháp quản trị NHTM;

danh mục cho vay tại

Thứ ba, Luận án chỉ ra và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị danh mục cho vay tại NHTM, bao gồm các nhân tố khách quan và chủ quan;

Thứ tư, Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của một số NHTM trên thế giới đã được NCS sưu tầm, từ đó rút ra bài học cho Vietcombank.

6.2. Về mặt thực tiễn


Thứ

nhất,

Luận án đã cập nhật chi tiết, cụ

thể

thực trạng quản trị

danh mục cho vay tại Vietcombank trong giai đoạn nghiên cứu;

Thứ hai, Mô hình DEA được NCS áp dụng để đánh giá quản trị danh mục cho vay theo ngành kinh tế ở một số chi nhánh của Vietcombank, từ đó đưa ra khuyến nghị về quản trị danh mục cho vay theo nhóm ngành kinh tế tại Vietcombank;


Thứ ba, Luận án đã đề xuất tám giải pháp dựa trên tình hình thực tế của Vietcombank để giúp ngân hàng hoàn thiện quản trị danh mục cho vay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1:

Lý luận cơ

bản về

quản trị danh mục cho vay tại ngân

hàng thương mại;

Chương 2:


Thực trạng quản trị


danh mục cho vay tại


Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam;

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022