Tăng Cường Công Tác Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch, Hợp Tác Liên Kết Vùng, Tìm Kiếm Và Mở Rộng Thị Trường


Mặt khác, đào tạo phát triển nhân lực du lịch chất lượng được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhận thấy tầm quan trọng như vậy, cho nên cần đặt nó trong bối cảnh hội nhập quốc tế của du lịch Khánh Hoà nói chung và đội ngũ lao động phục vụ hoạt động du lịch nói riêng. Cần phải xác định rò đào tạo nguồn nhân lực du lịch là vấn đề được ưu tiên hàng đầu và được xem là khâu đột phá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhằm tạo điều kiện để du lịch Khánh Hoà hướng đến đạt chuẩn du lịch quốc tế và có khả năng hội nhập quốc tế.

(2) Tổ chức hệ thống đào tạo du lịch Khánh Hoà phù hợp với yêu cầu hội nhập Với điều kiện khách quan và thực tiễn phát triển du lịch nói chung, để ngành

du lịch Khánh Hòa có thể đáp ứng được yêu cầu hội nhập về mọi mặt không chỉ trong nước, khu vực và thế giới, cần phải tổ chức và xây dựng quy mô đào tạo du lịch một cách có hệ thống, sự đầu tư bài bản mang tính logic, cụ thể:

Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên, đào tạo viên du lịch hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đảm bảo đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo đang ngày càng phát triển. Nâng cao hơn nữa quy mô, hiệu quả chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, tất cả đều là hướng đến sự phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tỉnh nhà nói riêng. Qúa trình đào tạo bồi dưỡng giảng viên và đào tạo viên có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như học tập thông qua tham quan trãi nghiệm thực tế, học tập giảng dạy ở nước ngoài, học tập nâng cao trình độ tin học ngoại ngữ, học tập thông qua trao đổi chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau, tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp, học tập thông qua làm việc với các chuyên gia trong nước và ngoài nước, học tập thông qua tham gia hội nghị hội thảo, thông qua diễn đàn.

Thường xuyên xây dựng, đổi mới, chỉnh sửa, bổ sung khung chương trình và nội dung chương trình đào tạo nhưng phải bảo đảm được tính liên thông giữa các bậc đào tạo, đảm bảo được đa dạng hóa phương thức đào tạo và hơn hết đảm bảo được tính hội nhập nhằm tạo điều kiện để phát triển du lịch không những trong nước mà còn đạt chuẩn mực khu vực và quốc tế.


Trong tiến trình hội nhập, việc tiếp cận về trình độ, về năng lực quản lý, năng lực làm việc thuộc nhiều lĩnh vực của ngành nhằm theo kịp sự phát triển tiên tiến của khu vực và thế giới là điều không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên sự hội nhập này vẫn mang nét đặc trưng riêng biệt của Việt Nam nói chung và Khánh Hoà nói riêng.

(3) Đẩy mạnh liên kết đào tạo du lịch

Hiện nay có nhiều cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh, về cơ bản đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh nhà. Tuy nhiên phải tăng cường tính liên thông liên kết cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng du lịch của các cơ sở đào tạo du lịch tại Khánh Hoà. Do đó các cơ quan chức năng cần có cơ chế khuyến khích linh hoạt tạo điều kiện mở rộng hoạt động liên kết đào tạo nhằm chia sẻ trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau không chỉ giữa các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh mà lan rộng tới các cơ sở trong phạm vi toàn quốc, khu vực và thế giới. Đẩy mạnh mạng lưới liên kết đào tạo là phương thức quan trọng cần được quan tâm đầu tư để nâng cao năng lực đào tạo du lịch hiện nay ở Khánh Hoà nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch Khánh Hoà đạt hiệu quả tối ưu nhất, hướng tới chuẩn về chất lượng nhân lực du lịch đối với khu vực và quốc tế.

(4) Tăng cường vai trò của Hiệp hội du lịch Khánh Hoà trong hoạt động đào tạo Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch không thể thiếu vai trò của

Hiệp hội du lịch Khánh Hoà trong hoạt động đào tạo du lịch hiện nay. Bởi Hiệp hội du lịch là một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, là cầu nối quan trọng giữa hoạt động kinh doanh du lịch với hoạt động đào tạo du lịch. Do đó Hiệp hội chính là nơi cung cấp thông tin về nhu cầu lao động du lịch, về năng lực trình độ quản lý du lịch cũng như kỹ năng nghề phục vụ du lịch phù hợp với từng doanh nghiệp kinh doanh du lịch đến với các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó các cơ sở đào tạo có thể nhìn nhận đánh giá năng lực của mình đổi mới điều chỉnh bổ sung chương trình, phương thức đào tạo linh hoạt để đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch đảm bảo cung cầu, phù hợp và đáp ứng được khả năng yêu cầu phát triển du lịch đồng thời hướng theo đạt chuẩn đạo tạo nhân lực du lịch trong nước cũng như khu vực và quốc tế.


Mặt khác, Hiệp hội du lịch là thành viên quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình tham gia với các cơ sở đào tạo du lịch tổ chức biên soạn, bổ sung điều chỉnh và thẩm định chương trình giáo trình đào tạo du lịch. Là đơn vị tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chuẩn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch.

5.2.1.7 Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường

Với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều du khách đến Khánh Hòa và ổn định không những đối với thị trường khách quen thuộc mà còn phải hướng đến thị trường khách tiềm năng, do đó cần phải tăng cường xúc tiến hoạt động quảng bá du lịch, mở rộng hoạt động liên kết và tìm kiếm thị trường, cụ thể:

(1) Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch

Với mục tiêu thu hút du khách ngày càng tăng và nguồn vốn đầu tư cho hoạt động du lịch ngày càng nhiều, cần phải phát huy và nâng cao nhận thức du lịch đối với các cấp, ngành và toàn thể cộng đồng người dân, tiếp tục thiết lập và nâng cao hình ảnh du lịch Khánh Hòa trong khu vực và trên thế giới.

Xây dựng hệ thống trung tâm hướng dẫn, cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách một cách chuyện nghiệp, có hiệu quả tại các vị trí đầu mối giao thông quan trọng và thuận tiện.

Tăng cường và phát huy hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, lực lượng thông tin đối ngoại trong công tác quản bá. Tìm hiểu và lựa chọn vị trí phù hợp đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được triển khai và thực hiện thuận lợi.

Thực hiện chuyên nghiệp các chương trình truyền thông, công bố tổ chức các sự kiện quảng bá, văn hóa thể thao, các lễ hội với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc. Thường xuyên hợp tác liên kết vùng, phát động thị trường theo từng chuyên đề cụ thể có ý nghĩa và đem lại hiệu quả. Tổ chức triển lãm, hội nghị hội thảo du lịch trong nước cũng như quốc tế nhằm quảng bá rộng rãi tiềm năng du lịch, kích thích nhu cầu du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với du lịch Khánh Hòa.


(2) Hợp tác, liên kết vùng

Phát triển hoạt động du lịch hiện nay ngoài sự nỗ lực của chính mỗi địa phương mỗi tỉnh, phải là sự kết hợp giao thoa, liên kết giữa các vùng miền để tạo điều kiện cùng nhau PTBV. Bởi du lịch được xem là ngành kinh tế mang tính liên vùng, là hướng mở để phát triển du lịch hiện tại và tương lai. Nha Trang - Khánh Hòa thuộc vị trí là một cực của Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Thuận - Đà Lạt, do đó không thể tách rời hoạt động du lịch của một trong ba tỉnh thuộc một cực của Trung tâm du lịch này. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của sự hợp tác liên kết vùng vừa tạo điều kiện chia sẻ khó khăn vừa tạo động lực thúc đẩy cùng nhau phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Nha Trang - Khánh Hòa còn có mối quan hệ du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu. Như vậy có thể nói rằng việc hợp tác liên kết vùng để phát triển du lịch là không thể bỏ qua trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh ở những năm sau đó.

Ngoài mối liên kết vùng nói trên, sản phẩm du lịch biển của Nha Trang - Khánh Hòa còn có vai trò đặc biệt trong việc hợp tác liên kết vùng đối với các tỉnh Tây Nguyên. Mối liên kết này được thể hiện trong quá trình tham gia xây dựng tour du lịch và sản phẩm du lịch, phối hợp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, phối hợp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Tầm quan trọng lớn nhất của hợp tác liên kết vùng là tạo được "sân chơi chung" cho các tỉnh trong khu vực cùng chia sẻ khó khăn và thách thức về hoạt động du lịch, động lực thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giá trị du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hòa nói riêng.

(3) Tìm kiếm và mở rộng thị trường


Đối với Khánh Hòa hiện nay, chiến lược "Sản phẩm mới, thị trường cũ" vẫn là hiệu quả tối ưu nhất, tuy nhiên trong chiến lược dài hạn nên xúc tiến đầu tư đối với chiến lược "Sản phẩm mới, thị trường mới".

Thực hiện chiến lược "Sản phẩm mới thị trường cũ" có nghĩa là phát triển các sản phẩm du lịch mới nhằm phục vụ cho những thị trường khách du lịch đã quen thuộc. Đây được xem là chiến lược có khả năng thực thi nhiều hơn và có thể mang lại hiệu


quả nhiều hơn vì chỉ khi phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch, mới có đủ khả năng để không làm sụt giảm đối với thị trường khách cũ, mặt khác còn có sức hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ đối với thị trường khách mới. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới chính là đầu tư các loại hình du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch MICE ngày càng phát triển, lúc đó sẽ có khả năng đáp ứng được nhu cầu của du khách một cách có hiệu quả, thỏa mãn sự hài lòng của khách du lịch đối với điểm đến.

Đối với chiến lược "Sản phẩm mới, thị trường mới" có nghĩa là phải thực hiện đồng thời việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới kết hợp với việc phải tích cực khai thác tìm kiếm các thị trường khách du lịch mới chưa từng đến du lịch tại Nha Trang - Khánh Hoà. Triển khai thực hiện chiến lược này đòi hỏi cần phải có thời gian, phải có sự quan tâm đầu tư lớn trong việc phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mới, đầu tư cho công tác truyền thông, xúc tiến hoạt động quảng bá để tìm kiếm thị trường khách mới. Đối với du lịch Khánh Hòa vẫn còn rất nhiều thị trường mới đầy tiềm năng, tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại ưu tiên hướng đến một vài thị trường như Tây Âu và Bắc Mỹ.

5.2.1.8 Xây dựng các cơ chế chính sách đối với bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương

Tổ chức xây dựng và ban hành quy định về cơ chế chính sách đối với việc bảo vệ tài nguyên môi trường để việc khai thác luôn đi đôi với ý thức trách nhiệm bảo tồn hướng tới PTBV du lịch ở hiện tại và không tổn hại đến tương lai, cụ thể:

(1) Chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế hoặc không thu thuế trong một thời gian nhất định đối với những hình thức đầu tư thuần tuý về hoạt động bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác với công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường tại Khánh Hoà.

(2) Chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể giảm thiểu ít nhất sự tổn hại từ hoạt động du lịch tác động đến môi trường, đem lại hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng người dân địa phương Khánh Hoà.

(3) Chính sách ưu đãi và khuyến khích phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ trong khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hướng đến PTBV.


(4) Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển đối với các loại hình du lịch như du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái. Bởi những hình thức du lịch này có ý nghĩa quan trọng và gần gũi trong công tác bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường địa phương.

5.2.1.9 Tăng cường tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch không thể không nói đến sự đóng góp vô cùng ý nghĩa của những giá trị về các di tích lịch sử, những nét đặc trưng về văn hóa, giá trị của các lễ hội truyền thống. Do đó để phát huy hơn nữa giá trị này cần phải tăng cường tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống, cụ thể:

(1) Luôn ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo tàng cách mạng, các công trình có giá trị nghệ thuật, bởi đây là những sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương, là sản phẩm thu hút sự khám phá đối với du khách quốc tế có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Vừa mang tính phục vụ du lịch vừa mang tính khuyến khích cộng đồng người dân địa phương cũng như du khách hiểu thêm về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử của địa phương.

(2) Tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác phát triển các làng nghề truyền thống, các lễ hội, phong tục tập quán của địa phương. Điều này sẽ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân, đồng thời giúp họ luôn nhớ đến giá trị về các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, say mê hơn về các nghề truyền thống đã có từ lâu, mang đậm nét đặc trưng của người dân bản địa. Đây cũng là một trong những hình thức du lịch mới mẻ hiện nay đã thu hút được khách du lịch trong nước cũng như quốc tế tham gia trãi nghiệm.

(3) Ngoài nguồn kinh phí cấp cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích, phục hồi các lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống còn tương đối thấp. Do đó cần phải tăng cường hơn nữa việc thực hiện xã hội hóa đầu tư nguồn kinh phí nhằm hỗ trợ cho các hoạt động trên luôn được gìn giữ trùng tu đủ điều kiện hoạt động hiệu quả nhất góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch Khánh Hòa.


5.2.2 Đánh giá sơ bộ các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tại Khánh Hòa trong thời gian tới

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy mức độ đồng ý của mình với các phát biểu liên quan đến các giải pháp, tầm quan trọng và khả năng thực hiện của từng giải pháp nhằm PTBV du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu như sau:

Về tiêu chí tầm quan trọng của giải pháp: tất cả các giải pháp đều có điểm trung bình cao từ 4,2 đến 4,48, cao hơn mức đánh giá 3,5 đối với thang đo 1-5.

Về tiêu chí khả năng thực hiện của giải pháp có mức điểm trung bình từ 6,44 đến 7,22 cao hơn mức đánh giá 5,5 đối với thang đo 1-10.

Bảng 5.2: Tầm quan trọng và khả năng thực hiện giải pháp


Chỉ tiêu

Số chuyên gia trả lời

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tầm quan trọng của giải pháp 1

30

1.0

8.0

4.480

.9739

Khả năng thực hiện giải pháp 1

30

3.0

10.0

6.740

1.8715

Tầm quan trọng của giải pháp 2

30

1.0

5.0

4.380

.7253

Khả năng thực hiện giải pháp 2

30

4.0

10.0

6.740

1.6880

Tầm quan trọng của giải pháp 3

30

1.0

5.0

4.360

.7762

Khả năng thực hiện giải pháp 3

30

3.0

10.0

6.900

1.8654

Tầm quan trọng của giải pháp 4

30

2.0

5.0

4.200

.7284

Khả năng thực hiện giải pháp 4

30

3.0

10.0

7.220

1.7761

Tầm quan trọng của giải pháp 5

30

1.0

5.0

4.260

.8526

Khả năng thực hiện giải pháp 5

30

4.0

10.0

7.100

1.6933

Tầm quan trọng của giải pháp 6

30

2.0

5.0

4.220

.7083

Khả năng thực hiện giải pháp 6

30

5.0

10.0

7.200

1.5253

Tầm quan trọng của giải pháp 7

30

3.0

8.0

4.360

1.0053

Khả năng thực hiện giải pháp 7

30

2.0

10.0

6.760

1.7090

Tầm quan trọng của giải pháp 8

30

2.0

5.0

4.260

.8033

Khả năng thực hiện giải pháp 8

30

3.0

10.0

6.440

1.7043

Tầm quan trọng của giải pháp 9

30

1.0

5.0

4.400

.8330

Khả năng thực hiện giải pháp 9

30

3.0

10.0

6.960

1.6655

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững du lịch tỉnh Khánh Hòa - 22

Nguồn: Kết quả điều tra chuyên gia năm 2019


5.2.3 Đánh giá mức độ quan trọng của các giải pháp được đề xuất

Nhóm chuyên gia đã thống nhất các giải pháp cần tập trung thực hiện để PTBV ngành du lịch Khánh Hòa theo thứ tự ưu tiên như sau:

(1) Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

(2) Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

(3) Tạo nguồn khách ổn định và bền vững

(4) Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng

(5) Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch

(6) Phát triển nguồn nhân lực

(7) Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường

(8) Xây dựng các cơ chế chính sách đối với bảo vệ tài nguyên môi trường tại địa phương

(9) Tăng cường tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống

Bảng 5.3: Mức độ quan trọng của các giải pháp được đề xuất

Giải pháp nhằm phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian tới

Mức độ

quan trọng

Thứ tự

quan trọng

Giải pháp 1.Cơ sở hạ tầng du lịch

4.480

1

Giải pháp 9. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

4.400

2

Giải pháp 2.Tạo nguồn khách ổn định và bền vững

4.380

3

Giải pháp 3.Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng

4.360

4

Giải pháp 7.Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả

năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch

4.360

5

Giải pháp 5.Phát triển nguồn nhân lực

4.260

6

Giải pháp 4.Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du

lịch, hợp tác liên kếtvùng, tìm kiếm và mở rộng thị trường

4.200

7

Giải pháp 8. Xây dựng các cơ chế chính sách đối với bảo vệ

tài nguyên môi trường tại địa phương

4.260

8

Giải pháp 6.Tăng cường tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa,

phát triển các lễ hộitruyền thống

4.220

9

Nguồn: Kết quả điều tra chuyên gia năm 2019

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/08/2022