Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 10

71


của giờ dạy một cách đầy đủ và chính xác. Đây là những kỹ năng giúp cho giáo viên xác định được cấu trúc bài giảng, phân chia thời gian sao cho phù hợp với từng đơn vị kiến thức trong giáo án. Thông thường thời gian được chia đều cho các nội dung trong bài giảng, nội dung phần trọng tâm, trọng điểm sẽ chiếm nhiều thời gian nhất.

Dự kiến nội dung, xác định phương pháp, phương tiện dạy học cho từng đơn vị kiến thức của bài giảng. Kỹ năng này giúp giáo viên xác định nội dung dự kiến sẽ trình bày, lựa chọn các phương pháp, phương tiện kỹ thuật dạy học sẽ sử dụng phù hợp với từng nội dung của bài giảng.

Kỹ năng dự kiến dụng cụ tập luyện, các dụng cụ trực quan và năng lực sử dụng. Đây là bước chuẩn bị về cơ sở vật chất, phương tiện phù hợp với nội dung của bài học. Phương tiện phục vụ cho giờ học được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ sẽ giúp cho giờ học đảm bảo về mặt thời gian, lượng vận động, sự an toàn cho người học, người dạy… Đây là điều kiện để có một giờ dạy tốt.

Kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải biết xác định chính xác các dụng

cụ học tập, tập tập luyện phục vụ cho giờ học, biết cách sử dụng, thời

điểm sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất, phù hợp với đặc điểm đối tượng người học và điều kiện sư phạm cụ thể. Ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị dụng cụ tập luyện đã được trang bị sẵn thì giáo viên còn phải có kỹ năng xây dựng hình ảnh, hình vẽ trực quan liên quan tới kỹ thuật động tác. Muốn có được kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải có khả năng tư duy

vượt trội, để có thể hình dung ra những hình ảnh, hình vẽ trực quan liên

quan tới kỹ thuật động tác, để có thể xây dựng, vẽ đúng, chính xác, đẹp... Giúp học sinh có hứng thú với giờ học, hình dung ra kỹ thuật động tác một cách nhanh chóng và chính xác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

72


Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 10

2) Nhóm kỹ năng thực hiện bài giảng. Thực hiện bài giảng là các

hoạt động phối hợp trực tiếp giữa giáo viên với tập thể học sinh nhằm thực hiện các mục tiêu của bài giảng đã được xây dựng trong giáo án. Đây là các hoạt động thể hiện rõ nét nhất trình độ khoa học, năng lực sư

phạm và lòng yêu nghề

của giáo viên trước tập thể

học sinh. Nếu quá

trình chuẩn bị bài giảng là khâu thiết kế, xây dựng kịch bản thì quá trình thực hiện bài giảng là khâu thi công, nhập vai. Chất lượng hiệu quả của

bài giảng không chỉ phụ thuộc vào công tác chuẩn bị mà còn phụ thuộc

phần lớn vào kỹ năng thực hiện bài giảng của giáo viên ở trên lớp. Trong nhóm này bao gồm các kỹ năng sau:

Kỹ năng vào bài hấp dẫn, tập trung sự chú ý của học sinh. Kỹ năng

này giúp giáo viên tạo được sự thiện cảm và tin yêu của học sinh, giúp

định hướng cho cả giờ học. Theo đó, giáo viên tự rèn luyện, chuẩn bị chu

đáo trước khi lên lớp từ nội dung bài học cho tới hình thức của giáo

viên… Mở đầu bài giảng có vai trò quan trọng. Khi lên lớp có thể mở đầu bằng nhiều cách khác nhau. Tùy nội dung bài giảng, trình độ, kinh nghiệm của giáo viên, đối tượng... Mà chọn cách mở đầu cho phù hợp, như người xưa nói “Vạn sự khởi đầu nan”; “Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”. Qua đó

thấy rằng, sự

khởi đầu có ý nghĩa quan trọng trong

mọi công việc, hoạt

động chứ không riêng hoạt động dạy học.

Trong giờ

giảng, việc mở

đầu bài giảng là công việc thường nhật

của giáo viên và là kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi giáo viên, đặc biệt đối với giáo viên giáo dục thể chất thì kỹ năng này lại càng quan trọng và cần thiết, do tính chất đặc thù của giờ học giáo dục thể chất. Yêu cầu học sinh tham gia một cách tích cực và chủ động trong giờ học trong điều kiện giảng dạy, thì giáo viên biết thu hút được sự chú ý của học sinh ngay từ

73


đầu giờ học, khơi gợi sự quan tâm, hứng thú với những điều giáo viên sắp cung cấp.

Một sự khởi đầu thú vị, hấp dẫn sẽ phá vỡ sự lo lắng, e ngại ban

đầu; tạo môi trường học tập tin cậy, tích cực, thiện cảm, có sự hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với học sinh, thu hút học sinh vào bài học một cách chủ động, tích cực, đặc biệt đối với những

giờ

học giảng dạy kỹ

thuật động tác khó, thì kỹ

năng này lại càng quan

trọng, giúp học sinh bớt căng thẳng, lo ngại về sự an toàn khi tập luyện... Tạo ấn tượng tốt đẹp giúp học sinh tự tin, hứng thú với giờ học. Kỹ năng này hạn chế ở giáo viên sẽ khiến cho học sinh không tích cực, không muốn hợp tác cùng giáo viên, và ảnh hưởng tới hiệu quả của giờ học.

Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng, cơ bản của người giáo viên, hiệu quả của giờ dạy phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng này. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong tư duy, giao tiếp và truyền thụ, lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội lịch sử. Sử dụng ngôn ngữ trong bài giảng là tổng hợp các thao tác, hành động của giáo viên sử dụng lời nói để truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, giáo dục thái độ, hành vi cho học sinh trong giờ dạy. Rèn luyện kỹ năng này cần đạt một số yêu cầu sau: Ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn, diễn tả, trình bày phải chính xác, cô đọng. Lời nói chứa đựng được tính luận chứng và tính kế tục để đảm bảo thông tin liên tục, logic. Nội dung và hình thức ngôn ngữ thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau. Hình thức ngôn ngữ giản dị, sinh động, giàu hình ảnh, có ngữ điệu và biểu cảm với cách phát âm mạch

lạc, trong đó không có những sai lầm về

mặt tu từ, ngữ

pháp, ngữ

âm..

Thúc đẩy một cách tối đa sự suy nghĩ của học sinh vào bài giảng, nhịp độ ngôn ngữ phải trung bình nhưng hoạt bát...

74


Do tính chất đặc thù của môn giáo dục thể chất, giáo viên cần biết kết hợp một số phương pháp chủ đạo sau: phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp luyện tập... Trong đó, việc dùng ngôn ngữ của giáo viên giáo dục thể chất có tính đặc thù và yêu cầu cao: Trong ngôn ngữ của giáo viên giáo dục thể chất cần có âm thanh, hình ảnh, nghĩa là thông qua việc giáo viên phân tích, giảng giải thì học sinh hình dung ra hình ảnh kỹ thuật động tác và các cảm giác cơ đã bắt đầu vận động. Giáo viên kết hợp dùng ngôn ngữ với tranh ảnh minh họa, hoặc làm mẫu thị phạm.

Kỹ năng làm mẫu động tác và sử dụng các hình thức trực quan. Kỹ

năng này thể hiện ở việc, giáo viên có khả năng làm mẫu động tác một cách chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cũng như sức lực trong các tình huống thay đổi. Rèn luyện để có được kỹ năng này nó nâng tầm lên thành kỹ xảo ở giáo viên, lúc đó việc thực hiện kỹ thuật động tác ở giáo viên không có những hành động thừa, phụ bị loại trừ, những động tác cần thiết ngày càng chính xác, nhanh và tiết kiệm. Có được kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kỹ thuật động tác về quy trình thực hiện, yếu lĩnh, sai lầm thường mắc, cách khắc phục, sửa sai, sau đó phải có sự rèn luyện thường xuyên, liên tục.

Kỹ năng sử

dụng

các hình thức tập luyện và

đội hình

làm mẫu,

giảng dạy và tập luyện. Đặc thù của giờ học giáo dục thể chất, điều kiện giảng dạy chủ yếu ngoài sân bãi, với cách thức tổ chức lớp, bố trí đội hình học tập cũng khác so với các môn học khác. Vì thế, để giờ học đạt hiệu quả cao, ngoài những kỹ năng trên, thì kỹ năng sử dụng đội hình giảng dạy tập luyện cũng đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì trong thực tiễn giảng dạy, nhiều giáo viên gặp khó khăn ở khâu này. Thể hiện ở việc không biết

75


sắp xếp đội hình học tập, tập luyện hợp lý, dẫn tới việc phân tán chú ý ở học sinh bởi nhiều học sinh không quan sát được khi giáo viên làm mẫu (thị phạm) kỹ thuật động tác… Rèn luyện kỹ năng này để giáo viên khi bắt đầu nhận lớp giảng dạy thì nhanh chóng sắp xếp bố trí đội hình học tập, tập luyện phù hợp với không gian, thời gian, địa điểm cũng như đặc điểm của đối tượng. Tránh làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới giờ học. Mọi học sinh đều có thể tập trung vào bài học của giáo viên. Kỹ năng này thể hiện rõ sự khéo léo, linh hoạt của giáo viên trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau.

Kỹ năng xác định lượng vận động và điều chỉnh lượng vận động

trong giờ học. Đặc trưng của một giờ giáo dục thể chất là học sinh luôn luôn được vận động, nhưng lượng vận động bao nhiêu là vừa sức với học sinh thì đòi hỏi giáo viên cần có kỹ năng này để đưa ra lượng vận động, cũng như các bài tập vừa sức với học sinh. Do đó, đòi hỏi giáo viên nắm chắc đối tượng về đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi nói chung, đặc điểm cá biệt từng học sinh, tình trạng sức khỏe, tâm lý hiện có của học sinh ở giờ học, hoàn cảnh cụ thể tác động tới giờ học để xác định lượng vận động phù hợp với từng học sinh, điều này là rất quan trọng. Tránh để học sinh rơi vào tình trạng tập luyện quá sức gây mệt mỏi, thậm chí chấn thương hoặc tập luyện chưa tới sức làm giảm hứng thú, tích cực của học sinh. Kỹ năng này đòi hỏi giáo viên xây dựng hệ thống bài tập học tập, tập luyện phong phú đa dạng, phù hợp với học sinh. Đồng thời, nhận biết những biểu hiện tập luyện quá sức ở học sinh như nhịp thở gấp; lượng mồ hôi toát ra nhiều; da đỏ, tím tái; để có thể xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng tới tâm lý

76


cũng như sức khỏe của học sinh. Việc xử lý đó tránh làm ảnh hưởng quá nhiều tới tiến độ của giờ học.

Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, sai lầm thường mắc. Kỹ

năng này giúp giáo viên có thể dự kiến trước được những tình huống sư

phạm, tình huống chấn thương có thể gặp phải khi giảng dạy một kỹ

thuật động tác. Qua đó, có thể dự kiến trước phương án giải quyết, khắc

phục để

mang lại hiệu quả

tối

ưu mà không

ảnh hưởng tới giờ

học.

Muốn có được kỹ năng này, đòi hỏi giáo viên phải có khả năng vận dụng các tri thức, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết một cách tối ưu những tình huống nảy sinh trong giờ học về nội dung của bài học cũng như mối quan hệ giáo dục. Đặc trưng của giờ học giáo dục thể chất, bị chi phối,

tác động bởi yếu tố khách quan (Thời tiết, không gian, thời gian, ánh

sáng, hướng gió…) nên các tình huống sẽ nảy sinh tương đối nhiều so

với các giờ học khác. Đối với các tình huống chấn thương, giáo viên cần phải dự kiến trước những chấn thương có thể gặp phải khi thực hiện kỹ

thuật động tác, và dự

kiến trước phương án xử

lý, để

đảm bảo sự an

toàn tốt nhất cho học sinh khi tham gia học tập, tập luyện. Muốn vậy, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức cơ bản về sơ cứu chấn thương...

Kỹ năng này đòi hỏi giáo viên giáo dục thể chất phải biết nhận định, xử lý các trạng huống sư phạm một cách khoa học, khéo léo. Bởi một giờ giáo dục thể chất có thể xảy ra nhiều trạng huống đòi hỏi giáo viên phải nhanh trí xác lập phương án giải quyết kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới giờ học, cũng như sự an toàn cho học sinh.

Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng của giáo viên, thậm chí được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp sư phạm. Là khả năng khéo léo xử lý

77


các tình huống diễn ra rất phong phú, đa dạng trong giờ học. Để xử lý tình huống tốt giáo viên cần nâng cao năng lực hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng đến giờ học. Khi xử lý tình huống sư phạm cần đánh giá xem việc giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên được giải quyết như thế nào, cũng như việc thể hiện bản lĩnh của người giáo viên. Việc xử lý các tình huống có đảm bảo đúng các nguyên tắc giáo dục và dạy học hay không. Muốn vậy, giáo viên phải học cách lắng nghe, cách nói và cách làm.

Kỹ năng bảo hiểm giúp đỡ học sinh trong tập luyện. Do đặc thù của giờ học giáo dục thể chất có những kỹ thuật động tác khó, đòi hỏi học sinh phải nỗ lực ý chí cả về mặt tâm lý, cũng như thể lực. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên khi tổ chức cho học sinh tập luyện cần dự kiến trước những khó khăn trở ngại khi tổ chức cho học sinh học tập, tập luyện và trong quá trình học tập, cũng như tập luyện giáo viên cần phải biết hỗ trợ giúp đỡ học sinh kịp thời tránh để xảy ra chấn thương về mặt thể chất cũng như sang chấn về mặt tâm lý. Muốn vậy, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng này, thể hiện ở

việc giáo viên biết hỗ

trợ

giúp đỡ

học sinh khi cần thiết. Có nhiều cách

thức để bảo hiểm giúp đỡ, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp phân công học

sinh tự

bảo hiểm giúp đỡ

nhau, còn giáo viên quan sát, chỉ

đạo một cách

khéo léo, linh hoạt, hiệu quả. Muốn có được kỹ năng này, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kỹ thuật động tác về mặt quy trình tập luyện, cũng như các điều kiện để thực hiện kỹ thuật động tác. Các bài tập bổ trợ trong giảng dạy kỹ thuật động tác và hướng dẫn tập luyện rất phong phú, đa dạng. Đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn những bài tập bổ trợ phù hợp với nội dung của từng kỹ thuật động tác, phù hợp với điều kiện học tập, với học sinh. Sau đó, giáo viên biết sử dụng cũng như hướng dẫn học sinh sử dụng các

78


bài tập bổ

trợ, để

mang lại hiệu quả

cao nhất khi sử

dụng. Điều quan

trọng của kỹ năng này đó là: Giáo viên biết thời điểm nào, tình huống nào thì phải dùng tới các bài tập bổ trợ…

Kỹ năng phòng ngừa chấn thương khi thực hiện bài tập. Kỹ năng

này thể hiện ở việc, trong quá trình học sinh học tập, tập luyện giáo viên luôn theo sát quan sát giúp đỡ khi cần thiết, để giúp học sinh phòng ngừa

những chấn thương. Muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải có khả năng quan

sát, bao quát mọi học sinh cũng như các biểu hiện tập luyện quá sức ở học sinh để phòng ngừa đúng lúc, đúng thời điểm đảm bảo an toàn cao nhất cho học sinh.

3) Nhóm kỹ năng kiểm tra đánh giá bài giảng. Trong quá trình dạy

học nói chung và dạy học môn giáo dục thể chất nói riêng, việc kiểm ta

đánh giá nhằm mục đích: Thu những thông tin ngược về hoạt động học tập của học sinh, phát hiện và uốn nắn kịp thời những thiếu sót của người dạy và người học. Đánh giá được kết quả hoạt động học tập trên cơ sở mục tiêu đã xây dựng để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy học môn giáo dục thể chất, tăng cường và trang bị tri thức khoa học nghiệp vụ, phát triển tư duy sư phạm, đặc biệt là hoàn thiện kỹ năng và hình thành kỹ xảo của các kỹ thuật động tác, giúp học sinh có thói quen tập luyện nâng cao sức

khỏe, hình thành văn hóa thể chất, giáo dục các phẩm chất đạo đức, lý

tưởng người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc kiểm tra đánh giá

phải đảm bảo đầy đủ 3 chức năng của chúng: Chức năng phát hiện, điều chỉnh; Chức năng củng cố, phát triển trí tuệ; Chức năng giáo dục. Bao gồm các kỹ năng sau đây:

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí