31
dung nâng cao hiệu quả của hai hoạt động này trong công tác đào tạo mới tạo được kết quả như mong muốn.
Những hoạt động đó có hiệu quả
không thể
thiếu tình yêu nghề
nghiệp. Những phẩm chất thuộc về nhân cách đó chính là nhân sinh quan, lý tưởng mà mỗi nhà giáo không thể coi nhẹ. Tấm gương đạo đức nhân cách của thầy giáo coi như một năng lực của cơ sở nền tảng đảm bảo cho năng lực sư phạm của giáo viên giáo dục thể chất. Nói khác đi, năng lực sư phạm
giáo viên giáo dục thể chất thể hiện trong hai phương diện trình độ kiến
thức chuyên ngành và kỹ năng chuyển chúng vào các hoạt động sư phạm là dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục có hiệu quả và chất lượng cả về nghề nghiệp và nhân cách.
Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu và cộng sự (1993), đã tiến hành nghiên cứu xây dựng: “Chương trình đồng bộ có mục tiêu về cải tiến công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp đến năm 2000" [2]. Chương trình đã được báo cáo trong kỳ họp toàn thể Ban chỉ đạo xây dựng chiến lược thể dục thể thao và lãnh đạo Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chương trình đã xác định được cơ sở lý luận, các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu chủ yếu của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp.
Có thể bạn quan tâm!
- Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Trong Nước
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Kỹ Năng Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Khái Niệm Kỹ Năng Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất
- Kỹ Năng Dạy Học Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất
- Đặc Trưng, Tính Chất, Hệ Thống Kỹ Năng Dạy Học Và Tiêu Chí
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1998), tiến hành đề tài: "Nghiên cứu
xác định cơ
chế
chính sách và giải pháp chủ
yếu nhằm thực hiện quy
hoạch công tác thể dục thể thao ngành Giáo dục và đào tạo từ năm 1998 2000 và định hướng đến năm 2005". Đề tài đã đề xuất giải pháp củng cố
và phát triển các tổ
chức sự
nghiệp về
thể
dục thể
thao; các biện pháp
nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức, ý chí của đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục thể chất [3].
Mai Văn Muôn (1998), có bài viết "Giáo viên thể dục thể thao vấn đề bức xúc nhất trong trong công tác giáo dục thể chất hiện nay" [53]. Kết quả
32
nghiên cứu cho thấy, ở tất cả các cấp học, bậc học đều thiếu giáo viên giáo dục thể chất, nhất là giáo dục tiểu học. Nếu tính tối thiểu, mỗi trường tiểu học cần một giáo viên giáo dục thể chất thì cả nước còn thiếu khoảng 11.000
giáo viên. Chất lượng giáo viên giáo dục thể chất trong hầu hết các nhà
trường còn nhiều bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, đề tài đã phân tích các nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế, yếu kém đó là nhận thức của xã hội, các nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên chưa thật sự coi trọng công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; Cơ sở, trường lớp đào tạo giáo viên giáo dục thể chất vừa nhỏ về quy mô, vừa chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo... Đồng thời, đề tài cũng đề xuất về chủ trương, chính sách và các giải pháp cụ thể để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp.
Đặng Đức Thao, Nguyễn Trương Tuấn, Phan Đức Phú (1993), nghiên cứu: "Một số nét về công tác đào tạo giáo viên thể dục ngành giáo
dục” (từ
1956 đến nay)
[71]. Đây là công trình khá quy mô, tổng kết quá
trình đào tạo giáo viên giáo dục thể chất của ngành giáo dục, cũng như dự báo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên giáo dục thể chất từ 1993 – 2000.
Vũ Đức Thu và cộng sự (1998) đã tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu định hướng và giải pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục thể chất trường học" [72]. Đề tài đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp về các mặt: Số lượng, trình độ đào tạo và chất lượng chuyên môn, đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của các yếu kém. Đề tài cũng đề ra nhiều giải pháp chủ
yếu khả
thi, hữu ích về
xây dựng định biên, định chuẩn giáo viên; nghiên
cứu quy hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên giáo dục thể chất….
33
Nguyễn Thị Kim Thục, Hồ Đắc Sơn (2006) nghiên cứu “Định hướng đổi mới phương pháp thực hiện chương trình môn học thể dục nhằm tích cực hoá người học ở các trường trung học cơ sở quận Cầu Giấy, Hà Nội” [74], là một trong số rất ít các công trình nghiên cứu lý luận và ứng dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập môn giáo dục thể chất của học sinh trung học cơ sở trong điều kiện cụ thể của các trường ở một quận nội thành Hà Nội.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo
cán bộ, giáo viên giáo dục thể
chất có trình độ
đại học có thể
áp dụng
nhiều mô hình đào tạo khác nhau, song cơ bản vẫn phải là mô hình đào tạo toàn diện, trang bị đầy đủ các chuẩn kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, có đủ luận cứ khoa học, đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu của xã hội hiện nay.
1.3. Khái quát kết quả của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài
Khái quát chung kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến
kỹ năng dạy học và kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cho thấy:
Thứ
nhất, về
tầm quan trọng của kỹ năng dạy học, rèn luyện kỹ
năng dạy học cho sinh viên sư
phạm đã được nhiều nhà khoa học ở
các
quốc gia tiên tiến, nhiều tác giả khẳng định. Nhìn chung các nhà khoa học,
các tác giả
đều thống nhất rằng, đây là một yếu tố
quan trọng giúp sinh
viên đạt được tay nghề vững vàng sau khi ra trường, qua đó khẳng định
được vị thế nghề nghiệp của mình. Mặc dù vậy, do đặc điểm khác biệt về
34
điều kiện, trình độ ở các nhà trường khác nhau, nên việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên có sự khác nhau về mức độ và cách thức thực hiện.
Thứ hai, việc rèn luyện kỹ năng dạy học đã có rất nhiều công trình tiếp cận ở các góc độ khác nhau và đã làm sáng tỏ một số nội dung lý luận, thực tiễn về kỹ năng dạy học, vai trò của kỹ năng dạy học đối với hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả tập trung nghiên cứu kỹ năng dạy học cần có của sinh viên nói chung thông
qua các hoạt động, chưa có những công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng
dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Vấn đề đặt ra là, cần thiết phải nghiên cứu, xác định rõ hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất một cách có hiệu quả.
Thứ ba, vấn đề rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Do
đó, cần phải có những nghiên cứu cơ bản, hệ thống các vấn đề lý luận,
thực tiễn về việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư
phạm ngành giáo dục thể chất, tạo cơ sở khoa học vững chắc cho công tác giáo dục, đào tạo giáo viên giáo dục thể chất trong tương lai.
Thứ tư, vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài luận án là phải
đề xuất được các biện pháp khoa học để
rèn luyện có hiệu quả
các kỹ
năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết
Những nghiên cứu trên, có giá trị to lớn về mặt lý luận và thực tiễn rèn luyện kỹ năng dạy học, một bộ phận cấu thành tài nghệ sư phạm của giáo viên. Tuy nhiên, để giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng dạy học một cách thuận lợi, một số vấn đề đặt ra về mặt lý luận đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết:
35
Một là, để rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, điều đầu tiên chúng ta cần thực hiện là xây dựng được khái niệm về kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, đây chính là nền tảng để tiếp tục phát triển lý luận về kỹ năng dạy học và là cơ sở để tiến hành rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Hai là, xây dựng hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra hệ thống các kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên nói chung, nhưng chưa có nghiên cứu sâu về hệ thống kỹ năng dạy học cần rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Ba là, chỉ ra các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất chịu tác động bởi các yếu tố khác nhau.
Bốn là, xây dựng quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất có thể được tiến hành qua nhiều con đường khác nhau, nhưng con đường quan trọng nhất là phải được rèn luyện theo một quy trình khoa học, tuân thủ theo logic các bước, từ nâng cao nhận thức đến tổ chức rèn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả
rèn luyện. Cần dựa trên các đặc điểm của ngành giáo dục thể chất để
nghiên cứu quy trình rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên phù hợp và có tính khả thi.
Năm là, khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
36
Tìm hiểu cả nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên về kỹ năng dạy học, thực tiễn rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở nhà trường. Từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng
dạy học cho sinh viên đại học sư
phạm ngành giáo dục thể
chất. Việc
khảo sát, phân tích và đánh giá khách quan kỹ năng dạy học của sinh viên hiện nay làm đó là căn cứ để rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất.
Sáu là, đề
xuất các biện pháp rèn luyện kỹ
năng dạy học cho sinh
viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất đạt hiệu quả. Rèn luyện kỹ
năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất là
một quá trình khó khăn, lâu dài với nhiều con đường và biện pháp khác nhau. Quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học của sinh viên không chỉ đòi hỏi ý thức nghề nghiệp cao, sự nỗ lực, cố gắng và kiên trì của bản thân sinh viên, mà còn cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cán bộ, giảng viên, đặc biệt là giảng viên ở các môn chuyên sâu. Chính vì vậy muốn rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất cần có hệ thống các biện pháp khoa học và khả thi.
Kết luận chương 1
Vấn đề kỹ năng dạy học và rèn luyện kỹ năng dạy học đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập ở các góc độ khác nhau. Cơ bản các công trình nghiên cứu đều khẳng định kỹ năng dạy học có vị trí rất quan trọng giúp sinh viên đạt được tay nghề vững vàng sau khi ra trường, qua đó khẳng định được vị thế nghề nghiệp của mình. Vì vậy, rèn luyện
kỹ năng dạy học cho sinh viên là vấn đề quan trọng trong quá trình giáo
dục, đào tạo. Các tác giả đều có chung ý kiến rằng, để kỹ năng dạy học của sinh viên được thành thạo đòi hỏi phải được tiến hành rèn luyện.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là, cần phải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, từ đó có cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên giáo dục thể chất trong tình hình mới.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm kỹ năng
Khi nghiên cứu luận giải về kỹ năng, các nhà tâm lý học đã đưa ra các quan niệm khác nhau về kỹ năng được phân thành 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất chú trọng khía cạnh cách thức hành động, coi việc nắm được cách thức hành động là có kỹ năng. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả: Ph.N.Cônôbôlin, V.A.Crutetxki, V.X.Cudin, A.G.Covaliôp, V.A.Crutetxki cho rằng kỹ năng là phương thức thực hiện hoạt động đã được con người nắm vững.
Nhóm thứ hai coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là một biểu hiện năng lực của con người. Đại diện cho quan niệm này có N.Đ.Lêvitốp, K.K.Platônốp, A.V.Pêtrôpxki, F.K.Kharlamốp. Kỹ năng theo quan niệm này vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích.
Theo tác giả Exipov B.P., (1997): “Kỹ năng thường được quan niệm là khả năng của con người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng với
các mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra” [23, tr.4]. Kỹ năng
bao giờ cũng có tính khái quát và được sử dụng trong các tình huống khác nhau [40].
Theo từ điển Giáo dục học của Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn
Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001) thì: “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng
hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [26, tr.220]