Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM HỒNG HẢI


BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ

TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật Dân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Mã số: 60 38 30


Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Quế Anh


HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2013

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phạm Hồng Hải

MỤC LỤC


Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 4

3. Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ

QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 5

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ 5

1.1.1. Khái niệm quyền tác giả 5

1.1.2. Nội dung quyền tác giả 8

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ

THUẬT SỐ 11

1.2.1 Khái quát chung về môi trường kỹ thuật số 11

1.2.2 Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 14

1.3 CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 16

1.4 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 19

1.4.1 Trước khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành 19

1.4.2 Từ khi Bộ luật Dân sự 2005 ban hành 20

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 26

2.1. NHỮNG BỘ PHẬN CẤU THÀNH CỦA QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ THEO PHÁP LUẬT

VIỆT NAM 26

2.1.1. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả 26

2.1.2. Chủ thể của quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 30

2.1.3. Cơ chế bảo hộ quyền tác giả 36

2.1.4. Nội dung quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 36

2.1.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 43

2.2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TỪ SAU KHI LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC BAN HÀNH ĐẾN NAY 45

2.2.1. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 45

2.2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trong môi

trường kỹ thuật số 51

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ 75

3.1. NHU CẦU CẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 76

3.1.1. Xuất phát từ nhu cầu hội nhập quốc tế 76

3.1.2. Xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam 76

3.1.3. Xuất phát từ nhu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với tác giả, chủ sở

hữu quyền tác giả 78

3.2. CÁC KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ

THUẬT SỐ 79

3.2.1. Sự cần thiết ban hành một văn bản pháp luật về bảo hộ quyền tác

giả trong môi trường kỹ thuật số 79

3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 79

3.3. CÁC KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG MÔI TRƯỜNG KỸ THUẬT SỐ 80

3.3.1. Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm quyền

tác giả trong môi trường kỹ thuật số 80

3.3.2. Nâng cao ý thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng 81

3.3.3. Nâng cao năng lực xét xử của Tòa án trong giải quyết tranh chấp và

xét xử các vụ án về xâm phạm quyền tác giả trong môi trường KTS 82

3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo hộ và bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số 83

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀ I LIÊU THAM KHẢ O 88

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


SHTT: Sở hữu trí tuệ

BLDS: Bô luật dân sự

QTG: Quyền tác giả

MTKTS: Môi trường kỹ thuật số

PC: Personal Computer (Máy tính cá nhân)

PDA: Personal Digital Assistant (Thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân )

Công ước Berne: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886

Hiệp định TRIPS:Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (AGREEMENT ON TRADE – RELATED ASPECTS OF IPR – TRIPS)

Hiệp ước WIPO: Hiệp ước của WIPO về Quyền tác giả (WCT) (1996) với Các tuyên bố đã được thông qua của Hội nghị ngoại giao thông qua Hiệp ước và Các quy định của Công ước Berne (1971) dẫn chiếu trong Hiệp ước

Công ước UCC: Công ước toàn cầu về bản quyền CD: Compact disk (đĩa Compact)

EU: European Union (Liên minh châu Âu)

MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Chưa bao giờ các vấn đề liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) lại đặt ra gay gắt, cấp bách như hiện nay.

Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, vì vậy, bản thân các quan hệ của quyền tác giả, quyền tác giả quyết định nội dung pháp luật bảo hộ nó. Thực tế cho thấy, hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc số, sách điện tử (Ebook), báo điện tử,… Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong môi trường kỹ thuật số hiện nay ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trong đó có quyền tác giả. Tính chất “lan truyền” nhanh của môi trường này đã tạo cơ hội cho người sử dụng tiếp cận quyền tác giả một cách nhanh nhất, song các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng khá phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian quan Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo hộ, nhưng thực tiễn áp dụng chưa mang lại hiệu quả cao.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn: "Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam" để làm đề tài cho luận văn cao học luật của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Qua đó làm sáng tỏ các luận cứ khoa học về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số nói riêng. Trên cơ sở đó, xây dựng và kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện quy định về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số của Việt Nam hiện nay.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được những mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền tác giả.

+ Đánh giá toàn diện về thực trạng hoạt động bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta hiện nay.

+ Tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định về bảo hộ quyền tác giả hiện nay ở nước ta.

+ Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện vào hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số nói riêng.

+ Đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả và nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

1.3 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách, quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số ở nước ta trong tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới là điều cần thiết để góp phần hoàn thiện

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 09/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí