Thực Trạng Dạy Học Toán Theo Tiếp Cận Cdio Theo Định Hướng Rèn Luyện Kỹ Năng Nghề Nghiệp Cho Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế Ở Trường Đại Học


hẹp giữa kiến thức và KN ứng dụng toán trong nghiên cứu và hoạt động KT xã hội mà với chương trình giảng dạy, cách tiếp cận hiện tại chưa đáp ứng tốt được [50], [65], [79].

1.4. Các môn Toán cho SV khối ngành KT bao gồm: Toán cao cấp (TCC), Xác suất thống kê (XSTK), đó là những môn thuộc khối kiến thức cơ bản. Việc học tập các môn Toán không chỉ giúp SV có nền tảng kiến thức cơ bản mà còn giúp rèn luyện các KN được nêu trong CĐR. Nhưng, cần DH các môn Toán như thế nào để có thể góp phần đáp ứng CĐR cho SV KT cho đến nay vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời thoả đáng. Hơn nữa, xu thế GD hiện nay thiên về thực hành, dẫn đến các trường cắt giảm chương trình môn cơ bản nói chung và các môn Toán nói riêng để tăng cường các môn học ứng dụng chuyên ngành. Để khẳng định vai trò các môn Toán trong CTĐT cũng như những đóng góp của các môn Toán vào các thành tố của CĐR thì việc nghiên cứu dạy, học các môn Toán hướng đến đáp ứng CĐR là yêu cầu cấp thiết. Phương pháp tiếp cận CDIO cho ta một quy trình xây dựng CĐR, tích hợp CĐR các môn Toán vào CĐR của CTĐT. Hơn thế nữa các tiêu chuẩn của CDIO cho phép đề xuất phương án DH các môn Toán theo hướng đáp ứng CĐR đã xây dựng.

Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Dạy học Toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra”.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là cụ thể hóa yêu cầu của CĐR khối ngành KT qua các KNNN cần rèn luyện trong DH môn Toán theo tiếp cận CDIO, đồng thời đề xuất các biện pháp sư phạm (BPSP) giúp SV khối ngành KT đáp ứng được CĐR.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của luận án được thực hiện qua việc trả lời được các câu hỏi khoa học chính sau đây:

- DH Toán theo tiếp cận CDIO được hiểu như thế nào? Có những đặc điểm cơ bản gì?


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

- Cụ thể hóa CĐR qua các học phần Toán theo tiếp cận CDIO như thế nào?

- Các kỹ năng nghề nghiệp (KNNN) nào cần hình thành và phát triển cho SV khối ngành KT thông qua DH các học phần Toán nhằm đáp ứng CĐR?

- Thực trạng dạy và học các học phần Toán theo hướng hình thành và phát triển KNNN nhằm đáp ứng CĐR ra sao? Nguyên nhân?

- Cần có những can thiệp sư phạm nào để có thể DH Toán theo hướng đáp ứng CĐR?

- Có thể đề xuất những BPSP nào giúp giảng viên (GV) DH Toán theo hướng hình thành và phát triển KNNN cho SV khối ngành KT đáp ứng CĐR?

- Thiết kế DH như thế nào để đảm bảo hình thành và phát triển KNNN cho SV?

- Những BPSP được đề xuất có khả thi và hiệu quả không?

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được các yêu cầu về KNNN trong CĐR và đề xuất được các BPSP tương thích thì có thể DH các môn Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu: Phương án DH Toán cho SV khối ngành KT theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR.

b) Khách thể: Quá trình DH các môn Toán cho SV khối ngành KT ở trường ĐHLH.

c) Phạm vi nghiên cứu: Các học phần Toán cho SV khối ngành KT ở trường ĐH: TCC, XSTK, dành cho SV khối ngành KT ở trường ĐHLH.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu về tiếp cận CDIO trong GD và đào tạo, nghiên cứu CĐR theo tiếp cận CDIO của khối ngành KT, nghiên cứu về TT nghề KT, đặc điểm và vai trò của môn Toán đối với khối ngành KT,... cho phép chúng tôi làm rõ quan niệm về DH Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR và đề xuất các KNNN cần hình thành và phát triển cho SV trong DH môn Toán.


6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Sử dụng phương pháp điều tra nhằm tìm hiểu về các KNNN cần và có thể hình thành và rèn luyện qua DH các học phần Toán ở trường Đại học Lạc Hồng (ĐHLH); tìm hiểu cơ hội và thực trạng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT thông qua dạy và học các học phần Toán ở trường ĐHLH, làm rõ yêu cầu đối với các nội dung Toán ở trường ĐHLH để DH theo hướng đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, nhằm làm rõ cơ sở TT của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra và TN sư phạm.

6.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tổng kết kinh nghiệm của các đồng nghiệp và bản thân trong quá trình DH các môn Toán ở trường ĐH theo hướng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT.

6.4. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến các chuyên gia nhằm làm sáng tỏ một số nhận định về chất lượng DH các học phần Toán ở các trường ĐH và tính đúng đắn của những BPSP theo hướng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT đã được đề xuất trong luận án.

6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường ĐHLH nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các BPSP đã đề xuất.

7. Các đóng góp mới của luận án

7.1. Về mặt lí luận

i) Đưa ra được quan niệm về DH Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR.

ii) Đề xuất được các KNNN cần được trang bị và rèn luyện thông qua học tập các học phần Toán cho SV khối ngành KT.

7.2. Về mặt thực tiễn

i) Làm rõ thực trạng của việc DH các học phần Toán theo hướng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT; làm sáng tỏ ý nghĩa, vai trò của các học phần Toán với TT nghề nghiệp khối ngành KT như một định hướng phát triển nghề nghiệp cho SV.


ii) Đề xuất các BPSP DH các học phần Toán theo hướng rèn luyện KNNN cho SV khối ngành KT theo tiếp cận CDIO.

iii) Đề xuất phương án thiết kế DH các học phần Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR.

iv) Các BPSP và ví dụ minh họa đã bước đầu được kiểm nghiệm và chứng tỏ tính khả thi qua thực nghiệm sư phạm, góp phần giúp SV đạt CĐR qua DH các học phần Toán theo hướng mà tác giả đề xuất.

8. Các vấn đề đưa ra bảo vệ

i) Quan niệm về DH Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng CĐR.

ii) Các KNNN cần rèn luyện cho SV khối ngành KT trong DH các học phần Toán được đề xuất trong luận án, theo tiếp cận CDIO là có cơ sở khoa học và khả thi.

iii) Các BPSP như đề xuất của luận án là có cơ sở khoa học và khả thi trong DH các học phần Toán nhằm đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT.

iv) Quy trình thiết kế DH Toán theo hướng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT như đề xuất của luận án là có cơ sở khoa học và khả thi trong DH các học phần Toán ở nước ta.

v) GV có thể dựa vào hướng dẫn để thiết kế và DH các học phần Toán theo hướng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành KT.

9. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, bảng, biểu, luận án gồm bốn chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận

Chương 2. Thực trạng dạy học Toán theo tiếp cận CDIO theo định hướng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế ở trường Đại học Lạc Hồng

Chương 3. Biện pháp dạy học Toán theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra

Chương 4. Thực nghiệm sư phạm


Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN‌


1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ chính được dùng trong luận án

1.1.1. CDIO

CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Conceive – Design – Implement – Operate, nghĩa là: Hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành. CDIO là một đề xướng của các khối ngành kỹ thuật thuộc ĐH Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ, phối hợp với các trường đại học Thụy Điển.

Hình 1 1 Tiếp cận CDIO Đây là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo 1

Hình 1.1. Tiếp cận CDIO

Đây là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định CĐR để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. CDIO được xây dựng một cách hợp lý, logic và về phương pháp tổng thể mang tính chung hóa có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành kỹ sư (với những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết), trong đó có khối ngành KT và quản trị kinh doanh [57]. Theo website chính thức của tổ chức CDIO, tầm nhìn của CDIO hướng tới việc: Tích hợp các KNNN như làm việc nhóm và giao tiếp; Đề cao việc học tập chủ động và trải


nghiệm; Liên tục cải tiến thông qua quy trình đảm bảo chất lượng với mục tiêu cao; Làm phong phú khóa học với các dự án do SV tự thiết kế – xây dựng và kiểm thử. Có thể hiểu, tiếp cận CDIO hướng tới đào tạo SV phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực ti n (năng lực C-D-I-O) và có ý thức trách nhiệm với xã hội [122].

1.1.2. Kỹ năng

Đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về KN, tùy vào cách tiếp cận. Chẳng hạn: theo [118], “KN là khả năng để làm tốt một công việc nào đó thường có được qua đào tạo hoặc kinh nghiệm”. Theo đó, KN được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Theo [35], KN là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ. Theo [39], KN là dạng hành động tự giác, được thực hiện có kĩ thuật, dựa và những điều kiện sinh học, tâm lí và xã hội ở cá nhân, và có kết quả nhất định đáp ứng mục tiêu hay chuẩn đã định trước. Có kĩ thuật tức là không tùy tiện, mà tuân theo trình tự, quy tắc và yêu cầu kỹ thuật.

Theo [28], KN được phân chia thành 2 bậc: KN bậc thấp (bậc I) và KN bậc cao (bậc II). KN bậc thấp là khả năng thực hiện đúng hành động, phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể. Ở bậc này có những KN hình thành không cần qua luyện tập, nếu biết tận dụng hiểu biết và KN tương tự đã có để chuyển sang các hành động mới. KN bậc cao là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Để đạt tới KN này cần trải qua giai đoạn luyện tập các KN đơn giản, sao cho mỗi khi hành động, người ta không còn bận tâm nhiều đến thao tác nữa vì nhiều thao tác đã tự động hóa.

Qua tìm hiểu một số quan niệm về KN, có thể rút ra những đặc điểm chung về KN như sau:

- KN là tổ hợp của hàng loạt các yếu tố hợp thành như tri thức, KN, kỹ xảo

đã có;

- KN có tính linh hoạt và có thể di chuyển từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh

khác; KN có tính kĩ thuật, tức là có cấu trúc thao tác và trình tự tổ chức các thao tác đó;


- KN được hình thành do luyện tập trong quá trình hoạt động của con người. KN được hình thành qua 05 giai đoạn (Hình 1.2):

- Giai đoạn bắt chước: Chỉ hành động theo mẫu;

- Giai đoạn làm được: Hiểu nhiệm vụ, quy trình làm việc nhưng còn có những sai sót, thời gian hoàn thành chậm và đôi khi còn cần có sự chỉ dẫn;

- Giai đoạn làm chính xác: Làm việc theo quy trình, chính xác và hoàn thiện công việc nhanh chóng;

- Giai đoạn hình thành kỹ xảo: KN được tự động hoá, trên cơ sở đó hình thành nên kỹ xảo;

- Giai đoạn làm biến hóa: Thể hiện khả năng di chuyển KN sang các tình huống mới hoặc hình thành các KN phức tạp.

Hình 1 2 Các giai đoạn hình thành KN Như vậy có thể thấy mặc dù có những quan 2

Hình 1.2. Các giai đoạn hình thành KN

Như vậy có thể thấy mặc dù có những quan niệm khác nhau về KN, nhưng các nhà khoa học đều cho rằng KN là một quá trình tâm lý, được hình thành khi con người áp dụng kiến thức vào TT. KN có được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. KN theo nghĩa hẹp hàm chỉ đến những thao tác, hành động của chủ thể con người. KN hiểu theo nghĩa rộng hướng nhiều đến khả năng, đến năng lực của con người.

1.1.3. Kỹ năng nghề nghiệp

KN trong một nghề cụ thể, theo nghĩa hẹp cũng thường được hiểu là KN nghề, hàm chỉ đến thao tác, hành động của con người trong nghề đó.


Tiếp cận năng lực thực hiện (competence), KN là một thành tố quan trọng trong ba thành tố tạo nên năng lực của con người (kiến thức, KN và thái độ). Theo tiếp cận này, không chỉ đề cập khả năng của con người để làm tốt một công việc nào đó, mà còn nhấn mạnh đến KN, sự hòa quyện nhuần nhuy n của cả kiến thức, KN, thái độ để giúp con người thực hiện một công việc nào đó như mong đợi.

KNNN (professional skills hoặc vocational skills) là thuật ngữ có nguồn gốc từ thuật ngữ KN (skill), nhưng nội hàm được mở rộng theo hướng khả năng và năng lực thực hiện của con người.

“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh (Competency hay Competence) dùng trong các tài liệu của nhiều tác giả khi trình bày về quan điểm GD, đào tạo theo tiếp cận năng lực thực hiện. Theo quan niệm này, năng lực thực hiện được coi là sự tích hợp nhuần nhuyễn của ba thành tố kiến thức, KN, thái độ cần thiết để hoàn thành được từng công việc cụ thể của nghề, chứ không phải là sự tồn tại độc lập giữa chúng với nhau và ít liên quan đến công việc của nghề [37].

Nếu KN thuần túy được hiểu theo nghĩa hẹp, hướng tới thao tác, khả năng hoạt động cụ thể thì KNNN được hiểu theo nghĩa rộng hướng tới khả năng, năng lực thực hiện hành động của con người trong các lĩnh vực nghề nghiệp.

Trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn biểu hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc nào đó. Khi thực hiện những hoạt động ấy, con người cần phải có tri thức, kinh nghiệm cần thiết tương ứng với hoạt động, có khả năng tập trung chú ý, tư duy, tưởng tượng. Tất cả những yếu tố đó biểu hiện khả năng thực hiện hoạt động nghề nghiệp của con người. Có người gọi đó là KNNN, có người gọi là năng lực nghề nghiệp, có người đơn giản chỉ gọi là KN.

Do vậy, KNNN phải được hiểu theo nghĩa rộng (tức là năng lực), mới thấy được đầy đủ ý nghĩa của KNNN. Ngày nay, với tiếp cận năng lực thực hiện trong đào tạo, các nhà sư phạm nhấn mạnh đến việc dạy học tích hợp kiến thức, KN và thái độ cần thiết để người học có thể vận dụng vào việc thực hiện từng công việc cụ thể của một nghề. Theo đó, KNNN hướng tới khả năng thực hiện công việc của con người trong hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến KNNN, người ta thường khu trú nó trong phạm trù của KN (năng lực hành động) nhiều hơn ở các lĩnh vực

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí