mô hình lí thuyết phản ánh cấu trúc, chức năng của một hệ thống DH, có tác dụng định hướng vận dụng trong TT làm gia tăng chất lượng đào tạo. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiếp cận CDIO có thể giúp cải thiện chất lượng đào tạo giáo viên kỹ thuật hướng đến đáp ứng CĐR. Như vậy, nghiên cứu này là tiền đề để áp dụng tiếp cận CDIO vào các khối ngành khác nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở ĐH.
Tiếp cận CDIO đã được sử dụng để thiết kế: Đề cương chi tiết môn học và bài học. Các bước thiết kế đề cương chi tiết môn học “Phương pháp và KN DH trong GD nghề nghiệp” bao gồm: xác định CĐR của môn học; cấu trúc lại nội dung của môn học để chuyển tải CĐR đã thiết kế trong chương trình; xác định hệ thống phương pháp dạy học (PPDH) và đánh giá kết quả học tập đáp ứng CĐR của môn học; xác định hệ thống học liệu và phương tiện DH; lịch trình giảng dạy. Thông qua đề cương môn học, SV sẽ phát huy được tính chủ động trong học tập, hình thành động cơ học tập và tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập. Thiết kế bài học “PPDH trong GD nghề nghiệp” đảm bảo các yêu cầu: Tích hợp CĐR của môn học đã xây dựng trong bài học, chú ý rèn luyện các KN và thái độ cá nhân, KN giao tiếp và hợp tác của người học thông qua tổ chức bài học, thiết kế các hoạt động DH và đánh giá học tập nhất quán với CĐR.
Nghiên cứu còn cho thấy tính khả thi của việc tiếp cận CDIO trong thiết kế chương trình tích hợp cho các môn Toán bao gồm kiến thức và KN thông qua đề cương môn học và thiết kế các bài học cụ thể hướng đến DH các nội dung Toán đáp ứng CĐR.
TT áp dụng CDIO ở hơn 100 trường ĐH trên thế giới và các trường ĐH ở Việt Nam cho thấy tiếp cận CDIO đã giúp đổi mới căn bản và toàn diện GD ĐH. Các kết quả cụ thể đạt được có thể tổng kết như sau:
- Thứ nhất: Đổi mới CTĐT đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan;
- Thứ hai: Đảm bảo không gian học tập hỗ trợ SV trải nghiệm thực hành nghề nghiệp;
- Thứ ba: tăng cường năng lực đội ngũ GV về KN cá nhân và nghề nghiệp, về PPDH hiệu quả;
- Thứ tư: Phát triển KN và năng lực cốt lõi cho SV;
Có thể bạn quan tâm!
- Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra - 2
- Thực Trạng Dạy Học Toán Theo Tiếp Cận Cdio Theo Định Hướng Rèn Luyện Kỹ Năng Nghề Nghiệp Cho Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế Ở Trường Đại Học
- Tổng Quan Các Kết Quả Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Các Mục Tiêu Trong Chương Trình Đào Tạo Tích Hợp Theo Cdio
- Hệ Thống Những Kỹ Năng Cần Thiết Của Người Làm Nghề Thuộc Khối Ngành Kinh Tế
- Quan Hệ Giữa Kỹ Năng Nghề Nghiệp Trong Chuẩn Đầu Ra Theo Tiếp Cận Cdio Và Kỹ Năng Nghề Nghiệp Khối Ngành Kinh Tế
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
Hơn nữa, tiếp cận CDIO cung cấp các giải pháp thiết kế và phát triển CTĐT theo cách thức có hệ thống và không bắt buộc, nên các trường ĐH hoàn toàn có thể tiếp nhận và áp dụng thích ứng theo nhu cầu và điều kiện của riêng mình. Là một khung chuẩn cấu trúc mở, tiếp cận CDIO cũng đã được áp dụng thích ứng cho nhiều CTĐT khác nhau ngoài lĩnh vực kỹ thuật. Vì vậy việc tiếp cận CDIO trong DH các học phần Toán cho SV KT hướng vào đáp ứng CĐR là nghiên cứu mang tính khả thi và hiệu quả.
Về tiếp cận CDIO trong GD và đào tạo cho khối ngành KT, có thể kể đến các nghiên cứu sau:
Trường ĐHQGHN, nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận CDIO được thực hiện bởi đề án “Xác lập cơ sở khoa học, TT và quy trình xây dựng CTĐT theo tiếp cận CDIO và áp dụng cho ngành KT đối ngoại chất lượng cao tại ĐH Quốc gia Hà Nội” [12]. Đề án đã được nghiệm thu vào năm 2010 với 6 nội dung chính được nghiên cứu:
- Bản chất của cách tiếp cận CDIO để xây dựng CTĐT;
- Kinh nghiệm xây dựng CTĐT theo cách tiếp cận CDIO ở một số trường ĐH trên thế giới;
- Xây dựng CĐR chương trình cử nhân chất lượng cao ngành KT đối ngoại theo cách tiếp cận CDIO;
- Xây dựng khung chương trình cử nhân chất lượng cao ngành KT đối ngoại theo cách tiếp cận CDIO;
- Hướng dẫn triển khai thực hiện CTĐT cử nhân chất lượng cao ngành KT đối ngoại theo cách tiếp cận CDIO;
- Hướng dẫn tạm thời về xây dựng CTĐT ĐH theo cách tiếp cận CDIO ở ĐHQGHN.
Đến nay, Trường ĐH KT - ĐHQGHN đã chính thức ban hành CĐR cho chương trình cử nhân KT đối ngoại chất lượng cao theo tiếp cận CDIO.
Trường ĐH KT - Luật, ĐHQGHCM, sau hơn 3 năm triển khai áp dụng tiếp cận CDIO trong viẹ c xây dựng và phát triển CTĐT ngành Kinh doanh quốc tế đã tạo ra những tác động tích cực đến hoạt động đào tạo và đảm bảo chất lượng tại khoa KT đối ngoại nói riêng và Trường ĐH KT - Luật nói chung [21].
Trường ĐH Văn Lang, đã tiếp cận CDIO ở Khoa Thương Mại cho 3 ngành đào tạo: Makerting, Thương mại Quốc tế và Quản lý Logistics/Chuỗi cung ứng vào năm 2009, đa số các GV cho rằng Đề Cương cấp 3 CDIO quá nhiều và quá trừu tượng làm cho GV và SV khó đánh giá, nhất là các kỹ năng mềm (KNM). Trên cơ sở đó, khoa đã chỉnh sửa các KN này, bao gồm: 1) KN giao tiếp, 2) KN vi tính (công nghệ thông tin), 3) KN làm việc độc lập, 4) KN giải quyết vấn đề, 5) KN sáng tạo, 6) KN tổ chức công việc, KN lãnh đạo, 7) KN làm việc theo nhóm, 8) KN thương lượng (và/hoặc kí kết hợp đồng). Sau đó họ đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM và thu được kết quả chính là các doanh nghiệp đánh giá cao các KN: 2, 3, 4, 6, 7.
Trường ĐHLH việc tiếp cận CDIO cho khối ngành KT đến năm 2016 đã thu được các kết quả sau: Ban hành CĐR cho khối ngành KT theo tiếp cận CDIO. Hiện tại ở trường đang xây đề cương môn học tích hợp CĐR môn học với CĐR CTĐT và đề xuất cách thức DH từng môn học hướng đến đáp ứng CĐR đã xây dựng.
Như vậy, các nghiên cứu về tiếp cận CDIO trong DH cho SV KT bước đầu đã thu được những kết quả:
- Ban hành CĐR cho khối ngành KT theo tiếp cận CDIO;
- Xây dựng đề cương môn học tích hợp CĐR trong CTĐT;
- Xây dựng một số tình huống giảng dạy;
- Tổ chức giảng dạy môn giới thiệu ngành theo tiếp cận CDIO.
1.2.4. Nghiên cứu về dạy học cho sinh viên đại học hướng vào đáp ứng chuẩn đầu ra
Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới [130]. Các trường ĐH trong cả nước đều hiểu rõ mục tiêu đào tạo gắn liền với
nhu cầu xã hội. Ngoài việc truyền thụ kiến thức lý thuyết, nhà trường còn phải đào tạo KN nghề để khi tốt nghiệp SV có khả năng làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp. Theo [91], mối tương quan giữa năng lực cần có trong nghề nghiệp với CĐR trong đào tạo theo sơ đồ sau:
Thế giới việc làm
Giáo dục & Đào tạo
Biến thành
Tạo ra
Năng lực cần có trong nghề
Kết quả việc làm
Tiêu chuẩn đào tạo
Tiêu chuẩn nghề
Mục tiêu đào tạo
Chuẩn đầu ra
- Chuẩn đầu vào
- Chuẩn đầu ra
- Chuẩn chương trình
- Chuẩn phương pháp
- Chuẩn đánh giá
- Chuẩn giáo trình
- Cơ sở vật chất
- Đội ngũ giáo viên
- Chuẩn tổ chức và quản lý
Hình 1.7. Sơ đồ quan hệ giữa tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo
Hiện nay, DH theo hướng rèn luyện KN, năng lực nghề nghiệp cho SV hướng vào đáp ứng CĐR là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có một số công trình về chủ đề này, cụ thể như:
Trong [78], đã đề xuất 6 biện pháp phát triển KN mềm cho SV khối ngành KT các trường cao đẳng khu vực trung du, miền núi phía Bắc theo tiếp cận CĐR gồm:
(i) Biện pháp thứ nhất hướng vào xây dựng CTĐT tiếp cận CĐR (kết quả đầu ra) tập trung vào hệ thống năng lực cần có ở mỗi người học sau khi học xong CTĐT chuyên ngành. CTĐT tiếp cận theo năng lực và tích hợp KNM phải trả lời được câu hỏi: “SV làm được gì từ những điều đã biết và để thành đạt trong công việc và cuộc sống?”.
(ii) Biện pháp thứ hai hướng vào tài liệu hướng dẫn giảng dạy KNM cho GV. Mục tiêu của tài liệu được biên soạn là giúp cho GV thực hiện giảng dạy, tích hợp giảng dạy KNM cho SV. Vì vậy, tài liệu chú trọng các vấn đề: Hướng dẫn thiết kế
chương trình môn học có tích hợp KNM; Hướng dẫn GV thiết kế bài giảng có tích hợp KNM; Tài liệu hướng dẫn thiết kế module DH KNM; Hướng dẫn giảng dạy các module KNM.
(iii) Biện pháp thứ ba hướng vào tổ chức DH tích hợp phát triển KNM cho SV, gồm 2 vấn đề chính: Thứ nhất, thiết kế bài học theo hướng tích hợp KNM, GV cần xác định các KNM có thể tích hợp trong bài học để phát triển KNM cho SV. Thứ hai: Tổ chức DH theo hướng tích hợp KN mềm, tạo ra bởi sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò, giữa người học với nhau, giữa DH với môi trường sư phạm nói riêng và môi trường xã hội nói chung; thống nhất chặt chẽ giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Tùy từng môn học, bài học mà có sự lồng ghép, tích hợp phát triển KNM cho SV phù hợp.
(iv) Biện pháp thứ tư hướng vào tổ chức DH môn học KNM theo hướng tiếp cận module. Mỗi module DH KNM là một chỉnh thể xác định có mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức riêng, không phụ thuộc vào nội dung đã có.
(v) Biện pháp thứ năm hướng vào tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện KNM cho SV.
(vi) Biện pháp thứ sáu hướng vào đổi mới đánh giá kết quả học tập của SV theo hướng tiếp cận năng lực.
Kết quả TN cho thấy: Các biện pháp đề xuất có tính khả thi cao. Như vậy, rèn luyện các KN trong CĐR sẽ giúp SV d dàng có được việc làm và thích ứng nhanh với công việc sau khi tốt nghiệp và nghiên cứu cũng cho thấy sự tương đồng giữa việc áp dụng tiếp cận CDIO trong DH hướng đến CĐR như quá trình rèn luyện KNM.
1.2.5. Nghiên cứu về dạy học Toán hướng vào đáp ứng chuẩn đầu ra
Đối với DH Toán thì ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về DH Toán theo hướng phát triển và rèn luyện KNNN cho SV, đặc biệt là SV sư phạm, như: Nguy n Chiến Thắng [77], Nguy n Dương Hoàng (2009) [31], Đỗ Thị Trinh (2013)
[81], Trần Việt Cường (2012) [10], Phạm Văn Cường (2009) [9].
Các nghiên cứu trên cho thấy, rèn luyện KNNN cho SV sư phạm được chú trọng, bên cạnh đó là việc rèn luyện một năng lực cụ thể cho SV sư phạm là: Năng lực DH, giúp định hướng cho SV sư phạm bước đầu rèn luyện KNNN cũng như hiểu được về vai trò của Toán học trong các ứng dụng nghề nghiệp sau này.
Một số hướng nghiên cứu thứ hai về DH các môn Toán cho SV ĐH - Cao đẳng đó là: DH các môn Toán ở ĐH hướng đến rèn luyện một số năng lực cho SV các ngành ngoài sư phạm.
Nguy n Văn Hiến [27], đã trình bày nghiên cứu tổng quan các vấn đề: năng lực, năng lực toán học, năng lực sáng tạo, năng lực trí tuệ của học sinh – SV trong học tập dưới góc nhìn của Tâm lý học, Toán học và đưa ra cách thức đánh giá năng lực khám phá, thông qua hệ số khám phá (đánh giá định lượng) và các tham số (đánh giá định tính),… trong một nội dung bài học.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng mở ra một số hướng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực Khoa học GD nói chung và giảng dạy Toán học ở nhà trường nói riêng. Chẳng hạn như: DH các môn Toán theo hướng rèn luyện các KN khác của SV khối ngành KT - Kỹ thuật mà được đề xuất trong CĐR của CTĐT.
Ngô Tất Hoạt [33], đã nghiên cứu đặc điểm, thực tế của kiến thức XSTK ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật và đề xuất một số biện pháp nhằm bồi dưỡng các thành tố năng lực kiến tạo kiến thức cho SV.
Các nghiên cứu trên đã khẳng định vai trò và vị trí của các môn Toán trong việc rèn luyện, bồi dưỡng hay phát triển một số KN, năng lực cho SV các ngành, khẳng định vai trò ứng dụng của Toán học trong đào tạo các ngành nghề cụ thể cho SV.
Qua phân tích cũng cho thấy đã có một vài nghiên cứu nhằm DH các môn Toán hướng đến rèn luyện các KN trong CĐR. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về phương diện DH một môn Toán theo hướng đáp ứng CĐR của CTĐT theo tiếp cận CDIO, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ rèn luyện một vài KN trong CĐR hay tăng cường ứng dụng TT trong DH các môn Toán cho các ngành KT, kỹ thuật. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu về áp dụng quy trình và tiêu chuẩn nhằm đề xuất nội dung Toán đáp ứng CĐR của CTĐT, cũng như xây dựng các biện pháp DH môn Toán đáp ứng CĐR đã xây dựng.
1.2.6. Học tập chủ động và trải nghiệm theo tiếp cận CDIO
1.2.6.1. Những luận điểm cơ bản của tiếp cận CDIO
Theo tiếp cận CDIO, SV sẽ học các KN cá nhân, giao tiếp, kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống cùng với kiến thức trong bối cảnh thực hành chuyên
nghiệp, cách này có ưu điểm là cho phép SV sử dụng kép thời gian để vừa học kiến thức, vừa học KN. Nhưng để hiệu quả, điều quan trọng là phải có được phương pháp giảng dạy và học tập mới, làm sao tận dụng được tối ưu thời gian nhưng không làm nặng thêm về mặt chương trình lí thuyết vốn đã dày đặc trong nội dung. Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học chủ động và trải nghiệm là một giải pháp cho vấn đề trên. Theo Đỗ Thế Hưng [40], các trải nghiệm học tập theo mô hình CDIO thúc đẩy việc học tập kiến thức đồng thời với việc học các KN. Chúng kết hợp các vấn đề kĩ thuật nghề nghiệp thực tế vào trong các bối cảnh mà trong đó chúng tồn tại với các vấn đề chuyên ngành. Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động theo mô hình CDIO gồm các phương pháp thu hút sự tham gia của SV một cách trực tiếp vào các hoạt động tư duy và giải quyết vấn đề, có ít sự truyền đạt thông tin một cách thụ động, nhưng lại nhấn mạnh nhiều hơn vào việc thu hút SV tham gia vào khám phá, ứng dụng, phân tích và đánh giá các ý tưởng. Nguyên tắc dạy học ở đây là phát huy tính chủ động, tích cực của SV trong quá trình xây dựng kiến thức của mỗi cá nhân; Tính vấn đề của DH và các tình huống DH, đảm bảo thống nhất giữa CĐR với các hoạt động DH và đánh giá. Phương pháp, chiến lược và kĩ thuật DH phải đề cao DH chủ động và trải nghiệm, đồng thời có những định hướng cụ thể, đó là: DH bằng cách tổ chức người học trải nghiệm thực hành các hoạt động nghề nghiệp trong thực ti n GD, DH tích hợp, hướng vào KNNN, phát triển các KN cá nhân, xã hội và giao tiếp. Hệ thống các phương pháp, kĩ thuật DH trong mô hình này để định hướng vận dụng hiệu quả trong thực ti n gồm: Học tập trải nghiệm, học tập dựa vào vấn đề, học theo dự án, DH tình huống, thảo luận....“Cách thiết kế mục tiêu DH được thể hiện dưới dạng CĐR, thực hiện ở cấp CTĐT và cấp môn học theo một cấu trúc thống nhất để đảm bảo rằng người tốt nghiệp sẽ đáp ứng được nó sau từng môn học và khi kết thúc CTĐT. CĐR cấp CTĐT sẽ được cấu trúc thành khung 4 cấp độ theo đề cương CDIO”.
1.2.6.2. Thiết kế giảng dạy và đánh giá nhất quán với chuẩn đầu ra
Việc áp dụng và triển khai tiếp cận CDIO trong DH tại trường đại học đòi hỏi phải có sự thay đổi và tương tác liên tục, đồng bộ trong 3 yếu tố: Các CĐR dự định (Intended learning outcomes), các hoạt động dạy và học (Teaching and learning activities), đánh giá (Assessment).
Các chuẩn đầu ra
Các hoạt động dạy học
Đánh giá
Hình 1.8. Mối quan hệ nhất quán giữa chuẩn đầu ra, giảng dạy và học tập và đánh giá
Như vậy, chúng ta cần phải quan tâm phương pháp giảng dạy cải tiến vì 3 lý do sau: Thứ nhất, CĐR thay đổi thì các hoạt động dạy và học cũng phải thay đổi phù hợp. Sau khi xây dựng được các CĐR cho CTĐT cũng như cho từng môn học cụ thể, câu hỏi đặt ra tiếp theo đối với người GV đó là: “Làm thế nào để giúp SV chúng ta có thể đạt được các mục tiêu đó?”. Nghĩa là chúng ta cần quan tâm đến các phương pháp tổ chức việc giảng dạy và học tập cho SV trong suốt CTĐT cũng như cho từng môn học cụ thể một cách có hiệu quả cao để có thể đáp ứng được các CĐR mong đợi. Thứ hai, một trong những đặc trưng của CTĐT theo tiếp cận CDIO đó là CTĐT tích hợp (integrated curriculum), có các khóa học kiến thức hỗ trợ lẫn nhau, có kế hoạch rõ ràng trong việc tích hợp các