Kỹ Năng Dạy Học Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Ngành Giáo Dục Thể Chất

47


qua khó khăn nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, rèn luyện có sự tham gia hỗ trợ của các thuộc tính tâm lý bậc cao như: động cơ, nhu cầu, ý chí...

Như vậy, có thể nêu những điểm cơ bản về rèn luyện: Là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các hành động trong thực tiễn; Rèn luyện phải đạt đến kết quả mang tính ổn định, bền vững, không thay đổi cả khi điều kiện hoạt động thay đổi; Để rèn luyện đạt hiệu quả cần có sự tự giác, tích cực, cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn của cá nhân. Bởi vì, rèn luyện là việc lặp đi, lặp lại nhiều lần một hoạt động nhằm biến tri thức của chủ thể thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với hoạt động.

Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu rèn luyện kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất như sau: Rèn luyện kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất là quá trình tổ chức cho sinh viên sư phạm luyện tập đến mức thành thạo những thao tác, hành động dạy học môn giáo dục thể chất, nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã xác định.

Thực chất rèn luyện kỹ năng dạy học là luyện tập để các kỹ năng

đạt đến mức thành thạo trong quá trình tiến hành hoạt động dạy học. Để tiến hành hoạt động dạy học, giáo viên cần một hệ thống các thao tác, hành động từ khâu chuẩn bị đến kết thúc hoạt động dạy học. Các thao tác, hành động đó được sử dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cho quá trình dạy học và ngược lại nếu sử dụng không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả dạy học. Với sự vận động, phát triển không ngừng của quá trình dạy học, đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện để hoàn thiện các kỹ năng dạy học đã có và bổ sung thêm những kỹ năng dạy học còn thiếu, cho phù hợp với thực tiễn của lĩnh vực giáo dục thể chất.

Mục đích của rèn luyện kỹ

năng dạy học môn giáo dục thể

chất:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Nâng cao tay nghề sư phạm cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, thông qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông. Cụ thể, rèn luyện kỹ năng dạy học là

48

Rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất - 7


phát triển các kỹ năng dạy học đã có lên một trình độ mới cao hơn, làm cho các kỹ năng dạy học đã có ngày càng trở nên thành thạo, đồng thời bổ sung thêm những kỹ năng dạy học còn thiếu, để phù hợp với thực tiễn của lĩnh vực giáo dục thể chất.

Nội dung rèn luyện kỹ năng dạy học môn giáo dục thể chất: Toàn bộ các thao tác, hành động tiến hành hoạt động dạy học của giáo viên giáo dục thể chất. Giáo viên muốn tiến hành có hiệu quả hoạt động dạy học cần rèn luyện để hệ thống kỹ năng dạy học trở nên thành thạo. Tập trung vào các những kỹ năng dạy học cơ bản, nền tảng quyết định đến chất lượng hoạt động dạy học của giáo viên. Đó chính là nhóm kỹ năng thiết kế bài giảng, nhóm kỹ năng thực hiện bài giảng và nhóm kỹ năng kiểm tra, đánh giá bài

giảng. Trong hệ

thống các nhóm kỹ

năng dạy học trên cần xác định kỹ

năng dạy học nào còn thiếu, kỹ năng dạy học nào chưa thành thạo để tiến hành rèn luyện cho sinh viên, qua đó kỹ năng dạy học được hình thành và phát triển. Đây không đơn thuần là sự tích lũy về mặt số lượng các kỹ năng dạy học, mà là sự biến đổi về chất lượng của từng kỹ năng dạy học và tất cả các nhóm kỹ năng dạy học cho sinh viên, thể hiện sự thành thạo trong

từng kỹ nhất.

năng dạy học để

tiến hành hoạt động dạy học đạt kết quả

cao

Con đường rèn luyện kỹ năng dạy học: Thông qua nhiều con đường, rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục

thể chất được tiến hành qua các hình thức tổ

chức dạy học

ở tất cả các

môn học trong chương trình đào tạo, đặc biệt ở các giáo dục thể chất.

Sinh viên chỉ có thể rèn luyện để hoàn thiện kỹ năng dạy học của

mình trên cơ sở nhận thức được vai trò của kỹ năng dạy học, thấy được sự cần thiết của kỹ năng dạy học đối với hoạt động dạy học, nắm được hệ thống các kỹ năng dạy học. Do đó, trước tiên cần giáo dục nâng cao nhận

49


thức cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất về kỹ năng dạy học. Tuy nhiên, hoạt động thực tiễn là con đường cơ bản để rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, vì vậy cần tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên một cách thường xuyên theo một quy trình hợp lý, trên cơ

sở phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên qua các môn học trong

chương trình đào tạo.

Đặc biệt, kỹ năng dạy học của sinh viên được rèn luyện thông qua

các môn chuyên sâu.

Ở các môn học chuyên sâu với thời lượng số

tiết

nhiều hơn trong chương trình đào tạo, trong các giờ lên lớp, giảng viên

ngoài việc cung cấp cho sinh viên nội dung các kỹ thuật động tác thông qua hệ thống bài tập thể chất, giúp sinh viên nắm chắc kiến thức chuyên ngành và hệ thống các kỹ năng dạy học cần có để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy. Trên cơ sở đó giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng dạy học thông

qua việc soạn giáo án và tập giảng, giảng viên dự và nhận xét, đánh giá

giúp kỹ năng dạy học được thành thạo. Thời gian tiến hành trải đều trong suốt quá trình đào tạo, đặc biệt tập trung ở năm thứ ba, chuẩn bị để các em tham gia kiến tập và thực tập sư phạm ở năm thứ tư.

Thông qua các đợt thi nghiệp vụ

sư phạm, thi chứng chỉ

đẳng cấp

được tổ chức định kỳ hàng năm ở các môn chuyên sâu, sinh viên có điều kiện được thể hiện, rèn luyện không chỉ các kỹ năng dạy học đặc thù, mà qua đó giúp sinh viên hình thành được kỹ xảo trong thể dục thể thao, bản lĩnh nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức được bộc lộ rõ nét.

Ngoài ra, kỹ

năng dạy học của sinh viên chỉ

được hình thành, phát

triển, củng cố một cách vững chắc và thành thạo khi sinh viên tích cực, chủ động rèn luyện thông qua con đường tự rèn luyện để hoàn thiện kỹ năng

50


dạy học dưới sự

chỉ

đạo, giám sát của giảng viên về

nội dung, phương

pháp, hình thức và kiểm tra, đánh giá. Thông qua hoạt động tự rèn luyện, sinh viên đánh giá chính xác trình độ kỹ năng dạy học hiện có của bản thân

(những kỹ năng dạy học nào còn thiếu, còn yếu so với yêu cầu nghề

nghiệp giáo dục thể chất) đây là con đường ngắn nhất giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng dạy học của mình một cách thành thạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ dạy học môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông.

Chủ thể tham gia rèn luyện kỹ năng dạy học: Là giảng viên và các

lực lượng sư phạm trong nhà trường với sự tham gia tích cực, tự giác, chủ động của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất, những học sinh có năng khiếu về thể dục thể thao, nhưng lại hạn chế về các môn văn

hóa và một bộ phận vận động viên đã tham gia thi đấu. Với chất lượng

tuyển sinh đầu vào như vậy, trong quá trình học tập, rèn luyện gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt trong việc rèn luyện các kỹ năng dạy học đặc thù. Các em thường tiếp thu nhanh các kỹ thuật động tác trong các môn thể

dục thể thao, nhưng với kiến thức lý thuyết đặc biệt là kiến thức thuộc

nghiệp vụ sư phạm (tay nghề) gặp khó khăn. Qua trò chuyện, trao đổi với các sinh viên là những vận động viên, các em thường có những chia sẻ: “Chúng em thường ngại, sợ học các môn lý thuyết trên giảng đường, thậm chí việc ngồi học trong thời gian 90 phút đã là trở ngại”; hoặc có em tâm sự: “Chúng em có thể tập luyện cả ngày ở sân bãi với sự tiêu hao thể lực lớn nhưng vẫn không ngại bằng việc phải đứng tập giảng 15 phút trên

lớp”; hoặc đơn cử

có em lại có những suy nghĩ rất đơn giản:

“Giá như

chúng em không phải học các môn lý thuyết thì tốt”… Với thực tế như vậy, đòi hỏi giảng viên, đặc biệt là giảng viên chuyên sâu, trong quá trình giảng

51


dạy trước hết cần khơi dậy ở các em hứng thú với nghề nghiệp, nhận thức đúng vị trí, nhiệm vụ mà sinh viên đang tham gia… Trên cơ sở đó, giúp sinh

viên tích cực, tự

giác, chủ

động trong quá trình học tập nói chung và rèn

luyện kỹ năng dạy học nói riêng.

Đối tượng rèn luyện kỹ năng dạy học: Hệ thống kỹ năng dạy học cần hình thành và phát triển cho sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất để đáp ứng với lao động nghề nghiệp của giáo viên giáo dục thể chất. Sau khi xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục thể chất và

tham khảo ý kiến giảng viên đang trực tiếp giảng dạy ở các khoa, nhà

trường đào tạo giáo viên giáo dục thể

chất, chia sẻ

những khó khăn của

sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất trong việc rèn luyện để hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng dạy học, hệ thống kỹ năng dạy

học cần rèn luyện được trình bày cụ chương 1.

thể

trong nội dung nghiên cứu của

2.2. Kỹ năng dạy học của sinh viên đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất


thông

2.2.1. Đặc điểm dạy học môn giáo dục thể

chất

ở trường phổ

Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc

và kéo dài tuổi thọ

của con người. Giáo dục thể

chất cũng như

các loại

hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm, có vai trò chủ đạo và tổ chức của nhà sư phạm phù hợp với đặc điểm học sinh theo

52


nguyên tắc sư phạm. Do đó, giáo dục thể chất là hình thức giáo dục nhằm trang bị những tri thức chuyên môn và kỹ năng, kỹ xảo để phát triển các tố chất thể lực và tăng cường sức khoẻ. Như vậy, giáo dục thể chất có thể chia thành 2 mặt tương đối độc lập là dạy học động tác (giáo dưỡng) thể chất và giáo dục các tố chất thể lực. Quá trình giảng dạy giáo dục thể chất

ở nhà trường phổ

thông được xem xét như

một hệ

thống toàn vẹn, bao

gồm những thành tố liên hệ, tương tác với nhau tạo nên chất lượng mới.

Thứ nhất về mục tiêu dạy học môn giáo dục thể chất. Môn giáo dục thể chất ở trường phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe tới hạnh phúc của con người. Thông qua đó, học sinh có thói quen rèn luyện để nâng cao sức khỏe cho bản thân. Trang bị hệ thống kỹ năng, kỹ xảo vận động phong phú, đa dạng cho cuộc sống (kỹ năng, kỹ xảo thực dụng và kỹ

năng, kỹ xảo trong thể dục thể thao); Trang bị tri thức chuyên môn; Phát

triển các tố chất thể lực, hoàn thiện thể chất cho học sinh, phát triển trí

tuệ, rèn luyện đạo đức và nâng cao đời sống tinh thần. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất ở trường phổ thông nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: Trang bị tri thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực.

Thứ

hai về nội dung

dạy học môn giáo dục thể

chất.

Việc thực

hiện quá trình dạy học trong nhà trường đòi hỏi giải quyết nhiều vấn

đề về

lý luận có liên quan đến đối tượng và các thành tố

cấu trúc của

dạy học. Các câu hỏi như: Dạy cái gì? Dạy như

thế

nào? Vẫn thường

được

đặt ra với giáo viên. Câu trả

lời cho những câu hỏi đó thường

được xem như

lời giải đáp cho vấn đề

nội dung và phương pháp dạy

học. Nội dung giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông các cấp rất đa dạng, phủ trên diện rộng các môn thể thao khác nhau. Nội dung giáo

53


dục thể chất cho học sinh được thống nhất trong “Phân phối chương

trình môn học giáo dục thể

chất” được Bộ

giáo dục và đào tạo xây

dựng thống nhất cho từng lứa tuổi, gồm các môn học chủ yếu: Điền

kinh (Chạy các cự ly; Nhảy xa, nhảy cao các kiểu); Thể dục: Thể dục

cơ bản (Thể dục tay không; Thể dục tay không kết hợp dụng cụ; Đội

hình đội ngũ;

Thể

dục nhịp điệu;

Thể

dục Aerobic); Các trò chơi vận

động; Các môn thể thao tự chọn…

Thứ ba về phương tiện dạy học môn giáo dục thể chất. Giáo dục

thể

chất là một quá trình sư

phạm do vậy ngoài việc sử

dụng các

phương tiện chung như

ngôn ngữ

và các hình thức trực quan. Để

giải

quyết các nhiệm vụ đặc thù, giáo dục thể chất sử dụng các loại phương tiện chuyên môn đó là: Các bài tập thể chất và các yếu tố lành mạnh của

tự nhiên và vệ

sinh môi trường. Cụ

thể:

Bài tập thể

chất

là hành động

vận động được lựa chọn sử dụng phù hợp với quy luật và để giải quyết

nhiệm vụ

của giáo dục thể

chất. Bài tập thể

chất là những hoạt động

chuyên biệt do con người sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích.

Dấu hiệu nổi bật của chúng là sự tương ứng giữa hình thức và nội dung vận động với bản chất của giáo dục thể chất, với các quy luật tiến hành việc giáo dục đó. Các môn thể thao hiện đại và dân tộc về cơ bản luôn

gắn liền với các bài tập thể chất. Đặc điểm của chúng là tính chuyên

môn hóa cao nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục thể chất và thi đấu thể

thao. Do vậy, các bài tập thể

chất đã trở

thành những phương tiện để

thực hiện các nhiệm vụ mang tính đặc thù cao.

của quá trình giáo dục thể

chất, đa dạng và

Thứ

tư về

phương pháp dạy học môn giáo dục thể

chất.

Phương

pháp hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động

54


được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Phương pháp gắn bó chặt chẽ với lý luận, có những phương pháp riêng cho từng lĩnh vực khoa học.

Phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất là tổng hợp những cách thức làm việc của thầy và trò, qua đó học sinh nắm vững tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo vận động, phát triển năng lực trí

tuệ

và thể

chất, trên cơ

sở đó hình thành thế

giới quan khoa học và

những phẩm chất đạo đức của con người.

Xem tất cả 279 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí