Nhận Xét Các Nghiên Cứu Và Xác Định Khe Hổng Nghiên Cứu


Tác giả

Tên, Mẫu Nghiên

Cứu

Phương

Pháp

Các nhân tố ảnh hưởng


Minh




Huỳnh Thị Minh Phương (2017)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành Bất động sản giai đoạn 2011-2015

Hồi quy dữ liệu bảng, đo lường thông tin theo chất lượng lợi nhuận

Quyền sở hữu vốn của nhà đầu tư

nước ngoài

Quyền sở hữu vốn của nhà nước

Quyền sở hữu vốn của tổ chức

Sự kiêm nhiệm chức danh TGĐ

và chủ tịch HĐQT

Tính độc lập của HĐQT

Loại công ty kiểm toán

Đỗ Hoàng Anh Thư (2018)

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính: thực nghiệm tại các công ty niêm yết có vốn đầu tư nước ngoài trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Phương pháp hồi quy bội

Quy mô của công ty,

Doanh thu

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu,

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nước

ngoài

Chất lượng công ty Kiểm toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4


1.3 Nhận xét các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu

Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC, tác giả nhận thấy đây là chủ đề đang ngày càng được quan tâm và mở rộng nghiên cứu trên nhiều đối tượng ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây, các tác giả chủ yếu dựa trên bối cảnh kinh tế nghiên cứu và đặc điểm các quy định về kế toán tại thời điểm nghiên cứu để chọn mô hình phù hợp. Do đó, trong thời điểm các quy định về kế toán tại Việt Nam và Quốc tế hiện nay đang có xu hướng hội tụ, tác giả nhận thấy cần xác định lại

mô hình nghiên cứu phù hợp trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC nhằm đáp ứng nhu cầu thúc đẩy và nâng cao chất lượng BCTC hiện nay. Mặt khác, qua tổng hợp và phân tích các nghiên cứu đã công bố, việc nghiên cứu chỉ quan tâm chủ yếu đến tác động của quản trị DN đến chất lượng BCTC, mà chưa đề cập nhiều đến tổng thể những nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC. Bởi vì độ tin cậy của thông tin BCTC là phạm trù do nhiều yếu tố cấu thành và cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, việc xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC là cấp thiết đồng thời bổ sung cho các nghiên cứu trước đây.

Bên cạnh đó, lĩnh vực thực phẩm đồ uống là một trong những lĩnh vực phát triển nổi bật hiện nay. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC tại các doanh nghiệp niêm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là bằng chứng thực nghiệm cụ thể cho kết quả từ mô hình đã nghiên cứu trước đây cũng như có thể khám phá thêm những nhân tố mới khi thực hiện nghiên cứu theo ngành.

1.4 Đặc điểm các công ty ngành thực phẩm đồ uống:

Với tốc độ tăng trưởng cao, thực phẩm và đồ uống được đánh giá là một trong những ngành hấp dẫn nhất, đưa Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng trong khu vực.

Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm và đồ uống rất tiềm năng. Số liệu của Vietnam Report cho thấy, chỉ số tiêu thụ của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng lần lượt 8,1% và 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Thực phẩm và đồ uống hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hằng tháng của người tiêu dùng (chiếm khoảng 35% mức chi tiêu). Bia, đồ uống không cồn và thực phẩm là 3 nhóm tăng trưởng nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Ngành thực phẩm và đồ uống hiện chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Có rất nhiều lợi thế để 2 ngành hàng này tăng trưởng mạnh và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.

Với tỷ lệ dân số trẻ ngày càng tăng (ước tính khoảng trên 50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập được cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, sự phong phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp - nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho chế biến thực phẩm, đồ uống đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại, đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng.

Đây chính là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tiềm năng trong khu vực.

Trong thời gian qua, việc mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống rất sôi động. Điển hình là Kinh Đô bán mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại, Masan thông qua công ty con là Masan Consumer thực hiện các thương vụ M&A với Vinacafe Biên Hòa, Singha, Vĩnh Hảo, Cholimex Food... tạo ra một dải sản phẩm ở nhiều phân khúc, như nước tăng lực, nước khoáng, nước tương, nước chấm, gia vị, thực phẩm tiện lợi, chuỗi giá trị thịt...

Các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các tên tuổi lớn trong ngành FMCG đến từ Thái Lan, Hàn Quốc với lợi thế về tài chính, kinh nghiệm và công nghệ đã không bỏ qua cơ hội khi liên tục đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Thai Beverage đã mua cổ phần chi phối tại Công ty CP Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), CJ CheilJedang - đơn vị thành viên của CJ Group, một "ông lớn" của Hàn Quốc đã mua Minh Đạt và Cầu Tre, Tập đoàn Daesang Corp mua lại Công ty CP Thực phẩm Việt Đức, JC&C mua cổ phần Vinamilk...

Tiềm năng và sự phát triển của ngành hàng thực phẩm cùng với sự phát triển công nghệ đã hình thành những xu thế tiêu dùng mới. Trong đó, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ, thân thiện với môi trường, và chi trả khoản tiền cao hơn cho bữa ăn hằng ngày. Có khoảng 86% người tiêu dùng Hà Nội và TP.HCM đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, hoặc các sản phẩm đúng mùa vụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các bê bối về an toàn, vệ sinh thực phẩm đã ảnh hưởng không ít đến niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm, đồ uống Việt Nam, từ đó ảnh hưởng không ít đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và tính thực thi của các chính sách kêu gọi đầu tư hay huy động vốn.

Trong quá trình tìm hiểu các nghiên cứu đã thực hiện, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu thực nghiệm theo lĩnh vực thực phẩm đồ uống về các nhân tố tác động đến độ tin cậy của BCTC của các DN. Vì vậy, tác giả định hướng chọn đề tài này để tìm ra các nhân tố tác động đến độ tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp niêm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Báo cáo tài chính, chất lượng BCTC và độ tin cậy BCTC

2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp được trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính; tình hình, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của DN. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành, (đoạn 9, chuẩn mực kế toán số 21) nhằm phục vụ các yêu cầu thông tin cho việc đề ra các quyết định của chủ DN, hội đồng quản trị DN, nhà đầu tư, người cho vay và các cơ quan chức năng.

Hệ thống BCTC của DN gồm:

Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của DN tại một thời điếm nhất định, số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vổn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN (khoản 1.1, điều 112, Thông tư 200/2014/TT- BTC).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của DN, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từcác hoạt động tài chính và hoạt động khác của DN. Khi lập Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa DN và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, DN phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ (Khoản l.a, điều 113, Thông tư 200/2014/TT-BTC).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT): Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 24, BCLCTT cung cấp thông tin cụ thể về việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo của DN (gồm dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính). Thông tin kế toán trình bày trên BCLCTT

cung cấp cho người sử dụng để có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền trong quá trình hoạt động, đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, đánh giá khả năng thanh toán của DN, đánh giá khả năng đầu tư của DN. Thông tin kế toán trình bày trên BCLCTT là công cụ để lập dự toán tiền, xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của của luồng tiền tương lai.

Bản thuyết minh BCTC: Bản thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC DN dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiêt các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, BCLCTT cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kể toán cụ thể. Bản thuyết minh BCTC cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu DN xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý BCTC (Khoản 1, điều 115, Thông tư 200/2014/TT-BTC).

2.1.2 Chất lượng thông tin BCTC và độ tin cậy của thông tin BCTC

Theo quy định tại khoản 9, chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 21, BCTC phải cung cấp những thông tin của một DN về: Tài sản; Nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; Các luồng tiền.

2.1.2.1 Khái niệm chất lượng thông tin BCTC

Trong lĩnh vực KT, CLTT được đề cập cụ thể trong các báo cáo của các tổ chức nghề nghiệp KT quốc tế như AAA, FASB, IASB; các quy định của Nhà Nước (Luật KT Việt Nam; Luật Thương mại Pháp, ...); và trong nghiên cứu cơ bản về CLTT KT.

Về phía các tổ chức nghề nghiệp, theo FASB (1993), CLTT được xác định bao gồm các thuộc tính Thích hợp, Đáng tin cậy và Có thể hiểu được cho người dùng; IASB cho rằng CL được hiểu như là những thuộc tính làm cho những thông tin trình bày trên các BCTC trở nên hữu ích đối với những người sử dụng thông tin, bao gồm: Có thể hiểu được; Thích hợp; Đáng tin cậy; Có khả năng so sánh (IASB, 2001); Thông tin tài chính hữu ích khi nó thích hợp và đại diện đáng

tin cậy. Tính hữu ích của thông tin tài chính được nâng cao nếu nó có thể so sánh, kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu (IASB, 2018).

Về phía quy định Nhà Nước, Luật Thương mại Pháp yêu cầu BCTC phải mang tính Hợp thức (Régularité), Trung thực (Sincérité) và Cung cấp một hình ảnh đúng sự thật (Image fidèle) về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của DN (Odile Barbe & ctg, 2008); Luật KT Việt Nam quy định các thuộc tính như: Trung thực, Khách quan, Đầy đủ, Kịp thời, Có thể hiểu được, Có khả năng so sánh (Luật KT 2003, 2018).

Dựa trên khuôn mẫu khái niệm về các thuộc tính CLTT BCTC được ban hành bởi IASB và FASB, các nhà nghiên cứu theo hướng cơ bản đã đưa ra những khái niệm đa dạng về CLTT BCTC. Jonas và Blanchet (2000), cho rằng CL thể hiện ở việc BCTC cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin tài chính, và mục đích cung cấp thông tin không hướng đến việc gây nhầm lẫn hoặc thay đổi quyết định của người sử dụng. Tang và cộng sự (2008) cho rằng CLTT BCTC được hiểu như là khả năng mà BCTC cung cấp một cách trung thực và thực tế những thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của một thực thể.

2.1.2.2 Độ tin cậy của thông tin trên BCTC

Thông tin trên BCTC cần phải bảo đảm tính tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này, thông tin trên BCTC phải là những thông tin khách quan và có thể thẩm định được. Thông tin trên BCTC mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kì cá nhân nào do nó là kết quả của quá trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,căn cứ từ các chứng từ kế toán và tuân thủ theo các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa, thông tin trên BCTC có thể được thẩm định để tìm kiếm các bằng chứng chứng minh cho tính đúng đắn của các số liệu trên BCTC.

Theo khoản 9, chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 21, BCTC cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;

- Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

- Trình bày khách quan, không thiên vị;

- Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Báo cáo tài chính kiểm toán là một trong những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp niêm yết buộc phải công bố và là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá độ tin cậy của thông tin, chất lượng tài chính, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kiểm toán số 500 - Bằng chứng kiểm toán,

Độ tin cậy của tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán và độ tin cậy của chính bằng chứng kiểm toán đó chịu ảnh hưởng của nguồn gốc, nội dung và hoàn cảnh mà tài liệu, thông tin được thu thập, bao gồm các kiểm soát đối với việc tạo lập và lưu trữ tài liệu, thông tin khi thích hợp. Vì thế, có một số ngoại lệ trong các nguyên tắc đánh giá độ tin cậy của các loại bằng chứng kiểm toán khác nhau. Thậm chí khi tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán được thu thập từ các nguồn bên ngoài đơn vị thì cũng có thể có trường hợp làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của các tài liệu, thông tin đó. Ví dụ, tài liệu, thông tin thu thập được từ một nguồn độc lập ngoài đơn vị có thể không đáng tin cậy nếu nguồn tài liệu, thông tin đó không đầy đủ hoặc chuyên gia của đơn vị được kiểm toán có thể thiếu khách quan. Mặc dù có những ngoại lệ nhất định nhưng việc đánh giá về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán có thể dựa trên các nguyên tắc sau:

Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán tăng lên khi bằng chứng kiểm toán được thu thập từ các nguồn độc lập bên ngoài đơn vị;

Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán được tạo ra trong nội bộ đơn vị tăng lên khi các kiểm soát liên quan, kể cả các kiểm soát đối với việc tạo lập và lưu trữ các bằng chứng đó, được thực hiện hiệu quả;

Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên trực tiếp thu thập (ví dụ bằng chứng thu thập được nhờ quan sát việc áp dụng một kiểm soát) đáng tin cậy hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023