Đánh Giá Mức Độ Kỹ Năng Tự Học Toán Của Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Tiểu Học


thông qua trải nghiệm công việc và đào tạo nghề hoặc có thể là kết quả của khả năng qua nhiều năm học tập, công tác và làm việc. Ngoài ra, KN tự học là một hệ thống, bao hàm trong nó những KN chung cho hoạt động học tập được phân chia cấp độ từ thấp đến cao.

Chúng tôi xác định khái niệm: KN THT là các phương thức hành động mà người học tự thực hiện một cách tích cực, chủ động, linh hoạt thực hiện các hoạt động của người học khi tham gia vào việc học Toán (như KN tự thiết kế, tổ chức kế hoạch hoạt động Toán học, KN tự thực hiện các hoạt động Toán học, KN tự kiểm tra, tự điều khiển hoạt động Toán học) nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ học tập Toán dưới sự hướng dẫn trực tiếp, gián tiếp của GV, thậm chí không có sự hướng dẫn của GV. Tham khảo các công trình nghiên cứu, chúng tôi phân chia KN THT thành hai nhóm KN chính là nhóm KN nhận thức và nhóm KN hoạt động.

Tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả [9], [11], [40], . . . có nhiều cách phân chia KN THT, tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng các KN trong quá trình THT là một hoạt động phức hợp, linh hoạt và nhuần nhuyễn. Việc phân chia nhóm KN chỉ mang tính tương đối, vì vậy, chúng tôi phân chia KN THT thành hai nhóm KN chính là nhóm KN nhận thức và nhóm KN hoạt động. Với cách phân chia này sẽ giúp đơn giản hóa việc phân loại KN và tạo được sự rõ ràng hơn trong việc đề xuất biện pháp phát triển hai nhóm KN trong chương 2. Trong hai nhóm KN bao gồm các KN thành phần như sau:

Nhóm 1: Nhóm KN nhận thức THT (bao gồm 7 KN thành phần) [Phụ lục 1]

Nhóm 2: Nhóm KN hoạt động THT (bao gồm 28 KN thành phần) [Phụ lục 1]

1.6. Đánh giá mức độ kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

1.6.1. Biểu hiện kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm Tiểu

học


1.6.1.1. Đặc điểm sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

SV ĐHSPTH còn có những đặc điểm tâm lý riêng. Các học phần Toán trong

chương trình đào tạo của họ cũng có nhiều khác biệt:


Các học phần Toán trong chương trình đào tạo giáo viên sư phạm Tiểu học hệ đại học có 2 đặc điểm chính là tính trừu tượng, thực tiễn phổ dụng và tính lôgic, hệ thống. Toán học ở Tiểu học còn có những mảng kiến thức có thể đo đếm, thử chọn. Đó là một đặc điểm khác biệt so với chương trình Toán các cấp khác. Học tập Toán gồm các hoạt động như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, trừu tượng hóa, tương tự hóa, so sánh, suy luận, chứng minh, thực nghiệm được liên hệ với nhau chặt chẽ. Phải chú trọng tới sự liên hệ giữa các hoạt động trên mới có thể hướng dẫn SV tự học.

Về đặc điểm tâm lý SV ĐHSPTH: đó là những người được đào tạo để trở thành giáo viên hoạt động giáo dục ở bậc Tiểu học. Họ sẽ là những người đặt những “viên gạch đầu tiên” cho việc hình thành, phát triển nhân cách và tài năng cho các thế hệ học trò. Vì vậy, cùng với việc trang bị kiến thức khoa học, họ còn phải hình thành KN TH, tự nghiên cứu để truyền đạt cho các thế hệ tiếp nối sau này.

Do đặc thù bậc học nên chương trình đào tạo của SV ĐHSPTH có sự khác biệt với chương trình đào tạo những ngành sư phạm khác. Họ phải tham gia học rất nhiều môn học ít có liên đới gần (như Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghiệp vụ sư phạm). Thi tuyển vào đại học SPTH không có một khối ngành riêng (tuyển từ khối A, C, D) vì vậy lực học không đồng đều, khả năng và xu hướng không giống nhau. Chính vì vậy, SV ĐHSPTH cần phải được hướng dẫn, xây dựng một cách học phù hợp, hiệu quả. Trong đó không thể thiếu cốt lõi của việc học là “tự học”.

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, yêu cầu người giáo viên Tiểu học cần phải phát triển toàn diện về cả trí tuệ lẫn nhân cách. Song thực tế, SV ĐHSPTH bị phân hoá theo ba hướng:

- Xu hướng tích cực: Biểu hiện rõ nhất là SV học tập rất tích cực, toàn tâm toàn ý, không thoả mãn với nội dung chương trình chính khóa. Họ tích cực, chủ động học thêm ngoại ngữ, tin học và rèn luyện các KN mềm khác. Họ có một ý thức tự học cao, có niềm say mê học tập và các hoạt động tự học tương đối hiệu quả.

- Xu hướng trung tính: SV thuộc xu hướng này không có biểu hiện gì nổi trội. Mục đích học của họ không rõ ràng. Họ không dành thời gian nghiên cứu sâu những môn học cụ thể. Kiến thức có được không bền vững và sâu sắc.


- Xu hướng tiêu cực: biểu hiện chủ yếu là ngại khó, ngại khổ, lười biếng trong học tập cũng như sinh hoạt tập thể. Họ sử dụng quá nhiều thời gian vào những việc vô bổ thậm chí tham gia những tệ nạn xã hội. Họ không có ý thức tự học và niềm say mê học tập.

1.6.1.2. Chương trình Toán đào tạo đại học ngành Giáo dục Tiểu học hệ đại

học


1) Chương trình Toán theo hệ thống niên chế


Kỳ

Học phần

Đvht

I

Toán học 1

3

II

Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán

3

III

Toán học 2

4

IV

Toán học 3

3

V

Phương pháp dạy học Toán ở TH 1

2

VI

Phương pháp dạy học Toán ở TH 2

4

VII

Phương pháp dạy học Toán ở TH 3

3

VIII

Toán học 4

4


Tổng số

26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 5

2) Chương trình Toán theo hệ thống tín chỉ


Học phần

Tín chỉ

Toán học 1

2

Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán

2

Toán học 2

3

Toán học 3

3

Phương pháp dạy học Toán ở TH 1

4

Phương pháp dạy học Toán ở TH 2

2

Toán học 4

3

Tổng số

19

Trong giai đoạn hiện nay, các trường đại học đang có sự giao thoa giữa hai hệ đào tạo theo hệ thống niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ. Hiện nay, nhiều


trường vẫn tồn tại song song hai hình thức đào tạo này. Khi tìm hiểu và so sánh chương trình Toán đào tạo cho SV ĐHSPTH của hai hệ, chúng tôi nhận thấy:

- Về số lượng và nội dung các học phần Toán trong chương trình đào tạo giữa hai hệ thay đổi không đáng kể.

- Số lượng tín chỉ trong chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ít hơn số lượng đơn vị học trình trong chương trình đào tạo theo niên chế. Tuy nhiên, trong việc phân bổ thời gian trong từng môn học ngoài các tiết bài tập có nhiều tiết tự học, thảo luận hơn. Trong đó các tiết bài tập, thảo luận, được nhân lên gấp đôi số tiết.

- Các học phần Toán trong chương trình đào tạo SV ĐHSPTH có thể phân làm hai nhóm chính. Nhóm thức nhất là nhóm Toán cơ bản gồm các học phần như: Toán học 1, Toán học 2, Toán học 3 , Toán học 4, Nhập môn lý thuyết xác suất thống kê Toán. Nhóm thứ hai là nhóm Toán phương pháp gồm các học phần như: Phương pháp dạy học Toán ở TH 1, Phương pháp dạy học Toán ở TH 2.

1.6.1.3. Phân nhóm biểu hiện kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

Qua việc nghiên cứu, phân tích đặc điểm tâm lý của SV ĐHSPTH và chương trình Toán đào tạo ĐHSPTH [1.6.1.1-1.6.1.2], chúng tôi cho rằng khái niệm KN THT dành cho SV ĐHSPTH cũng có điểm giống KN THT nói chung, được chia làm hai nhóm KN chính như trên. Tuy nhiên, do nội dung giữa các học phần trong nhóm Toán cơ bản và Toán phương pháp luôn có sự liên hệ, kế thừa và phát triển. Các học phần Toán cơ bản là cơ sở để SV hiểu về nền tảng Toán học, các học phần Toán phương pháp trang bị cho SV nội dung kiến thức và cách thức giảng dạy cho học sinh Tiểu học. SV ĐHSPTH không những có nhiệm vụ hiểu sâu sắc về nguồn gốc, nội dung kiến thức Toán học mà còn phải có phương pháp giúp cho học sinh Tiểu học tìm tòi, chiếm lĩnh được những kiến thức Toán học đó. Chính vì vậy, trong nhóm KN thứ 2 chúng tôi bổ sung thêm một số KN riêng biệt thể hiện KN chuẩn bị nghề cho giáo viên Tiểu học trong tương lai. Cụ thể, trong luận án này, chúng tôi cần chú trọng phát triển cho SV ĐHSPTH các KN theo hai nhóm chính:


* Nhóm thứ nhất là nhóm biểu hiện về KN nhận thức THT, gồm 2 KN: KN xác định mục tiêu; KN tạo động cơ THT;

* Nhóm thứ hai là nhóm biểu hiện về các KN hoạt động THT, gồm 11 KN:

- KN kế hoạch hóa học tập; KN chuẩn bị những tri thức cần thiết làm tiền đề cho việc tự học những tri thức Toán học mới; KN đọc tài liệu Toán học; KN ghi chép Toán học; KN phát hiện - giải quyết - đề xuất vấn đề trong trong Toán học; KN làm việc theo nhóm; KN tự đánh giá kết quả tự học Toán; KN chuyển tài lời giải bài toán sang ngôn ngữ toán Tiểu học; KN tổ chức các tình huống kích thích hoạt động tự học theo nhóm cho HS Tiểu học; KN vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở Tiểu học; KN vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Toán ở Tiểu học.

1.6.2. Tiêu chí đánh giá mức độ kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

Dựa trên 12 KN thành phần biểu hiệu KN THT của SV, chúng tôi xây dựng hệ thống tiêu chí và các chỉ số của các KN thành phần của KN THT để tạo cơ sở bước đầu cho việc đánh giá mức độ KN THT của SV ĐHSPTH [phụ lục 2]. Bên cạnh đó, nghiên cứu về biểu hiện và tiêu chí nhận dạng KN THT của SV, có các tác giả Đào Tam, Lê Hiển Dương, …. đã đề cập đến biểu hiện năng lực tự học Toán cho SV sư phạm Toán [22]. Nghiên cứu về tiêu chí nhận dạng KN THT của SV, tác giả Carolyn Hopper đã thiết kế các câu hỏi để tự kiểm tra KN THT của SV trong Trường Cao đẳng Thực hành “Math Study Skills Self-Survey”. Bộ câu hỏi gồm 33 câu, chia làm 5 phần đánh giá. Trong đó phần 1 đánh giá về việc lựa chọn một lớp học toán (Section 1: Selecting a math class); phần 2 đánh giá về sử dụng thời gian và địa điểm dành cho việc học tập (Section 2: Time and place for studying); phần 3 đánh giá về những phương pháp học tập trên lớp học (Section 3: Study strategies for the class); phần 4 đánh giá về cách thức tham gia các bài kiểm tra Toán (Section 4: MathTests); phần 5 đánh giá về thái độ trong quá trình học Toán (Section 5: Anxiety). Tuy nhiên, trong bộ câu hỏi này, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá bằng định tính, chưa chỉ ra được cách đánh giá bằng định lượng cho SV. Theo


chúng tôi, đối với SV ĐHSPTH cần có sự đánh giá chi tiết hơn. Cụ thể, cần chia làm hai tiêu chí đánh giá về biểu hiện nhận thức, thái độ THT và đánh giá về biểu hiện các KN hỗ trợ KN THT. Ngoài ra, cần có sự đánh giá định tính và định lượng để SV dễ dàng kiểm tra mức độ tự học của bản thân. Bởi vì, SV ĐHSPTH có những yêu cầu chi tiết, cụ thể về mực tiêu học Toán. Ngoài việc nắm được những kiến thức Toán học, họ cần phải hiểu bản chất Toán học và có sự liên hệ với chương trình Toán ở Tiểu học. Họ là những người thầy đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho thế hệ trẻ, vì vậy họ phải là những tấm gương về đạo đức, về ý thức và phương pháp tự học . . . Ngoài ra, họ cần có kết quả đánh giá định lượng chính xác để có sự nhìn nhận đánh giá đúng bản thân từ đó điều chỉnh hoạt động tự học cho hiệu quả hơn. Căn cứ vào những cơ sở nghiên cứu, căn hệ thống tiêu chí và chỉ số về KN thành phần của KN THT chúng tôi xây dựng một bộ câu hỏi gồm 50 câu, chia làm 2 loại để khảo sát KN THT: loại một là biểu hiện về nhận thức THT; loại hai là biểu hiện về các hoạt động THT. Dưới đây là bộ câu hỏi để điều tra KN THT của SV ĐHSPTH. Bộ câu hỏi khảo sát KN TH này được thiết kế để giúp SV ĐHSPTH tự đánh giá KN THT của bản thân.

THT trong trường đại học (28 câu hỏi)

THT chuẩn bị nghề ở Tiểu học (12 câu hỏi)

Sơ đồ 1.1: Bộ câu hỏi đánh giá mức độ KN THT của SV ĐHSPTH


Bộ câu hỏi đánh giá mức độ KN THT của SV ĐHSPTH

KN Nhận thức (10 câu hỏi)

KN Hoạt động (40 câu hỏi)


Bộ câu hỏi đánh giá mức độ KN THT của SV ĐHSPTH với 50 câu hỏi, chia làm 2 phần đánh giá nhóm nhận thức và nhóm hoạt động THT, như sau: [phụ lục 3].

Phần 1: Đánh giá về kỹ năng nhận thức tự học Toán (10 câu hỏi)

Phần 2: Đánh giá về hoạt động tự học Toán (40 câu hỏi), chia làm hai nhóm :

1) Một số kỹ năng cần thiết cho việc tự học Toán đáp ứng yêu cầu học tập ở đại học (28 câu hỏi)

2) Một số kỹ năng cần thiết để sinh viên tự học Toán đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở thực tiễn trường Tiểu học (12 câu hỏi)

1.6.3. Các mức độ kỹ năng tự học Toán của sinh viên đại học sư phạm Tiểu

học

Dựa vào định nghĩa, chúng tôi đã xây dựng KN THT, chúng tôi cho rằng khi

SV ĐHSPTH có KN THT tức là người học phải có một số KN sau: KN tự thiết kế, tổ chức kế hoạch hoạt động Toán học, KN tự thực hiện các hoạt động Toán học, KN tự kiểm tra, tự điều khiển hoạt động Toán học nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ học tập Toán. Tất cả các KN trên nếu nhìn ở bên ngoài rất khó đánh giá mức độ, chính vì vậy, mức độ sẽ được đánh giá ở kết quả đạt được của người học thể hiện ra bên ngoài. Trong nhà trường, tự học của SV ĐHSPTH phần lớn nhằm thực hiện theo yêu cầu của GV, các mức độ tăng dần tùy theo sự hướng dẫn, điều khiển và yêu cầu của GV nhiều hay ít. Để đánh giá mức độ tự học của người học, chúng tôi đánh giá mức độ bằng kết quả thực hiện những nhiệm vụ do GV yêu cầu, như sau:

Mức độ 1:

- Thực hiện các hoạt động tự học để trả lời được các câu hỏi, yêu cầu của GV (cho trước) theo giáo trình.

Mức độ 2:

- Thực hiện các hoạt động tự học để trả lời được các câu hỏi, yêu cầu mà GV cho trước.

- Thực hiện các hoạt động tự học để giải được những bài toán tương tự và lấy được ví dụ minh họa cho phần kiến thức tự học đó.

Mức độ 3:

- Thực hiện các hoạt động tự học để trả lời được các câu hỏi, yêu cầu của GV cho trước.


- Thực hiện các hoạt động tự học để giải được những bài toán tương tự và lấy được ví dụ minh họa cho phần kiến thức tự học đó.

- Thực hiện các hoạt động tự học sau đó diễn đạt nội dung tự học theo nhiều cách khác nhau.

Mức độ 4:

- Thực hiện các hoạt động tự học để trả lời được các câu hỏi, yêu cầu của GV cho trước.

- Thực hiện các hoạt động tự học để giải được những bài toán tương tự và lấy được ví dụ minh họa cho phần kiến thức tự học đó.

- Thực hiện các hoạt động tự học sau đó diễn đạt nội dung tự học theo nhiều cách khác nhau.

- Thực hiện các hoạt động tự học sau đó tự đặt ra những câu hỏi (đặc biệt những câu hỏi có định hướng nghề nghiệp) và tìm cách trả lời chúng.

- Phát hiện và sửa chữa các sai lầm.

Để minh họa cho 4 mức độ trên, chúng tôi sử dụng một số ví dụ minh họa trong nội dung của bài: “Tập hợp” [29, tr.3-12] như sau:

Mức độ 1:

VD 1: Trong phần khái niệm về quan hệ bao hàm, GV yêu cầu SV đọc giáo trình để trả lời các câu hỏi sau:

?: Tập hợp A được gọi là tập con của tập hợp B khi nào?

?: Cho tập A = {0, 2, 3}; tập B = { - 2, 0, 1, 2, 3}. Hãy điền vào chỗ trống sau: Khi đó ta nói tập . . . là tập con của tập . . .

Hay . . . là bộ phận của . . .(hay . . . bao hàm trong . . .) Ký hiệu là: . . .

Mức độ 2:

VD 2: Trong phần khái niệm về quan hệ bao hàm, GV yêu cầu SV đọc giáo trình để trả lời các câu hỏi trên, sau đó SV thực hiện các hoạt động tự học để giải được những bài toán tương tự như:

?: Xác định quan hệ bao hàm giữa các tập hợp sau: , , ,

?: Cho hai tập hợp sau:

X = {tập hợp các hình vuông}

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí