Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở

viên với các em học sinh bằng cách đưa ra những câu hỏi để học sinh trả lời, thông qua cách ứng xử, giao tiếp, cách ăn mặc của học sinh… đó chính là sản phẩm đầu ra của giáo dục; qua đó lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh, của cha mẹ học sinh; đồng thời định hướng giá trị cho đội ngũ về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh được hiệu quả hơn; hướng dẫn các hoạt động tiếp theo sau đánh giá; qua đó điều chỉnh hoạt động của quản lý, giáo viên, điều chỉnh việc học tập của học sinh. Ngoài việc đánh giá sản phẩm đầu ra của giáo dục, cần đánh giá các điều kiện đảm bảo cho chất lượng giáo dục, như cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh để có những điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở

1.5.1. Yếu tố chủ quan

Việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở là tuyên truyền cho học sinh các dân tộc bậc trung học cơ sở biết về truyền thống văn hóa của các dân tộc, tôn trọng, giữ gìn và phát huy các bản sắc văn hóa của dân tộc. Đây là những hoạt động diễn ra từ gia đình, dòng họ, thôn, bản nơi các em sinh sống đến nhà trường nơi các em học tập nên cơ bản các em đã biết, có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và những bản sắc văn hóa của chính dân tộc các em.

Song bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cán bộ quản lý, giáo viên một số trường và còn một bộ phận không nhỏ học sinh trường trung học cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Còn có cán bộ quản lý cho rằng đây không phải là nhiệm vụ chuyên môn, khối lượng chương trình dạy học lớn nên không còn thời gian để tổ chức các hoạt động khác. Có giáo viên ngại tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh vì nghĩ rằng bản thân còn hạn chế về kiến thức về văn hóa truyền thống, văn hóa của đại phương, kỹ năng tham gia các hoạt động giáo dục còn hạn chế, một số còn ngại xây dựng kế hoạch và

thực hiện, cho rằng chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy bộ môn được phân công. Còn có học sinh nghĩ rằng mọi hoạt động văn hóa, những phong tục tập quán của dân tộc mình từ xưa cho đến nay luôn đúng, không thể chắt lọc để phù hợp với thời đại. Nhưng có em lại mang tính tự ti dân tộc, không muốn nhận mình là người dân tộc thiểu số, ngại mặc trang phục, sự dụng ngôn ngữ của dân tộc mình,… Một bộ phận là con em dân tộc thiểu số, kể cả những người đã trưởng thành đã quên hoặc không sử dụng tiếng dân tộc mình; xu hướng không thiết tha, mặn mà với các hoạt động văn hóa dân gian, truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng. Những bản sắc văn hóa của mỗi tộc người hay sự đồng hóa tự nhiên theo xu hướng “Kinh hóa” là một thực trạng trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các học sinh dân tộc thiểu số các trường trung học cơ sở. Đôi lúc có xu hướng “ngoại hóa” ở một số hoạt động văn hóa trong trường học phải loại bỏ (như nhảy múa theo nhạc Hoa, chơi các trò chơi, đồ chơi phi truyền thống của Việt Nam).

Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên ở một số trường còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo trong việc chỉ đạo, tổ chức, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh một cách thường xuyên, hiệu quả.

Ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc chưa tốt, còn tham gia như sự bắt buộc, học tập tiếp thu các nội dung về truyền thống văn hóa dân tộc chưa nghiêm túc, tham gia các hoạt động còn mang tính đối phó, chiếu lệ, bản thân không chịu khó tự học, tự rèn.

Chính vì vậy, việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở kết quả đạt được chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc. Hội nghị Ban Chấp hành trung ương 5, khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33 ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Nhà nước ta đã có Luật giáo dục năm 2005, và sửa đổi bổ sung năm 2019 và nhiều văn bản của Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, theo đó đã nêu rõ các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ, nhất là trong các trường phổ thông. Tỉnh Lào Cai đã có đề án số 06 (ngày 09/6/2016) về “đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2016- 2020”; đề án số 08 (ngày 24/11/2017) về “Phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020” theo đó các nhiệm vụ giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường phổ thông đã được đề cập và đặt ra các chỉ tiêu cụ thể cho giáo dục của tỉnh. Huyện đã ban hành đề án số 06 về “Phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn huyện… Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 5

Những phong tục, tập quán lạc hậu của một số đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chưa được xóa bỏ dứt điểm (như phong tục cưới tảo hôn, ma chay kéo dài, cúng giỗ linh đình,…); đời sống vật chất tinh thần của nhân dân các dân tộc cơ bản được nâng lên xong chưa đồng đều giữa các vùng; một số dân tộc thiểu số chưa có tư duy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, sản xuất chủ yếu tự cung, tự cấp, chưa tạo ra sản phẩm có giá trị và thu nhập cao. Điều kiện tự nhiên, địa lý khí hậu có những thuận lợi, song cũng nhiều khó khăn; thiên tai, địch họa thường xuyên xảy ra gây thiệt hại đến đời sống, sinh

hoạt, học tập của người dân. Trình độ dân trí còn thấp, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn gặp nhiều khó khăn ở các xã vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.

Cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu cho hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó công tác phối hợp giữa nhà trường với cấp ủy, chính quyền, các lực lượng ngoài nhà trường chưa được tốt, chưa tạo ra nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho các hoạt động của nhà trường.

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trường trung học cơ sở như nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên; ý thức, thái độ của học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Các chủ trương, quan điểm của Đảng; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh; những phong tục, tập quán của địa phương; cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho truyền thống văn hóa dân tộc.

Tiểu kết chương 1


Luận văn đã đề cập đến các khái niệm cơ bản như văn hóa, văn hóa truyền thống dân tộc; quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong trường trung học cơ sở được luận văn nghiên cứu thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý của hiệu trưởng trường trung học cơ sở là: Quản lý mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, quản lý nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc; tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và học sinh bậc trung học cơ sở nói riêng trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc là một việc làm rất cần thiết. Các em tiếp thu kiến thức của nhân loại, tự tin trong cuộc sống, song vẫn giữ được những giá trị, nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, thì người cán bộ quản lý nhà trường cần phải có các biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh một cách hiệu quả. Việc nghiên cứu lý luận có tính hệ thống và thực tiễn là tiền đề khoa học để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường các trường trung học cơ sở.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI


2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, địa lý của huyện Văn Bàn

Văn Bàn là một huyện miền núi nằm về phía Đông Nam tỉnh Lào Cai. Tọa độ địa lý của huyện là từ 21°57′ đến 22°17′ vĩ độ Bắc và 103°57′ đến 104°30′ kinh độ Đông.

Văn Bàn phía đông giáp với huyện Bảo Yên (Lào Cai), phía tây giáp với tỉnh Lai Châu, phía nam và Đông Nam giáp với tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp với huyện Bảo Thắng và Sa Pa (Lào Cai).

Toàn huyện rộng 1.435 km². Địa hình phức tạp nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Tới 90% diện tích là đồi núi cao (độ cao từ 700 - 1500m, độ dốc trung bình từ 25 - 350, có nơi trên 500). Còn lại 10% là địa hình thung lũng bồn địa ở độ cao từ 400 - 700m. Nơi cao nhất thuộc xã Nậm Chày, cao 2.875m; thấp nhất thuộc vùng hạ lưu của suối Chăn, 85m.

Văn Bàn diện tích rộng, song chủ yếu là núi, rừng chiếm trên 57% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Ước tính rừng Văn Bàn có khoảng 12 triệu m³ gỗ với cây tre, nứa, vầu các loại. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - huyện Văn Bàn động vật rừng còn tương đối phong phú.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

* Dân số: Dân số toàn huyện là 89.120 người, gồm 11 sắc tộc, trong đó chủ yếu người dân tộc Tày chiếm 62%, sau đó là các dân tộc có số đông như người Mông, Dao, Xa Phó (Phù Lá), Thái... Dân số ở khu vực nông thôn chiếm 90%, ở khu vực thành thị chiếm 10%.

* Đơn vị hành chính trực thuộc: Huyện Văn Bàn gồm có 22 xã: Chiềng Ken, Dần Thàng, Dương Quỳ, Hòa Mạc, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Làng Giàng, Liêm Phú, Minh Lương, Nậm Chày, Nậm Mả, Nậm Dạng, Nậm Tha, Nậm Xây, Nậm Xé, Sơn Thủy, Tân An, Tân Thượng, Thẳm Dương, Văn Sơn, Võ Lao và thị trấn Khánh Yên. Thị trấn Khánh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện.

* Kinh tế: Với lợi thế của huyện miền núi, kinh tế của Văn Bàn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và phát triển lâm nghiệp; những năm gần đây là công nghiệp khai thác khoáng sản diễn ra trên địa bàn huyện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 34 triệu đồng/ người/ năm chủ yếu do sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Đời sống kinh tế của nhân dân nhìn chung còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18%, hộ cận nghèo chiếm 13% (năm 2018); giao thông đi lại còn gặp khó khăn nhất là mùa mưa lũ. Kinh tế chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, chưa có sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho nhân dân.

* Về văn hóa, Văn Bàn mang đặc trưng văn hóa của dân tộc Tày, một số xã có đặc trưng là dân tộc Mông và Dao, song văn hóa Tày vẫn chiếm ưu thế hơn cả. Người Tày chủ yếu sinh sống ở vùng thung lũng, nơi có sông, suối và ruộng nước, người Tày; người Mông sống ở vùng núi cao tại các xã Nậm Chày, Nậm Xé, Nậm Mả, Nậm Xây một số sinh sống từ lâu đời, một số di cư từ nơi khác đến; người Dao chủ yếu sống ở những nơi đất màu mỡ, có rừng, có ruộng để trồng cây lúa nước và đất để chăn nuôi đại gia súc; còn các dân tộc khác chủ yếu sống xen ghép với các dân tộc khác ở các xã trên địa bàn huyện. Văn hóa của các dân tộc có nhiều đặc trưng khác nhau như ngôn ngữ nói, trang phục, nghi lễ, dân ca, nhạc cụ, lễ hội riêng, song đều là những bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc nói riêng và nền văn hóa truyền thống Việt Nam.

Những bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua các phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân vũ,... như: Lễ hội “Lồng tồng”, “Mo Tham Thát”, cúng Thổ công, “Khắp Nôm”, “Khắp Then”, không gian nhạc cụ Pí Lè của

người Tày; cúng rừng của người Giáy, người Dao, múa Khèn, hát đối của người Mông; dân ca, chữ viết cổ của người Dao,...

Người dân Văn Bàn có truyền thống yêu nước nồng nàn, yêu lao động. Được hình thành từ ngàn xưa từ thời Cảnh Hưng, Văn Bàn đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc và điển hình là cuộc chống Pháp xâm lược ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục trung học cơ sở của huyện

Từ khi tái lập tỉnh Lào Cai (năm 1991) đến nay, Văn Bàn đã quan tâm đặc biệt đến giáo dục và đào tạo. Từ những năm 1999, huyện đã chủ trương thực hiện kiên cố hóa tường lớp học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ; đến năm 2006 thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đến nay tiếp tục duy trì phổ cập ở 23/23 xã thị trấn của huyện. Đội ngũ giáo viên được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cập nhật bổ sung thường xuyên đảm bảo đáp ứng về số lượng giáo viên ở các cấp bậc học, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên.

Hiện nay (năm 2019), toàn huyện có 25 trường thuộc loại hình trường trung học cơ sở với 202 lớp, trong đó có 19 trường đạt trường chuẩn Quốc gia (chiếm 76%). Tổng số giáo viên 467; tổng số học sinh 6.232 THCS. Cơ sở vật chất đã được đầu tư khá đồng bộ, hệ thống trường lớp được xây dựng kiên cố hóa chủ yếu là nhà xây, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục; đội ngũ giáo viên đáp ứng về số lượng và chất lượng, 100% giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn và trên chuẩn (đào tạo từ cao đẳng đến đại học sư phạm), hàng năm đều được bồi dưỡng về chuyên môn, chính trị; đội ngũ nhà giáo có phẩm chất về chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, đạt các chuẩn mực của nhà giáo theo quy định, qua phân xếp loại hằng năm đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện có 95% hoàn thành tốt nhiệm vụ trong đó có khoảng 40-50% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chất lượng giáo dục hằng năm được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 100%, nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các đợt thi học sinh giỏi các cấp.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí