Thực Trạng Hoạt Động Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai

2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.2.1. Khát quát về khảo sát thực trạng

- Mục đích khảo sát là nhận định đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện và đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng trong hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

- Nội dung khảo sát: Nhận thức của CBQL, GV, HS về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh; các nội dung, tài liệu, phương pháp, hình thức; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh; các hoạt động của nhà trường nhằm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

- Đối tượng khảo sát: CBQL, GV, HS các trường THCS và Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Văn Bàn

- Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tiễn thông qua sử dụng phiếu hỏi ý kiến; quan sát; trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn sâu

- Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả khảo sát.

2.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở

Tác giả tiến hành khảo sát đối với 80 cán bộ, quản lý trường học và phòng giáo dục - đào tạo huyện; 100 giáo viên; 150 học sinh thuộc 10 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện (gồm các trường: Trung học cơ sở Khánh Yên Thượng, Trung học cơ sở Khánh Yên Trung, Trung học cơ sở Khánh Yên Hạ, Trung học cơ sở Chiềng Ken, Trung học cơ sở Liêm Phú, Trung học cơ sở Làng Giàng, Trung học cơ sở Dương Quỳ, Trung học cơ sở Thẳm Dương, Trung học cơ sở Nậm Xé, Trung học cơ sở Hòa Mạc). Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi đã dung bảng hỏi và hệ thống câu hỏi về mục tiêu giáo dục truyền

thống văn hóa và những bản sắc văn hóa của dân tộc có tầm quan trọng như thế nào trong công tác giáo dục, phát triển toàn diện học sinh, câu trả lời lựa chọn 1 trong 3 mức độ: Rất quan trọng (3 điểm), quan trọng (2 điểm), không quan trọng (1 điểm), nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh


TT


Nội dung: Giáo dục

truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Mức độ quan trọng


Tổng CBQL


Tổng GV


Trung bình CBQL


Trung bình GV

Rất

quan trọng

Quan trọng

Không

quan trọng

CB

QL

GV

CB

QL

GV

CB

QL

G

V

1

Nhằm phát triển toàn diện

cho bản thân

72

85

8

15

0

0

232

285

2,9

3,6

2

Nhằm phát triển và hoàn

thiện nhân cách cho học sinh

69

83

17

17

0

0

241

283

3

3,5

3

Để hình thành tư tưởng,

tình cảm cho các em

76

92

4

8

0

0

236

292

2,95

3,65

4

Để tạo nên những đức tính

và phẩm chất cho học sinh

68

92

12

8

0

0

228

292

2,85

3,65


5

Để hình thành lối sống văn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội

cho học sinh


71


89


9


11


0


0

231

289

2,9


3,6

6

Để học sinh trở thành con

ngoan, trò giỏi công dân tốt

70

88

10

12

0

0

220

288

2,75

3,6

7

Để học sinh có ý thức bảo

tồn văn hóa của dân tộc mình

73

82

7

18

0

0

230

282

2,88

3,5

8

Để phòng tránh các tệ nạn

xã hội, mê tín, dị đoan

52

75

28

25

0

0

212

275

2,65

3,4


9

Để em có ý thức tự hào về dân tộc Việt Nam và dân

tộc sinh ra mình


68


82


12


18


0


0

228

282

2,85


3,5

10

Để có ý thức bảo vệ môi

trường nơi mình sinh sống

44

70

36

30

0

0

204

270

2,55

3,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 6

Bảng 2.2. Nhận thức của học sinh về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc


TT

Nội dung: Giáo dục

truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Mức độ quan trọng


Tổng


Trung bình


Thứ bậc

Rất quan

trọng

Quan trọng

Không quan

trọng

1

Nhằm phát triển toàn diện cho

bản thân

97

49

4

393

2,62

4

2

Nhằm phát triển và hoàn thiện

nhân cách cho học sinh

85

59

6

397

2,64

2

3

Để hình thành tư tưởng, tình

cảm cho các em

93

47

10

383

2,55

6

4

Để tạo nên những đức tính và

phẩm chất cho học sinh

87

54

9

378

2,52

7

5

Để hình thành lối sống văn hóa

và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội cho học sinh


98


48


4

394

2,63


3

6

Để học sinh trở thành con

ngoan, trò giỏi công dân tốt

93

47

10

383

2,55

6

7

Để học sinh có ý thức bảo tồn

văn hóa của dân tộc mình

106

42

12


2,76

1

8

Để phòng tránh các tệ nạn xã

hội, mê tín, dị đoan

57

74

19

338

2,25

8

9

Để em có ý thức tự hào về dân

tộc Việt Nam và dân tộc sinh ra mình


111


18


21

390

2,6


5

10

Để có ý thức bảo vệ môi

trường nơi mình sinh sống

67

62

6

331

2,2

9

Từ kết quả bảng 2.1 và 2.2 cho thấy 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều cho rằng 10 nội dung đều rất quan trọng và quan trọng. Trong đó đánh giá về mức độ rất quan trọng: Ở vị trí thứ nhất cho rằng Giáo dục truyền thống văn

hóa dân tộc là để học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình; thứ 2 là để HS có ý thức tự hào về dân tộc sinh ra mình; thứ 3 là để hình thành lối sống văn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội cho học sinh; thứ tư nhằm phát triển toàn diện cho học sinh… Và mức độ quan trọng thì cho rằng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nơi quê hương mình sinh sống; việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc giúp học sinh phòng tránh các tệ nạn xã hội, mê tín, dị đoan… Ngoài ra nhờ có giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong nhà trường, học sinh của các trường trung học cơ sở được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có trí thức, có văn hóa. Chất lượng học tập ngày càng được nâng lên. Học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng cao của huyện tự tin hơn, chủ động, tích cực, sang tạo trong việc tìm hiểu, khai thác, sử dụng các giá trị văn hóa dân tộc, nhất là những bản sắc của mỗi tộc người ở địa phương nơi sinh sống vào trong quá trình học tập, rèn luyện. Có thể thấy việc giáo dục học sinh có nhận thức và ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa và bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các hoạt động giáo dục không chỉ góp phần nâng cao ý thức cho học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn tạo được không khí thoải mái, hứng thú cho học sinh khi học tập, góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Qua khảo sát là 150 em học sinh thuộc 10 trường (THCS Khánh Yên Thượng, THCS Khánh Yên Trung, THCS Khánh Yên Hạ, THCS Chiềng Ken, THCS Liêm Phú, THCS Làng Giàng, THCS Dương Quỳ, THCS Thẳm Dương, THCS Nậm Xé, THCS Hòa Mạc) với 9 thành phần dân tộc đang tham gia học tập tại đây, kết quả cụ thể như sau: Có 106 học sinh (đứng vị trí số 1) được khảo sát đồng tình với quan điểm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc để học

sinh có ý thức bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc mình là rất quan trọng; 98 ý kiến cho rằng rất quan trọng và 48 ý kiến quan trọng việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc để hình thành lối sống văn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội cho học sinh. Bên cạnh đó vẫn còn học sinh chưa nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc trong công tác giáo dục, phát triển toàn diện học sinh. Có 6 ý kiến cho rằng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh là không quan trọng; 19 ý kiến cho rằng nội dung giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh để phòng tránh các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan là không quan trọng; cá biệt có 8% học sinh được hỏi cho rằng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc không quan trọng để giúp học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc mình; có 10 ý kiến chiếm 7% cho rằng giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc để hình thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh không quan trọng; 14% cho rằng không quan trọng với việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc có ý thức bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống; 12 ý lại đồng tình với quan điểm là không quan trọng với việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc để hình thành lối sống văn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội cho học sinh.

Vì vậy, một trong những nhiệm vụ giáo dục của nhà trường nói chung và các trường THCS nói riêng của huyện Văn Bàn là phải xác định cho tất cả học sinh nhìn nhận thấy trước hết giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc để học sinh có ý thức bảo tồn văn hóa của dân tộc và nhằm phát triển toàn diện cho bản thân người học. Đúng theo Điều 19 của Quyết định số 49/2008/QĐ- BGD&ĐT cụ thể hóa về nhiệm vụ giáo dục văn hóa dân tộc “… nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh”.

2.2.3. Thực trạng nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc‌

cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai



TT


Nội dung

Mức độ cần thiết


Tổng CBQL


Tổng GV


Trung bình CBQL


Trung bình GV

Thứ bậc CB QL


Thứ bậc GV

Rất cần

thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

CB

QL

GV

CB

QL

GV

CB

QL

GV

1

Tôn trọng, giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán

tốt đẹp


73


82


7


18


0


0


233


280


2,91


3,52


3


6

2

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng

của các dân tộc


42


90


38


10


0


0


328


290


4,1


3,62


1


3

3

Các hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng của một số

dân tộc


58


71


22


29


0


0


218


271


2,72


3,38


6


8

4

Ứng xử, giao tiếp

của các dân tộc

67

77

13

23

0

0

227

277

2,83

3,46

5

7

5

Các trang phục, ngôn ngữ của các

dân tộc


71


85


29


15


0


0


271


285


3,38


3,56


2


4

6

Văn hóa ẩm thực đặc trưng của các

dân tộc


52


86


28


14


0


0


212


286


2,65


3,75


7


1

7

Duy trì các loại hình

dân ca, dân vũ, nhạc cụ của dân tộc


68


95


12


5


0


0


228


295


2,85


3,68


4


2

8

Phòng tránh các tệ nạn xã hội, mê tín

dị đoan


52


84


28


16


0


0


212


284


2,65


3,55


7


5

Qua số liệu bảng 2.3 nhận thấy rằng quan niệm nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh bậc THCS đều thấy cần thiết và rất cần thiết. Trong đó tập trung vào các nội dung được đánh giá cho rằng rất cần thiết trong gia đoạn hiện nay: Ý kiến CBQL và ý kiến giáo viên đồng ý với nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS để tăng thêm sự “Tôn trọng, giữ gìn, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc” là rất cần thiết; với nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS để “Các hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng của một số dân tộc”; có 58 ý kiến của cán bộ quản lý và 71 ý kiến giáo viên đồng ý là rất cần thiết; giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc “để phòng tránh các tên nạn xã hội, mê tín, dị đoan” và tạo nên nét đẹp trong văn hóa ứng xử, giao tiếp có trên 67 ý kiến của quản lý, 77 giáo viên đồng ý là rất cần thiết. Song bên cạnh đó, còn nhiều ý kiến cho rằng các nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh chỉ ở mức độ cần thiết, chưa phải tính cấp bách - rất cần thiết, vì vậy cần phải lưu ý hơn nữa trong xây dựng chương trình, nội dung giáo dục, trong quá trình giáo dục để giúp cho CBQL, GV và HS có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về những nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn, góp phần quan trọng hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

2.2.4. Thực trạng về thái độ, hành vi của học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc

Khảo sát 150 học sinh thuộc 8 dân tộc đang theo học tại 10 trường THCS trên 10 xã của huyện Văn Bàn về thái độ, hành vi và mức độ những biểu hiện sai lầm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.4. Thực trạng về thái độ, hành vi của học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc


TT


Biểu hiện

Mức độ


Tổng


Trung bình


Thứ bậc

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

có biểu hiện


1

Không muốn học tiếng, chữ viết, các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc mình


16


81


53


263


1,75


1


2

Không muốn mặc trang phục của dân tộc mình


13


66


71


242


1,61


2


3

Không hòa nhập với bạn cùng dân tộc trong sinh hoạt hàng ngày ở khu bán trú


11


63


76


235


1,57


3


4

Hay đua đòi, ăn chơi, lười học tập


10


9


131


179


1,19


6


5

Có biểu hiện thiếu tôn trọng người dân tộc khác


12


41


97


215


1,43


5


6

Không dám nhận mình là dân tộc thiểu số


7


59


84


223


1,49


4

Đối với nội dung 1 có 53 số học sinh được hỏi không có biểu hiện và 81 học sinh được hỏi thỉnh thoảng không muốn học tiếng, chữ viết của dân tộc mình; chỉ có 16 học sinh là vẫn thích sử dụng tiếng và chữ viết của dân tộc mình. Điều đó dẫn đến việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết (nếu có) của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp không ít khó khăn, thực tế hiện nay chữ viết dân tộc thiểu số được sử dụng để dạy học là tiếng Mông, còn lại các dân tộc khác không có chữ viết được sử dụng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023