Phát Huy Vai Trò Tổ Chức Đoàn Và Hội Sinh Viên Nhà Trường Trong Giáo Dục Giá Trị Văn Hóa Tinh Thần Truyền Thống Dân Tộc Chosinh Viên


4.2.2.3. Phát huy vai trò tổ chức Đoàn và Hội sinh viên nhà trường trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc chosinh viên

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chỉ rõ: “Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội” [19]. Khi xem công tác giáo dục GTVH tinh thần TTDT là nhằm hướng tới sự hình thành, phát triển nhân cách SV thì tổ chức Đoàn, Hội SV nhà trường, cần phải đặc biệt quan tâm quy tụ tập hợp và giáo dục cho đoàn viên, thanh niên SV. “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đặt niềm tin vào lớp thanh niên sinh viên và tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam. Đồng thời cũng đòi hỏi, kỳ vọng, Hội làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần đào tạo lớp lớp sinh viên trở thành những người công dân tốt, cán bộ giỏi của đất nước” [35]. Hơn nữa, giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho đoàn viên, thanh niên SV các trường cao đẳng, đại học trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết bởi điều kiện trong nước và quốc tế đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Đó là quá trình toàn cầu hóa nhanh và cách mạng công nghệ phát triển như vũ bão, SV sẽ không tránh khỏi những tác động của thông tin nhiều chiều, nhiều loại hình văn hóa, vui chơi giải trí, chứa đựng cả yếu tố phản động, tiêu cực. Âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đang được chúng tiến hành một cách ráo riết, tinh vi mà đối tượng chính nhắm đến là thế hệ trẻ, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên SV.

Hoạt động giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho đoàn viên, thanh niên SV của Đoàn, Hội SV nhà trường rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và các hình thức tổ chức. Tổ chức Đoàn, Hội SV nhà trường cần chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các chương trình - sự kiện lịch sử, cách mạng của Đảng, của dân tộc; tiếp tục hưởng ứng phong trào ‘‘học tập và


làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, chương trình hoạt động của Đoàn, Hội trong SV. Tổ chức các diễn đàn, các cuộc thi Olimpic và sinh hoạt truyền thống cho SV tìm hiểu về GTVH tinh thần TTDT. Tổ chức các hoạt động cho đoàn viên, thanh niên SV về nguồn tới các địa chỉ đỏ, các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa gắn với tên tuổi của các anh hùng dân tộc.

Đối với Đoàn, Hội SV các trường cao đẳng, đại học phải xem Website nhà trường, Internet là kênh tuyên truyền, giáo dục GTVH tinh thần TTDT hữu ích. Tổ chức các nhóm nòng cốt của Đoàn, Hội SV để tham gia các diễn đàn, các sinh hoạt offline, gặp gỡ các bloger, các cư dân trẻ trên mạng Internet, các câu lạc bộ, fan hâm mộ... để tiếp cận, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và gửi các nội dung thông điệp giáo dục truyền thống đến SV.

Tổ chức Đoàn, Hội SV nhà trường chủ động, tích cực triển khai chương trình SV rèn luyện đạo đức, tác phong; chương trình SV học tập, sáng tạo; chương trình tư vấn, hỗ trợ SV và chương trình SV tình nguyện do Hội SV Việt Nam đề ra. Phát triển phong trào SV phấn đấu theo tiêu chí đánh giá ‘‘sinh viên 5 tốt” (đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, hội nhập tốt, tình nguyện tốt). Đây là những chương trình, phong trào có ý nghĩa giáo dục nhân cách mang tính thực tiễn nhất đối với hoạt động của Đoàn, Hội SV hiện nay.

Trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT, hoạt động SV tình nguyện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có tính giáo dục cao, tính lan tỏa mạnh mẽ thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Hiện nay, nhu cầu tham gia tình nguyện của SV rất lớn, trong khi các hoạt động lại chưa đáp ứng hết. Vì vậy, cần mở rộng các hoạt động tình nguyện trên nhiều lĩnh vực, đến khắp các cơ sở Hội SV. Vấn đề đặt ra là các cấp Đoàn, Hội cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cấp các hoạt động, phong trào của mình, trong đó, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện để mở rộng, tạo điều kiện cho SV tham gia một cách tích cực và thông qua đó có cơ hội rèn luyện phấn đấu để trở thành SV 5 tốt. Trung ương Hội SV cần đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện quốc tế theo hướng mời các đoàn tình


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

nguyện quốc tế đến Việt Nam và đưa các tình nguyện viên Việt Nam sang các nước bạn. Đây là hoạt động có ý nghĩa giáo dục ý thức hội nhập cho SV. Trong quá trình tham gia tình nguyện SV sẽ được giao lưu văn hóa, cùng làm việc, cùng sinh hoạt, lao động với bạn bè quốc tế để rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, phát hiện các vấn đề cộng đồng. Điểm nhấn hoạt động SV tình nguyện là đẩy lên thành các phong trào, các chiến dịch đỉnh cao như “chiến dịch tình nguyện mùa hè”, “mùa hè xanh”, “tình nguyện mùa đông”, “xuân tình nguyện” hay các hoạt động cao điểm phục vụ các sự kiện chính trị và cả những vấn đề của xã hội. Sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện,vừa là nguyện vọng được cống hiến,vừa là trải nghiệm, qua đó SV sẽ rèn luyện sẽ từng bước trưởng thành về nhân cách.

Cũng không nên câu nệ hình thức mà có thể gắn với nhu cầu vui chơi, giải trí của SV. Hầu hết SV đều có cơ hội và điều kiện tham gia các hoạt động đoàn thể, các câu lạc bộ mà mình thích, hay gọi chung là “Câu lạc bộ sở thích”. Các hoạt động vui chơi, giải trí tiêu biểu thường thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia là thể thao, du lịch, âm nhạc, điện ảnh... SV tham gia các loại hình này với tư cách là một cá nhân trong xã hội, họ không bị ràng buộc, gò bó trong các quy tắc, luật lệ của không gian sư phạm, học thuật trong nhà trường. Các hoạt động vui chơi, giải trí này có thể xuất hiện ở từng cá nhân hoặc có sự tham gia của một nhóm bạn, nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà còn đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, xây dựng và mở rộng các mối quan hệ. Đây là nơi SV được thể hiện mình, được phát huy khả năng, khám phá bản thân mình, qua đó rèn luyện phẩm chất, nhân cách và trang bị cho mình kỹ năng cần thiết để hội nhập. Cũng cần phải nói đến một bộ phận các bạn SV còn thờ ơ với các hoạt động này nhưng con số đó là không nhiều.

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 17

Khi nhắc đến tuổi trẻ SV ai cũng biết rằng đây là lực lượng xung kích, năng động, sáng tạo trong môi trường giáo dục đại học. Tuổi trẻ SV được thừa hưởng nhiều giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha, anh đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì


nghĩa. Tuổi trẻ SV hôm nay vừa cần ý thức trách nhiệm, vừa phải biết “đề kháng”, “miễn dịch” trước sự xâm nhập của lối sống không lành mạnh và âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của kẻ thù và phải chiến thắng. Tuổi trẻ SV cần xác định cho mình những giá trị sống đích thực. Bởi, một khi có định hướng đúng, sẽ có lối sống phù hợp, có động lực phấn đấu trở thành những thanh niên thời đại mới có tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn.

Vấn đề đặt ra, giáo dục GTVH tinh thần TTDT của Đoàn, Hội SV nhà trường cần phải phát huy đặc trưng của SV là năng động, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập để tham gia thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời phải bám sát yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, giáo dục GTVH tinh thần TTDT cho đoàn viên, thanh niên SV để đem lại hiệu quả thiết thực.

4.2.3. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc

Nét đặc trưng cơ bản của giáo dục cao đẳng, đại học hiện nay là chuyển từ đào tạo sang tự đào tạo, từ giáo dục sang tự giáo dục. SV phải đóng vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo ra những hoạt động trong đời sống của mình phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, nhu cầu bản thân và nhịp sống của thời đại. Qua đó mà SV ý thức được trách nhiệm đối với gia đình, nhà trường và xã hội, họ sẽ lớn lên và vượt qua mọi thách thức. Các phong trào của SV sẽ sống lâu bền và có hiệu quả khi chính họ là chủ thể tự quản trong các hoạt động của mình. Ở đây đặt ra yêu cầu đổi mới sâu sắc chức năng quản trị đại học. Cần rà soát lại những quy định, quy chế trong hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học để tạo cho SV một năng lực tự giáo dục, tự thẩm thấu tri thức, tự rèn luyện mình và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của họ đối với cuộc sống.

Các công trình nghiên cứu về SV đều đưa ra kết luận giống nhau: sự phát triển tri thức và nhân cách của SV hiện nay là rất không đồng đều và đặc điểm này mang tính phổ biến trong các trường cao đẳng, đại học Việt Nam. Trong lực lượng SV, cấu thành ba bộ phận chủ yếu thể hiện tính không đồng


đều. Bộ phận thứ nhất gồm những SV tiên tiến, có lý tưởng sống tốt đẹp, mong muốn khẳng định cá nhân, ý chí cống hiến cho lý tưởng đất nước và xã hội (35-40%). Bộ phận thứ hai gồm những SV bình thường là những SV ít ước mơ, hoài bão, có những nhu cầu thực tế gắn với đời sống cá nhân, không quan tâm nhiều đến những vấn đề lớn của xã hội, đất nước (40 - 45%). Bộ phận thứ ba gồm những SV chậm tiến có nhiều biểu hiện đáng lo ngại về nhân cách, thiếu ý chí vươn lên, không có hoài bão lý tưởng, có nhiều biểu hiện không lành mạnh trong lối sống (15-20%). Ba bộ phận này tác động lẫn nhau, dẫn tới những biểu hiện rất phức tạp trong sự biến động của nhân cách SV. Do đó, sự thành công của giáo dục nhân cách SV chính là phát huy, phát triển nhóm tiên tiến, thu hút và thuyết phục nhóm bình thường, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nhóm chậm tiến, tạo nên sự chuyển biến của nhóm này.

Quá trình giáo dục GTVH tinh thần TTDT nhằm tác động tích cực đến nhân cách SV cũng không phải ngoại lệ. Sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội chỉ có tác dụng và ý nghĩa khi thế hệ trẻ SV nhận thức được sự cần thiết và tự giác tiếp thu những GTVH tinh thần TTDT, làm cho nó trở thành những nguyên tắc, chuẩn mực phẩm giá nhân cách chi phối suy nghĩ, hành động của chính họ. Vì vậy, cần phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của SV trong giáo dục GTVH tinh thần TTDT góp phần hình thành phát triển nhân cách SV Việt Nam - truyền thống và hiện đại.

Thứ nhất, nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện nhằm biến những tri thức về giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc thành tố chất cấu thành nhân cách sinh viên

Giáo dục GTVH tinh thần TTDT trong tình hình hiện nay cần nhấn mạnh các giá trị cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách SV. Các giá trị cơ bản đó là: Chủ nghĩa yêu nước, tự cường dân tộc; tinh thần dũng cảm, bất khuất; ý thức cố kết cộng đồng; lòng nhân ái bao dung v.v. Thế hệ SV hôm nay cần được giáo dục để có hoài bão lý tưởng, năng lực trí tuệ, vẻ đẹp nhân cách, bản lĩnh văn hóa cùng với phẩm chất cầu thị, tự giác trau dồi, rèn luyện


vươn lên. Như lời Bác Hồ dạy để có những con người vừa hồng vừa chuyên “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lao động và sản xuất” [48, tr 647]. Để các GTVH tinh thần TTDT góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân NCSV thì bản thân SV cần phải thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, tự giác trong học tập GTVH tinh thần TTDT

Tự giác chính là tố chất đặc biệt của con người. Để có được tố chất đó người SV phải xác định đúng đắn động cơ học tập, phải biến động cơ đó thành tình cảm, niềm tin, ý chí khát khao chiến thắng và nghị lực vươn lên. Từ đó, phát huy cao độ tính tự chủ, tự giác, độc lập, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để học tập đạt kết quả cao. SV, nếu không có ước mơ, không có khát vọng chinh phục và hoài bão làm được những điều cao hơn thực tiễn sẽ là sự thất vọng lớn. Giá trị nhân cách trong tự học của SV chính là biết nuôi dưỡng năng lực trí tuệ của mình. Năng lực trí tuệ được thể hiện trong sự tiếp nhận nhanh chóng những tri thức mới và tự phát triển tiềm năng của mỗi SV để từng bước khẳng định mình trong học tập và nghiên cứu khoa học. Năng lực trí tuệ là sự chuyển hóa hết sức sâu sắc quá trình được giáo dục, được đào tạo thành quá trình tự giáo dục và tự đào tạo, bước đầu thực hành lao động trí tuệ theo nghề nghiệp được đào tạo. Năng lực trí tuệ còn là sự chuẩn bị nhiều mặt để bước vào hoạt động nghề nghiệp sau này, và cao hơn nữa, ở một số SV tài năng đã bắt đầu có những sản phẩm trí tuệ trên lĩnh vực được đào tạo. Một tác phong, lề lối làm việc được tổ chức một cách khoa học theo yêu cầu của xã hội công nghiệp cũng là một dấu hiệu rõ rệt của năng lực trí tuệ SV.

GTVH tinh thần TTDT là một kho tri thức khổng lồ của dân tộc, kết tinh của nền văn hiến hàng ngàn năm. GTVH tinh thần TTDT kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ tạo nên giá trị truyền thống mới, nhân cách mới, sức mạnh mới cho dân tộc Việt. SV nhận thức rõ điều đó sẽ biết trân trọng, giữ gìn và phát triển trên một tầm trí tuệ cao hơn.


Hai là, tự giác rèn luyện nhân cách theo những chuẩn mực GTVH tinh thần TTDT và những giá trị thời đại

Quá trình tự học, tự rèn luyện của SV chỉ thực sự đạt hiệu quả khi SV biết lấy lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành. Đó là quá trình SV biết tiếp nhận, nuôi dưỡng những GTVH tinh thần TTDT đồng thời biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại để chuyển hóa dần thành phẩm chất nhân cách của bản thân. Thời SV là thời kỳ đẹp nhất của tuổi trẻ, nếu được chăm sóc, giáo dục tốt sẽ tỏa sáng và trở thành những dấu ấn không thể nào quên trong đời người. Bản thân SV ý thức được điều này để không bi quan trước những biểu hiện tiêu cực mà xã hội chứng kiến với nhiều lo âu. Cuộc sống của SV đang bị tác động của môi trường xã hội ngày càng đa chiều, phức tạp, trong đó, sự phát triển của nhu cầu cá nhân là không thể phủ nhận. Sự phát triển này sẽ trở nên phong phú, đa dạng trong đời sống SV nếu nó được tôn trọng, định hướng và điều chỉnh. Trong SV phải là sự tự đấu tranh, tự khảng định giữa cái tốt và xấu, cái thiện và ác, cái đúng và sai về lối sống và đạo đức nhân cách.

Quá trình tự rèn luyện của SV cũng chính là quá trình rèn luyện và xây dựng lên bản lĩnh văn hóa. Khi nói đến xây dựng bản lĩnh văn hóa cho SV cần phải quan niệm rõ hướng giáo dục phải là vươn tới sự thống nhất trong nhân cách giữa những GTVH tinh thần TTDT với những giá trị của văn hóa thời đại. Không nên mặc cảm cho rằng, SV nghiêng về văn hóa thời đại là đồng nghĩa với sự phủ định văn hóa dân tộc. Mặc dầu vậy, trong sự hội nhập khẩn trương, sôi động và quyết liệt hiện nay, trong khi giáo dục đang tiếp cận và tiếp thu hối hả những thành tựu của giáo dục quốc tế, trong khi đang xuất hiện các trường đại học quốc tế, dạy và học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam thì một điều không thể lẩn tránh đối với giáo dục đại học của chúng ta là một cuộc cạnh tranh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao diễn ra gay gắt. Trước thách thức này, đòi hỏi chúng ta phải đào tạo bằng được những thế hệ SV Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất khả năng, tiềm năng sáng tạo của mình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Bằng


nhiều con đường khác nhau, bằng nhiều giải pháp khác nhau, phải giúp SV biết tiếp nhận, nuôi dưỡng những GTVH tinh thần TTDT đồng thời với biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại để chuyển hóa dần thành phẩm chất nhân cách SV truyền thống và hiện đại.

Thứ hai, xây dựng tập thể lớp trong sạch vững mạnh, tạo môi trường văn hóa thuận lợi cho sinh viên phát triển và hoàn thiện nhân cách.

Tổ chức lớp học là hình thức tổ chức hoạt động tự quản của SV tuân thủ theo nội quy, quy chế của nhà trường. Thực chất của hoạt động tự quản là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học, tự giáo dục của SV. Truyền thống hiếu học của dân tộc ta sẽ được khơi dậy trong nhận thức và hành vi của SV nỗ lực vươn lên trong một môi trường giáo dục tích cực.

Tôi nghĩ rằng trừ khi bạn có một ý chí sắt đá, dù có được cung cấp tất cả mọi tài liệu trên đời, dù dược theo dõi miễn phí các bài giảng, ở nhà một mình bạn vẫn không thể học được. Bởi vì ngồi theo dõi bài giảng trên mạng một mình không phải là một cuộc chơi thú vị: không có địch thủ, không có đồng đội, không có lộ trình, không thấy mục tiêu, không thấy giải thưởng. Học một mình, bạn có thể tập trung cao độ trong một hai ngày cho đến một tuần. Nhưng bạn cần có tập thể, có lớp học, có thầy giáo để duy trì nỗ lực học tập lâu dài [9].

Tự quản lớp học giúp cho việc thực hành và trao đổi giữa các SV trở nên dễ dàng, giúp mỗi SV tạo dựng được các mỗi quan hệ hữu ích cho cuộc sống “học thầy không tày học bạn” và làm nổi lên được sự quan trọng của việc tổ chức tự quản trong học tập. Học tập là một hoạt động tập thể và có tổ chức, thiếu một tập thể có tổ chức, con người nói chung sẽ khó có khả năng duy trì nỗ lực của mình trong một thời gian dài. Thiếu tranh biện con người dễ chủ quan, có lúc bế tắc. Bản tính con người là hiếu thắng, cái cần thiết để tạo ra sự sôi động trong tranh luận, nhưng cũng là cái làm hỏng cuộc tranh luận, biến nó thành chiến trường để người này đè bẹp người kia. Vì vậy trong mọi cuộc chơi tập thể cần có một luật chơi lành mạnh để cho sự cạnh tranh chỉ tạo

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí