câu chuyện. Có khi là nhiều tiếng nói, nhiều giọng nói và có nhiều kiểu ngôn ngữ trần thuật cùng xuất hiện trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Mặc dù vậy, người kể không bị chi phối bởi nhân vật mà rất độc lập. Trong truyện ngắn “Cha tôi”, nhà văn đã xuất hiện ở ngôi thứ nhất với lối kể chuyện chân thật, gần gũi, rất đời thường. Hình ảnh người cha già hiện lên qua những việc làm hàng ngày, những thói quen, những nếp sinh hoạt, đọng lại trong lòng nhà văn thành dòng kỷ niệm khó quên. “Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát…xong hết mới gọi tôi dậy ăn. Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân…Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài…Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa….Rồi cha tôi bệnh nặng, những tháng ngày cuối cùng, cha chỉ nằm trong phòng, không nói được, không biểu lộ tình cảm gì trên mặt, chỉ ngơ ngác nhìn trời qua cửa sổ…Tôi đi học về, vào giường ngồi chơi, nắm tay cha, gầy guộc, và khóc, có lần, cha tỉnh ra, nhìn tôi cau mày và cũng khóc theo. Sau đó ít ngày, cha mất”. (15-16). Phan Thị Vàng Anh rất tiết kiệm chữ nghĩa, chị cũng không dẫn dắt, không tạo đột biến, không gây bất ngờ. Câu văn mở đầu hay kết thúc dường như không có sự chuẩn bị sẵn mà chỉ xuất hiện một cách tình cờ, hờ hững. Thế nhưng, ngòi bút của nhà văn vẫn khiến người đọc bị cuốn theo bởi sự hấp dẫn ở lời kể tự nhiên, đầy cảm xúc, như thể nhà văn bê nguyên si những câu chuyện thường nhật vào trong trang sách mà không cần chút gọt giũa nào. Sang đến truyện ngắn “Đi thăm cha”, chúng ta được nhà văn mang đến dòng tâm sự tràn đầy cảm xúc. “Tôi như giật mình: “Cha tôi đây sao? Người từng nấu cơm, nấu nước cho tôi tắm đi học, người từng giảng bài cho tôi…Cha tôi nay thu lại một hũ tro xương?...Tôi chảy nước mắt vì khói hương, vì nhớ cha, và tôi xin Phật hãy thương cha tôi ở “bên đó”, bên cái thế giới mà tôi mong, tôi tin là có”… “Đêm nay rằm, trăng sáng. Cổng chùa sẽ
khép lại. Trong điện chính, các tượng Phật vẫn cười mơ hồ. Các hũ cốt đứng sát nhau, tối tăm, trong đó có cha tôi- thầy học của tôi”. Người đọc hiếm khi bắt gặp những dòng cảm xúc lắng đọng, chứa chan tình cảm của một cô gái hai mươi tuổi đời trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Đây là những lời tự sự của chính nhà văn khi nhớ tới người cha giàu tình thương của mình. Phan Thị Vàng Anh vốn là người con được cha chăm sóc chu đáo và chiều chuộng nhất nhà. Vì thế, nhà văn đã bày tỏ tình cảm nhớ thương da diết đối với người cha- người thầy của mình. Lời văn trở nên lắng đọng, giàu chất suy tư và tràn đầy cảm xúc. Chúng ta còn bắt gặp lối xưng tôi thân mật, tự nhiên của người kể chuyện ở nhiều truyện ngắn khác: Hồng ngủ, Phục thiện, Trò dối, Truyện trẻ con, Ngày học cuối…
Khi xuất hiện ở ngôi thứ ba, người đọc nhiều khi khó phân biệt được bởi suy nghĩ nhân vật lồng vào suy nghĩ tác giả. Điều đó dẫn đến văn Phan Thị Vàng Anh luôn hấp dẫn bởi nó hội tụ đầy đủ các sắc màu sống động. (Kịch câm, Khi người ta trẻ...). Ở truyện ngắn “Đất đỏ”, người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ ba với tư cách là một người bạn của nhân vật. Có những lúc, suy nghĩ của nhân vật lồng vào suy nghĩ của tác giả khiến cho câu chuyện trở nên sinh động hơn. “Tôi thấy buồn cười, trước nay tôi vẫn quen với hình ảnh những thiếu nữ thất tình xinh đẹp của tiểu thuyết, đầu đội hoa chẳng hạn, quần áo vẫn sạch sẽ, đi lang thang vơ vẩn giữa những hàng cây, để lại sau lưng những chuyện tình đẹp như truyền thuyết. Còn chị Hai của Hà, một mối tình “độc mã”, một gương mặt dài ngây dại, một dáng ngồi thẳng đơ giữa một đêm miền Đông, trong tiếng côn trùng rỉ rả chán đời!”… “Tôi không thích cái lối kể về những ngóc ngách tối tăm của gia đình một cách lạnh lùng như Hà. Tự nhiên tôi sợ, tôi quay mặt vào tường, nghe bên ngoài rào rạt lá, biết đâu sẽ có lúc Hà kể lại những chuyện không hay của tôi cho một người bạn thân khác nghe, rồi cũng khịt khịt mũi giễu cợt như đêm nay?”.
Trong truyện ngắn “Khi người ta trẻ”, người kể chuyện dường như không hề bị chi phối bởi nhân vật mà rất độc lập. Có một sự gián cách khá rò giữa người kể và câu chuyện được kể. Do đó, người đọc dễ nhận thấy giọng điệu khách quan, tỉnh táo trong câu chuyện. “Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rò, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn…”. Mượn lời của nhân vật Hoàn, nhà văn kể về đối tượng chính của truyện là Xuyên- một cô gái trẻ với lối sống buông thả, tự do và mù quáng trong tình yêu. Khi kể những câu chuyện xoay quanh cô Xuyên và cái chết của cô, Hoàn tỏ ra lạnh lùng, tỉnh táo, thậm chí có những suy nghĩ thật sắc sảo. “Nhật ký cô để lại không ghi cái ghì cụ thể, chỉ thấy u ám. Mưa hay nắng cũng u ám, đi chơi cũng u ám, đi học cũng u ám. Cái gì cũng có vẻ như không lối thoát. Đến nỗi đọc xong, tôi có cảm giác: “Chết đi là vừa!”. Với cái đầu tò mò và ấm ớ, tôi thử làm một bản tổng kết và qui ra rằng cô đã đổi tất cả để rồi Vỹ ta cao chạy xa bay; rằng cô đã không chịu nổi cảm giác ở lại thêm một năm học để bị bạn bè thương hại…Đáng lắm chứ!”…
Có thể nói, ngôn ngữ nhà văn- người kể chuyện trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh thể hiện cái nhìn đầy khách quan, có cá tính. Cho dù chưa thực sự xuất hiện nhiều ở các tác phẩm, song vẫn tạo ra được sắc thái riêng, lôi cuốn người đọc bằng cách viết, lối dẫn dắt hết sức tự nhiên, sinh động.
3.2. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật có vị trí quan trọng trong lời văn nghệ thuật, góp phần khắc hoạ nhân vật, thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. “Phương diện quan trọng nhất trong tính tạo hình, khách thể trong tác phẩm tự sự và kịch là lời nói nhân vật. Trong sử thi và tiểu thuyết, truyện và truyện ngắn, các lời đối thoại và độc thoại của các nhân vật chiếm một bộ phận đáng kể, có khi là rất lớn của văn bản”. Có khi, nhà văn còn trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân Vật Cô Đơn, Hoài Nghi, Bất Lực
- Xây Dựng Nhân Vật Thông Qua Những Điểm Cá Biệt.
- Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lý Nhân Vật
- Cảm Hứng Phê Phán Chi Phối Và Làm Nên Giọng Điệu Châm Biếm, Mỉa Mai, Suồng Sã
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 11
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Dù tồn tại dưới dạng nào nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát, mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, ngôn ngữ ấy phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa…
Ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh “phức tạp” như ngôn ngữ ngoài cuộc sống. Ở đó có những âm thanh trong trẻo pha lẫn những tạp âm hỗn độn. Nhà văn có lối hành văn độc đáo, có những câu không chủ ngữ, những câu ngắn dài xen lẫn nhau. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm là hình thức thể hiện trực tiếp của ngôn ngữ nhân vật. Sau đây luận văn sẽ đi vào một số khía cạnh chủ yếu trong ngôn ngữ nhân vật.
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại
Trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh, thế giới nhân vật hầu hết đại diện cho giới trẻ có cá tính mạnh mẽ, do vậy, truyện của chị phần lớn được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi, có sự tham gia của yếu tố trần thuật. Ngôn ngữ do vậy mà gần gũi, tự nhiên, sống động.
Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên sinh động. Bằng những câu văn có sắc thái mạnh, kĩ đến từng từ, nhà văn mở rộng ý nghĩa của câu, vừa thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật, vừa bộc lộ những triết lí sâu xa về cuộc sống. Biểu hiện qua cách nói hàm ý, nước đôi, có khi ta bắt gặp lối nói suồng sã của nhân vật. Qua đối thoại nhà văn khắc hoạ bản chất, lối sống của con người. “Cả nhà xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ vô cùng, lại lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thùy nhận xét: “Thi giỏi văn, có gì là hay?”. Ngoại nói Thùy: “Nó như con bụi đời!”. Thùy nằm dài trên phản gỗ, bảo: “Con Hà chán lắm ngoại ơi!”. Ngoại cười: “Đúng rồi!...Nó ngoan nhưng cứ rù rì, buồn lắm…Thế hai chị em có đi với nhau không?”. Thùy cau có, dài giọng: “Không!...Ra chơi, nó đứng tựa lan can vài giây rồi vào lớp ngồi tiếp. Con hỏi: “Đi chơi không?”. Nó bảo ở dưới sân đông, mệt lắm. Thế là con phải ngồi lại vì con có quen ai
đâu!”. Thùy nhìn mưa len lỏi qua những tàn dừa, buồn rầu. Nó nhớ lớp xưa, trường xưa, nhớ đám bạn lắm mồm, nói suốt năm tiết vẫn không hết chuyện. Ngoại bảo: “Con mệt thì ngủ đi!”, rồi an ủi: “Không sao đâu, con Hà hiền, ngoan lắm!”.Thùy mơ màng ngủ, nó mơ thấy mình hỏi Hà sỗ sàng: “Có bệnh gì mà sống lờ đờ như người ốm vậy?”. Hà trả lời ngây ngô: “Không bệnh, nhưng sợ đông người!”. Trong mơ cũng có mưa, và gió ẩm ướt thổi quanh, mát rượi. Lời lẽ bốp chát, tuy hơi thô nhưng diễn tả đúng lối sống thật không giả tạo, kiểu cách của nhân vật Thùy trong truyện “Chị em họ”. Chính sự thẳng thắn trong con người Thùy giúp cô nhận biết được bản chất giả tạo, ích kỉ, lười nhác của Hà. Đôi khi chỉ qua lời đối thoại ngắn gọn nhà văn có thể khắc họa tương đối rò nét tính cách và diễn biến tâm lý của nhân vật. Có khi, lời đối thoại của nhân vật trong truyện lại bộc lộ những quan niệm về cuộc sống, về con người của chính nhà văn, đó là những khái quát mang tính triết lí. “Trí thức chân chính là khổ thế đấy!”.(40). “Tu là khó lắm, nhưng khi đã quen thì thanh thản lắm”. “ Bồ bịch thật sự thì muôn đời như nhau”. “Một đất nước với những thanh niên như Khanh sẽ không bao giờ làm nên chuyện gì; những người không muốn điều gì và cũng không biết mình phải ham muốn điều gì!...Những người ngu dốt mà không biết mình ngu dốt!”.(Nhật ký- 91). “Hôm qua mẹ tôi cũng nói: “Phải chừng mực lại thôi!”, tôi cãi: “Con không thích sống cứ phải lo để phần!”. Ba tôi hiền hơn: “Con không nghĩ đến con sao?”. Mẹ tôi đề nghị: “Để tao lấy tử vi cho hai đứa!”…Mẹ tôi tóm tắt: “Mày hai đời chồng rồi, không thấy đời nào giống nó. Nó rất lăng nhăng, thậm chí sa đọa!”. Tôi cãi: “Có thấy gì đâu!”. Mẹ tôi cười: “Đang nói chuyện tử vi, với lại đời còn dài, ai mà biết được!”.(Yêu). Tôi hỏi mẹ: “Nếu bồ mình già quá thì gọi là ông, xưng em hả mẹ?”. Mẹ đang đếm tiền nên cáu: “Im đi, tao nhầm bây giờ, mà mày bồ với người lớn để làm gì? Để con rể lại là bạn của tao với bố mày hả?”.Tôi hỏi mẹ: “Mẹ này, yêu người nhỏ tuổi hơn thì buồn cười lắm nhỉ?”- “Không biết, sao chẳng bao giờ mày hỏi về yêu người
cùng tuổi thì như thế nào, lúc thì đòi chơi với ông già, lúc thì đòi chơi với trẻ con!”.(Truyện trẻ con-45). Qua lời đối thoại chúng ta hiểu được nét tâm lý và quan điểm của từng nhân vật. Hai người mẹ thể hiện sự nghiêm khắc thái quá, họ sống thực tế và thường không tin vào những trò yêu đương trẻ con vớ vẩn. Song, cả hai người mẹ chưa thực sự tỏ ra hiểu diễn biến tâm lý con trẻ để phân tích cho con cái hiểu được những gì nên và không nên làm. Người cha tỏ ra điềm đạm, chín chắn hơn trong suy nghĩ. Còn với nhân vật tôi trong hai câu chuyện, qua lời thoại cho thấy lối suy nghĩ giản đơn, nông cạn, thể hiện lối sống cá nhân, bất cần. Lối sống ấy chúng ta còn bắt gặp rất nhiều trong những truyện ngắn về tình yêu của Phan Thị Vàng Anh. “Mẹ tôi hỏi: “Sao em lại có thể chịu đựng được cảnh một gà hai mề thế hả Xuyên?”. Cô ngồi băm thịt như chém vào mặt thớt, cười nhạt: “Nó có phải là chồng em đâu, chơi cho vui vậy thôi. Đi với ai cũng được, ngủ với ai cũng được, em không quan tâm!”. Mẹ tôi lí nhí: “Đừng có đùa, em! Rồi khó dứt ra lắm!”…Bố tôi kết luận: “Con điên! Điên như nó không chết trước cũng chết sau!”. Mẹ tôi bảo: “Chắc có gì với thằng Vỹ rồi!”.(Khi người ta trẻ- 57). Mẹ em bảo: “Tao nghi lắm. Nó luôn sai hẹn!”… Mẹ em bước vào phòng, dè dặt: “Con có đến cơ quan tìm nó không?”- “Để làm gì?”. Mẹ em giận: “Nó tệ quá!”, em phì cười: “Tệ gì, người ta không yêu, ép sao được!”(Si tình- 60). Hà lẩm bẩm: “Vì tình!”.Tôi hỏi: “Cái gì?”. Nó chỉ về một gốc cây gần bể nước: “Chị Hai”. Chị Hai ngồi đấy, một cái bóng thẳng đuột như một khúc cây trông có vẻ ngây ngô, biếm họa hơn là u uẩn, thơ mộng. Tôi hỏi Hà: “Lâu chưa? Vì ai vậy?”. Nó cười ruồi: “Mấy năm! Thằng cha nào làm bên bệnh viện, không biết. Mà cũng không hẳn vì tình hoàn toàn, xưa kia bả cũng tàng tàng rồi, cái ông quỷ kia chỉ là cái cớ thôi…”.Tôi cười: “Tàng tàng mà cũng có người yêu sao?”. Hà phì cười: “Yêu hồi nào? Bả lên khám bệnh, mê ổng, còn ổng có biết chị Hai tao là ai đâu!...”À thế là điên thật, điên có sẵn. (Đất đỏ- 105). Cứ như thế, ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn
Phan Thị Vàng Anh đứt nối, nhấm nhẳng những ẩn giấu kịch tính và luôn hàm chứa khả năng “phát lộ” nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Vàng Anh có khi là những quan niệm của lớp người trẻ tuổi về thế hệ đi trước và ngược lại. “Mẹ lẩm bẩm: Chiến tranh đâu như thế này!”. Tôi nói: “Mẹ đọc văn đi!”. Mẹ hỏi thế lớp con đã đọc hết chưa, tôi phì cười: “Có những đứa mở ra thấy súng bắn đạn nổ là trả lại!”. Mẹ có vẻ buồn bã: “Còn những đứa chịu nghe súng bắn đạn nổ thì lại nghe sai!”...Tôi bảo, thế thì những người biết đúng về chiến tranh như mẹ thì viết đi, và viết hay vào, thật vào rồi lớp con sẽ chuyền tay nhau, chúng con lớn rồi…Tôi gợi ý: “Hay mẹ ghi lại sự kiện, chị Túy con sẽ chuyển thành văn”. Mẹ gạt con mèo xuống bàn cười to: “Để rồi chị mày sẽ nhìn tất cả những chuyện hôm qua theo cái cách giễu cợt hôm nay hả?”. Mưa chắc sẽ rất to, tôi cản mẹ thôi đừng đi họp hưu trí. Mẹ bảo: “Không được đâu, một tháng có một lần!”. Tôi cười: “Một lần! Các cụ họp chỉ bàn chuyện chôn nhau sao cho tình nghĩa!”. Mẹ có vẻ giận, bảo tôi bớt ác mồm đi. Tôi nói: “Con không muốn mẹ đi, mẹ chưa đến nỗi già quá thế mà lần nào mẹ về con cũng thấy sọm lại, lần nào hỏi họp gì, mẹ cũng cười nhạo ông trưởng ấp toàn bàn chuyện ma chay, hậu sự…”. Mẹ vẫn thay áo, bảo: “Con chưa hiểu, đó là thế giới người già. Một tháng một lần bàn bạc với nhau là đủ an tâm khi mình chết đi, con cái không làm thì cũng có hội mình lo cho cẩn thận”. Tôi cười: “Thế nữa!...Thôi mẹ đi đi”. Mẹ vừa đi, chị Túy sang, chị nói: “Mày cản mẹ làm gì, để mẹ thích gì thì cứ làm, mẹ có kể chuyện “ngày xưa” thì chịu khó nghe, còn chuyện chính trị, chính em thì thôi, đừng có đem ra mà cãi với cụ”.(Mưa rơi-100,101,102). Có sự khác biệt rò nét trong suy nghĩ và cách nhìn nhận giữa hai thế hệ, người già họ nghi ngờ và tỏ ra không tin tưởng lớp trẻ. Họ cho rằng những người trẻ tuổi bây giờ chỉ nhìn vào thực tế mà không nghĩ đến những gì đã qua, dù đó là một thời kì lịch sử đáng trân trọng,trong khi đó những người của thế hệ trước còn sót lại chính là nhân chứng sống có nghĩa
vụ phải giữ gìn truyền thống quí báu. Hơn nữa, người già bao giờ cũng có vốn sống và bề dày kinh nghiệm hơn lớp trẻ, cho nên coi thường suy nghĩ của họ chính là đang giễu nhại những gì đã qua. Đối với lớp trẻ, họ phản ứng ra mặt trước những hủ tục, lễ nghi mà họ cho là rườm rà, phức tạp. Trong truyện ngắn “Hoài cổ” ta thấy một đám người mới luẩn quẩn ở vòng ngoài đợi xem hát bội. Lữ chồm người qua: “Bác và chị Tương ở lại coi hát bội, mình có ở lại không?”. Tôi gật đầu. Lữ ngồi quay lại, chán chường: “Lại ư ử, ư ử, chẳng nghe được gì cả!” rồi hỏi nhỏ: “Ra ngoài kia chơi không?”. Tôi cương quyết: “Không!”… Lữ càng chán tợn, tôi áy náy, hỏi: “Ra ngoài thì không được rồi, bác Mãi giận chết. Làm gì cho vui bây giờ?”. Lữ bảo: “Đưa bàn chân đay!”. Tôi bỏ dép ra, đặt bàn chân mình lên bàn chân Lữ, thấy nó lạnh toát và vững chãi như một cái thớt đá. Anh bồi tế lại ngân nga: “Cúc cung bái”. Rồi tôi nhìn quanh, có lẽ không ai phát hiện ra cái trò này, những ngón chân Lữ bắt đầu ngo ngoe sau gót chân tôi, mẹ tôi với sang: “Cháu xem lâu có buồn không?”. Lữ vờ chống cằm cười: “Dạ, không!”…Rồi bà cụ têm một miếng trầu, tôi muốn xin một miếng thử, rồi lại thôi. “Đó là một dạng chewing-gum!”, Lữ nhận xét…Tôi nói nhỏ: “Đổi cái chân nhé, chân này tê bại rồi!”. Lữ cười: “Không có nó, không biết làm sao đi hết được buổi lễ này, buồn quá!”.(Hoài cổ-47,48,49).
Nhìn chung, ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh rất tự nhiên, gần gũi như chính hiện thực đời sống. Các nhân vật như đang hành động, nói năng ngay trước mắt người đọc, nhà văn đưa nguyên lời nói của con người ngoài đời vào trong tác phẩm để người đọc nhìn nhận, phán xét theo cách hiểu của mình.
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại
Nếu như ngôn ngữ đối thoại phục vụ đắc lực cho sự nhìn nhận cũng như quan điểm về cuộc sống của nhà văn thì ngôn ngữ độc thoại lại góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm lý, số phận nhân vật. Trong truyện ngắn Phan Thị